Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrường không xét tuyển thí sinh thấp lùn: Bộ GD-ĐT yêu cầu...

Trường không xét tuyển thí sinh thấp lùn: Bộ GD-ĐT yêu cầu rà soát tiêu chí tuyển sinh


Thí sinh đo chiều cao khi tham gia buổi phỏng vấn EQ đầu tiên tại Trường Quản trị và Kinh doanh năm 2024 - Ảnh: HSB

Thí sinh đo chiều cao khi tham gia buổi phỏng vấn EQ đầu tiên tại Trường Quản trị và Kinh doanh năm 2024 – Ảnh: HSB

Chiều 6-6, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi Đại học Quốc gia Hà Nội về việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ đã nhận được kiến nghị của một số cá nhân và phản ánh trên một số phương tiện truyền thông về công tác xét tuyển đại học năm 2024 của Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có một số tiêu chí và điều kiện xét đến đặc điểm cá nhân về chiều cao và thị lực.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội khẩn trương chỉ đạo Trường Quản trị và Kinh doanh nghiêm túc rà soát các tiêu chí và điều kiện xét tuyển của nhà trường trong đề án tuyển sinh đại học năm 2024 theo quy định tại điều 4 về nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh của quy chế.

“Để bảo đảm công bằng đối với thí sinh về cơ hội dự tuyển, nhà trường phải tuân thủ và bảo đảm không để thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công anBộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém”, công văn nêu rõ.

Điều 13, Luật Giáo dục nêu rõ quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như sau:

1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

2. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.

3. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

Xét tuyển dựa vào chiều cao không có cơ sở khoa học

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), cho hay việc chọn ngoại hình để tuyển sinh có thể áp dụng cho một số lĩnh vực đòi hỏi có chiều cao và thể lực tốt như khối công an, quân đội.

Theo ông Vinh, việc tuyển sinh mà lựa chọn chiều cao như Trường Quản trị và Kinh doanh là không có cơ sở khoa học.

“Không có nghiên cứu khoa học nào khẳng định rằng chiều cao là một yếu tố quyết định thành công trong lĩnh vực quản trị và kinh doanh.

Ví dụ, tỉ phú Jack Ma, người sáng lập Alibaba, chỉ cao khoảng 1m53 nhưng đã trở thành một trong những doanh nhân thành công nhất thế giới nhờ vào sự kiên trì, tầm nhìn và khả năng lãnh đạo xuất sắc”, ông Vinh dẫn chứng.

Theo ông Vinh, điều kiện xét tuyển dựa trên chiều cao có thể bị xem là không công bằng và vi phạm nguyên tắc bình đẳng cơ hội trong giáo dục. Chính sách này có thể loại bỏ nhiều thí sinh có năng lực và tài năng đáng kể chỉ vì họ không đạt yêu cầu về chiều cao.

Ngoài ra, chính sách này có thể tạo ra sự bất bình đẳng giới, vì chiều cao trung bình của nam và nữ có sự chênh lệch tự nhiên. Điều này không chỉ gây thiệt thòi cho các thí sinh mà còn làm giảm cơ hội tìm kiếm và phát triển những tài năng thực sự cho ngành học và cho xã hội.

“Chính sách này còn sai cả sứ mệnh của giáo dục là tập trung vào việc phát triển toàn diện các kỹ năng và năng lực cần thiết cho sinh viên, thay vì chú trọng vào những yếu tố bên ngoài như chiều cao.

Một nhà lãnh đạo giỏi không phải là người cao nhất trong phòng, mà là người có khả năng truyền cảm hứng, đưa ra quyết định sáng suốt và lãnh đạo đội ngũ một cách hiệu quả.

Hơn nữa không ai học xong ngành quản trị kinh doanh đều có thể làm lãnh đạo quản lý cả, tạo ra sự ngộ nhận cho sinh viên.

Đây cũng có thể là một chiêu trò marketing để tạo ra tình huống “hàng hiếm”, nó có thể gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ công chúng và ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một trường đại học danh tiếng cần phải giữ gìn các tiêu chuẩn đạo đức và giáo dục cao, thay vì sử dụng những chiêu trò tiếp thị gây tranh cãi”, ông Vinh nói.



Nguồn: https://tuoitre.vn/truong-khong-xet-tuyen-thi-sinh-thap-lun-bo-gd-dt-yeu-cau-ra-soat-tieu-chi-tuyen-sinh-20240606183522659.htm

Cùng chủ đề

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức trở thành Đại học Kinh tế Quốc dân

Hôm nay (15/11), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân.

V-SAT không phải là bài thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định không có chủ trương giao Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng bài thi V-SAT để các trường sử dụng chung trong công tác tuyển sinh đại học. ...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo dục thủ đô hướng tới công dân thanh lịch, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, giáo dục thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, tạo nên những công dân có kỹ năng khoa học công nghệ, văn minh thanh lịch thời đại số, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ. ...

Chủ động việc dạy và học phù hợp đề thi tham khảo

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo của 10 môn văn hóa và 7 môn ngoại ngữ sớm hơn gần 5 tháng so với các năm học trước tạo điều kiện thuận lợi, giúp các nhà trường chủ động trong quá trình dạy học và...

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về tình trạng thiếu giáo viên

(NLĐO)- Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng dự thảo Luật Nhà giáo phải giải quyết được vấn đề thiếu giáo viên hiện nay ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP.HCM hoàn thành hải trình mang tình yêu đến biển đảo tây nam Tổ quốc

Sáng 16-11, đoàn đại biểu TP.HCM đã về đến cảng Lữ đoàn 125 hải quân (TP Thủ Đức, TP.HCM), khép lại hành trình hướng về biển đảo phía tây nam của Tổ quốc. Ông Lộc nêu rõ trong những năm qua TP.HCM đã có...

Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội kỷ niệm 50 năm ngày tuyền thống

Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhắn nhủ sinh viên "tương lai của nhà trường phụ thuộc vào sự cống hiến và khát vọng của các bạn sinh viên", đồng thời gửi lời tri ân tới các thế hệ giáo chức đã cống hiến. ...

Hai vị khách treo cờ Việt Nam tại Paris thăm trẻ mồ côi, khuyết tật: ‘Rất thương các em’

Chiều 16-11, hai người treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Paris đã đến thăm, tặng quà Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp người khuyết tật và trẻ mồ côi tại huyện Hóc Môn, TP.HCM. Trong mắt họ,...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập. Hội thảo "Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải...

Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng nhận giải thưởng Ramon Magsaysay danh giá

Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng vừa được trao giải thưởng Ramon Magsaysay, được coi như Nobel châu Á. Bà là một trong năm chủ nhân của mùa giải năm 2024.   Bà Cecilia L. Lazaro và ông Ramon B. Magsaysay Jr. trao giải thưởng Ramon Magsaysay cho giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Ảnh: T.T.D. Tối 16-11, giải thưởng Ramon Magsaysay lần thứ 66 đã được trao cho các cá nhân, tập thể tại Nhà hát Metropolitan ở thủ đô...

Bài đọc nhiều

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM sử dụng ChatGPT để học tập

AI, ChatGPT mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới trong lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục, đặc biệt là trong giảng dạy ngôn ngữ. Đây là những nội dung thảo luận chính trong hội thảo "Nghiên cứu và giảng dạy ngôn...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

GS.NGND Đoàn Quỳnh qua đời

GS.NGND Đoàn Quỳnh - một nhà trí thức uyên bác, tài hoa, am hiểu nhiều lĩnh vực toán học và giáo dục toán học đã qua đời vào hồi 14h25 ngày 12/11. GS Đoàn Quỳnh là một trí thức thuần túy; dù bắt gặp ông trong khoảnh khắc nào, ta đều thấy toát lên cốt cách của một người trí thức. Ông thuộc về số rất ít những ngoại lệ của các “định luật số đông” mỗi người diễn nhiều...

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cùng chuyên mục

Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội kỷ niệm 50 năm ngày tuyền thống

Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhắn nhủ sinh viên "tương lai của nhà trường phụ thuộc vào sự cống hiến và khát vọng của các bạn sinh viên", đồng thời gửi lời tri ân tới các thế hệ giáo chức đã cống hiến. ...

Hơn 4.000 thí sinh ở TP HCM tranh tài giải toán quốc tế

(NLĐO) - ELMO là cuộc thi Olympic toán học quốc tế được tổ chức hàng năm. Khi tham gia cuộc thi, học sinh Việt Nam sẽ thi đấu với hơn 60.000 thí sinh quốc tế. ...

Đại học Đà Nẵng có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đại học Đà Nẵng được kỳ vọng là một trong những trung tâm đào tạo đại học lớn của cả nước, có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,

Một bệnh viện đón 11 trường, sinh viên y khoa thực tập kiểu gì?

Các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo y học bày tỏ sự lo ngại về chất lượng đào tạo y khoa trước tình trạng nhiều bệnh viện hiện nay phải đón quá nhiều sinh viên đến thực hành. ...

Các nhà giáo phải không ngừng đổi mới sáng tạo, luôn nỗ lực hết mình

Ngày 16/11, Trường Đại học (ĐH) Lâm nghiệp đã tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1964-2024). Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm. Cùng dự sự kiện có lãnh đạo nhiều bộ,...

Mới nhất

Năng lượng sạch- nền tảng phát triển bền vững của tỉnh Long An

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến và đầu tư tại Vương quốc Bỉ từ ngày 15/11 đến ngày 16/11, đoàn công tác tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được dẫn đầu đã đến làm việc và nghiên cứu mô hình công nghệ năng lượng tại Tập đoàn John Cockerill. Đoàn đã làm...

Chuyên gia Trung Quốc ca ngợi bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm

(ĐCSVN) - Chuyên gia tin rằng trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam, văn hóa tiết kiệm sẽ tiếp tục lan tỏa trong toàn xã hội, và việc xây dựng mô hình xã hội tiết kiệm tiếp tục đạt được kết quả thực chất. Trả lời phóng viên TTXVN tại Trung Quốc về bài viết “Chống lãng phí”...

Hơn 4.000 thí sinh ở TP HCM tranh tài giải toán quốc tế

(NLĐO) - ELMO là cuộc thi Olympic toán học quốc tế được tổ chức hàng năm. Khi tham gia cuộc thi, học sinh Việt Nam sẽ...

Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành của Hòa Bình nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt

Tối 16/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành, khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tham dự và phát biểu chỉ đạo sự kiện.

Mới nhất