Trang chủEnterpriseTổng công ty đường sắt Việt NamĐề xuất 28 cơ chế đột phá để hoàn thành 183km metro

Đề xuất 28 cơ chế đột phá để hoàn thành 183km metro


Ngày 4/6, thông tin từ UBND TP.HCM cho biết, đơn vị này vừa có tờ trình gửi Ban cán sự đảng UBND TP về Đề án phát triển Hệ thống Đường sắt đô thị TP.HCM theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị.

Theo đó, UBND TP xác định, đường sắt đô thị là trục “xương sống” của hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của thành phố. Đến năm 2035, TP.HCM sẽ hoàn thành 6 tuyến đường sắt với chiều dài khoảng 183km đường sắt đô thị (loại hình vận tải hành khách khối lượng lớn, tần suất cao). 

TP.HCM: Đề xuất 28 cơ chế đột phá để hoàn thành 183km metro- Ảnh 1.

TP.HCM đề xuất 28 cơ chế chính sách đột phá để hoàn thành 510km metro đến năm 2060.

Đến năm 2045 dự kiến xây dựng thêm khoảng 168km để hoàn thiện 7 tuyến đường sắt đô thị, nâng tổng chiều dài đường sắt đô thị lên khoảng 351km.

Đến năm 2060, xây dựng hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị số 8, 9, 10, nâng tổng chiều dài đường sắt đô thị lên khoảng 510km.

UBND TP cho biết, để đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư phát triển mạng lưới đường sắt đô thị, cần phải xây dựng và trình cấp thẩm quyền cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội mang tính đột phá. 

Qua trao đổi với các cơ quan chuyên môn của Bộ GTVT, Tổ công tác xây dựng “Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị”, thành phố đã hoàn thiện các nhóm cơ chế chính sách trong đề án gồm 6 nhóm với 28 cơ chế; trong đó có 17 cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội và 11 cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của chính phủ.

Các nhóm cơ chế chính sách này gồm: nhóm về quy hoạch; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; huy động nguồn vốn; trình tự, thủ tục, thẩm quyền đầu tư xây dựng và triển khai dự án; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ; tổ chức quản lý, khai thác.

TP.HCM: Đề xuất 28 cơ chế đột phá để hoàn thành 183km metro- Ảnh 2.

TP.HCM có nhiều đề xuất đột phá để xây dựng 10 tuyến metro đến năm 2060.

Trong đó, ở nhóm cơ chế về trình tự, thủ tục, thẩm quyền đầu tư xây dựng và triển khai dự án thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, UBND đề xuất, cho phép TP.HCM căn cứ đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 hoặc quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được cấp thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để HĐND TP quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị.

Đồng thời, cho phép UBND TP quyết định đầu tư dự án đường sắt đô thị; quyết định đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 

Trình tự lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án được thực hiện tương tự như dự án nhóm A theo quy định pháp luật về đầu tư công.

Ở nhóm cơ chế về huy động nguồn vốn (cơ chế 8, thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội), UBND TP đề xuất, cho phép TP.HCM được thu và sử dụng 100% nguồn thu đối với các khoản thu phát sinh từ việc khai thác quỹ đất khu vực vùng phụ cận các nhà ga đường sắt đô thị và các khu vực TOD khác trên địa bàn thành phố để tái đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kết nối với hệ thống đường sắt đô thị.

Đặc biệt, ở cơ chế 9, UBND TP đề xuất, cho phép TP.HCM được vay vốn thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và được quyền quyết định chính sách hấp dẫn về lãi suất cho trái phiếu, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho thành phố vay lại và các hình thức huy động vốn hợp pháp khác. 

Tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp, trường hợp vượt quá 120% thì trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh tăng mức dư nợ vay phù hợp theo thực tế. Trên cơ sở tổng mức dư nợ vay được quy định nêu trên, tổng mức vay và bội chi Ngân sách Thành phố hằng năm được Quốc hội  quyết định đảm bảo đủ nhu cầu nguồn vốn vay trong năm của Thành phố.

Ngoài ra, ở nhóm cơ chế về tổ chức quản lý, khai thác (cơ chế 28, thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ), UBND đề xuất, cho phép TP.HCM thành lập cơ chế  thứ 28 – Cho phép TP.HCM thành lập Tổng công ty Đường sắt đô thị do Thành phố nắm giữ 100% vốn điều lệ, có chức năng huy động vốn, quản lý đầu tư xây dựng và kinh doanh đa ngành để khai thác hiệu quả các tài sản thuộc quản lý của tổng công ty.

Tổng công ty được sử dụng nguồn vốn đầu tư công để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt đô thị đến khi chủ động được nguồn vốn.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/tphcm-de-xuat-28-co-che-dot-pha-de-hoan-thanh-183km-metro-192240604230810306.htm

Cùng chủ đề

Hơn 60 tuyến xe buýt sẵn sàng kết nối 14 ga metro số 1

Với 61 tuyến xe buýt kết nối trực tiếp các quận, huyện đến 14 nhà ga của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận và kết nối với đường sắt đô thị. ...

Giá vé đi tàu metro số 1 theo lượt của TPHCM cao nhất là 20.000 đồng

Giá vé đi tàu metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) ở TPHCM theo lượt có mức thấp nhất 7.000 đồng, cao nhất là 20.000 đồng. Sở GTVT vừa có tờ trình UBND TPHCM về ban hành giá vé dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện trên tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành – Suối Tiên (metro số 1). Tuyến metro số 1 dự kiến khai thác vận hành từ đầu năm 2025....

Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD

UBND TP. Hà Nội và UBND TP. HCM được đề nghị tập trung nguồn lực để rà soát thủ tục, hoàn thiện hồ sơ Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị đến năm 2035 trước ngày 8/11/2024. Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USDUBND TP. Hà Nội và UBND TP. HCM được đề nghị tập trung nguồn lực để rà soát thủ tục, hoàn...

TPHCM sẽ chi 33 tỷ đồng để người dân đi metro miễn phí trong tháng đầu khai thác

Trong tháng đầu tiên tuyến đường sắt đô thị vận hành thương mại, để người dân đi lại miễn phí tàu metro số 1 và 17 tuyến xe buýt kết nối, TPHCM dự chi 33 tỷ đồng. Sở Giao thông vận tải vừa gửi Văn phòng UBND TPHCM dự thảo xây dựng Nghị quyết của HĐND TPHCM về chính sách hỗ trợ người sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và tàu điện, cũng...

TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro

TP.HCM dự kiến ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD để đầu tư 183 km đường sắt đô thị (metro) từ các nguồn vốn trong nước như đấu giá đất, phát hành trái phiếu và từ ngân sách. TP.HCM dự kiến ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD để đầu tư 183 km đường sắt đô thị (metro) từ các nguồn vốn trong nước như đấu giá đất, phát hành trái phiếu và từ ngân sách. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TSMC ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho Trung Quốc

Gã khổng lồ bán dẫn TSMC sẽ ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho các đối tác Trung Quốc từ thứ Hai tuần tới (11/11). ...

Lợi nhuận Đóng tàu Sông Cấm bật tăng mạnh mẽ nhờ loạt dự án mới

Công ty Đóng tàu Sông Cấm dự kiến doanh thu, lợi nhuận năm 2024 vượt kế hoạch hơn 50%. ...

Phà qua sông bị hỏng, dân xã đảo chật vật vào đất liền

Chiếc phà sắt duy nhất để đi vào đất liền bị hỏng khiến hàng nghìn người dân xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) chật vật di chuyển bằng ghe máy. ...

Phân cấp quản lý đường bộ theo nguyên tắc “1 việc, 1 người chịu trách nhiệm”

Sáng 8/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến toàn quốc về rà soát, hoàn thiện dự thảo 4 nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. ...

Ông Nguyễn Văn Phong được phân công làm Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định phân công ông Nguyễn Văn Phong, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội làm Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc

Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn. Tại cuộc tiếp, Chủ tịch CRCC bày tỏ tình cảm gắn bó của CRCC với Việt Nam, cho biết đơn vị tiền thân của tập...

Bí quyết làm đường sắt cao tốc của Đức

Đức tự nghiên cứu, phát triển công nghệ đường sắt tốc độ cao cả về hạ tầng và phương tiện với mục tiêu “nhanh bằng một nửa máy bay, gấp 2 lần ô tô”. Ưu tiên vận tải hành khách, vận tải hàng hóa được bố trí vào ban đêm Nói về những tuyến đường sắt tốc độ cao nổi tiếng thế giới, không thể không nhắc đến thương hiệu nổi tiếng InterCity Express - Tàu tốc hành liên thành phố...

Cẩn trọng, cầu thị khi làm đường sắt tốc độ cao

Chiều muộn 4/11, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 20 để thẩm tra chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. ...

Trải nghiệm tàu hoả “5 sao” tại Việt Nam: dịch vụ cao cấp, phòng chờ VIP, ghế xoay 180 độ

Tiếp nối thành công của tàu chất lượng cao Hà Nội – Đà Nẵng (SE19/20), Ngày 27/4/2024, tại Ga Sài Gòn, ngành đường sắt đã tổ chức Lễ ra mắt đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn – Đà Nẵng) với nhiều tiện ích hiện đại, sang trọng và dịch vụ cao cấp. Được Tổng công ty chọn lựa từ những toa xe có chất lượng tốt nhất để đưa vào nâng cấp và cải tạo, tàu SE21/22 sau...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội đến Trùng Khánh

Ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. Đây là một trong những hoạt động trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc. Cảng cạn Trùng Khánh có 7 chức năng lớn gồm vận chuyển, lưu trữ...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội đến Trùng Khánh

Ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. Đây là một trong những hoạt động trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc. Cảng cạn Trùng Khánh có 7 chức năng lớn gồm vận chuyển, lưu trữ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc

Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn. Tại cuộc tiếp, Chủ tịch CRCC bày tỏ tình cảm gắn bó của CRCC với Việt Nam, cho biết đơn vị tiền thân của tập...

Bí quyết làm đường sắt cao tốc của Đức

Đức tự nghiên cứu, phát triển công nghệ đường sắt tốc độ cao cả về hạ tầng và phương tiện với mục tiêu “nhanh bằng một nửa máy bay, gấp 2 lần ô tô”. Ưu tiên vận tải hành khách, vận tải hàng hóa được bố trí vào ban đêm Nói về những tuyến đường sắt tốc độ cao nổi tiếng thế giới, không thể không nhắc đến thương hiệu nổi tiếng InterCity Express - Tàu tốc hành liên thành phố...

Cẩn trọng, cầu thị khi làm đường sắt tốc độ cao

Chiều muộn 4/11, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 20 để thẩm tra chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. ...

2 lần trả lại tài sản cho khách nước ngoài trong một ngày

Hôm nay (04/11/2024), tiếp viên đường sắt đã trả lại tài sản cho 2 trường hợp khách nước ngoài để quên tài sản trên tàu. Cụ thể: Sáng nay, Trưởng tàu SP4 Phạm Quang Chiến vừa trao trả lại tài sản cho vị khách nước ngoài tại ga Hà Nội. Được biết, hành khách mua riêng 1 khoang giường nằm, sau khi xuống tàu đã để quên 1 ba lô màu đen. Bên trong gồm 01 quyển hộ chiếu, 01...

Mới nhất

Giá vàng giảm, vàng nhẫn từ chỗ khan hiếm lại dồi dào

Giá vàng tăng giảm loạn xạ khiến người nắm giữ vàng chọn giải pháp an toàn là bán ra. Nguồn cung vàng trên thị trường lại trở nên dồi dào. ...

6.000 “chiến binh Rồng” tham gia giải Marathon – Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam

6.000 “chiến binh Rồng” tham gia giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam Giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam thu hút sự tham gia của khoảng 6.000 vận động viên - những “chiến binh Rồng” đích thực (Ảnh minh họa) Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du tịch tỉnh Cà Mau,...

Nghiên cứu, phát triển và quản lý thuốc bảo vệ thực vật xanh, an toàn

(ĐCSVN) - Những năm gần đây, nhờ các chương trình đào tạo, tập huấn của các ngành chức năng, doanh nghiệp, nhận thức của người nông dân về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng được nâng cao. Trên cơ sở đó, bà con sử dụng đúng cách thuốc (đúng đối tượng), đúng liều lượng, đúng thời...

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

(ĐCSVN) - Với lịch hoạt động dày đặc, liên tục trong 3 ngày rưỡi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên Đoàn đã khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp xây dựng tiểu vùng Mekong, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Mới nhất