Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMở học kỳ hè, rút ngắn thời gian học ĐH

Mở học kỳ hè, rút ngắn thời gian học ĐH


NHIỀU TRƯỜNG CHUYỂN TỪ 2 HỌC KỲ SANG 3 HỌC KỲ/NĂM

Trước năm 2021, việc tổ chức đào tạo của các trường ĐH thực hiện theo Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ với mỗi năm có 2 học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Ngoài 2 học kỳ chính, hiệu trưởng các trường xem xét quyết định tổ chức thêm một học kỳ phụ để sinh viên (SV) có điều kiện được học lại, học bù hoặc học vượt. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi.

Tuy nhiên, quy chế đào tạo trình độ ĐH năm 2021 quy định mỗi năm có 2 hoặc 3 học kỳ chính với tổng số tối thiểu 30 tuần lên lớp. Ngoài các học kỳ chính, cơ sở đào tạo có thể tổ chức thêm học kỳ phụ. Từ quy định này, nhiều trường ĐH đã tổ chức lại chương trình đào tạo, thay vì chỉ có 2 học kỳ chính như trước đây thì chuyển thành 3 học kỳ chính, và thay vì nghỉ hè 8 – 12 tuần thì SV sẽ chỉ còn nghỉ hè khoảng 2 tuần, hoặc có thời gian nghỉ khoảng 1 tuần giữa các học kỳ tùy vào kế hoạch học tập của mỗi trường.

Mở học kỳ hè, rút ngắn thời gian học ĐH- Ảnh 1.

Sinh viên sẽ tận dụng được thời gian nghỉ hè để học và tham gia thị trường lao động chỉ sau 3 – 3 năm rưỡi

TS Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho biết: “Từ năm học 2022 – 2023, một năm học có khoảng 52 tuần thì trường chia làm 3 học kỳ. Đến năm học 2023 – 2024, trường chia thành 3 học kỳ gồm 2 học kỳ dài và một học kỳ ngắn. Tháng 8 là tháng kết thúc mọi hoạt động học tập của SV để chuẩn bị cho năm học mới. Như vậy khoảng thời gian chuyển tiếp giữa 2 năm học là 1 tháng. Cách tổ chức này giúp các khoa bố trí các học phần có tính chất đặc thù một cách phù hợp nhằm giúp người học sắp xếp kế hoạch học tập một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, những SV có tiến độ học tập lệch so với lộ trình đào tạo chuẩn (học vượt, học trả nợ) có thể tận dụng học kỳ 3 này để ưu tiên thực hiện kế hoạch học tập phù hợp”.

Tại Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, từ khóa 2021, trường cũng tổ chức giảng dạy 3 học kỳ/năm học. Năm thứ nhất, SV chưa quen với môi trường ĐH nên học kỳ 3 chỉ học giáo dục quốc phòng. Vào năm 2 và năm 3, SV sẽ được học 3 học kỳ/năm. Mỗi học kỳ gồm 12 tuần học và 2 – 3 tuần thi. SV được nghỉ tết 2 tuần và nghỉ hè 2 tuần. Năm 4, SV chỉ học 1 học kỳ (chủ yếu là đi thực tập và một vài học phần tốt nghiệp), sau đó sẽ được xét tốt nghiệp để ra trường.

Từ năm 2022, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cũng thiết kế chương trình đào tạo một năm học gồm 3 học kỳ thay vì 2 như trước đó. Tuy vậy trường vẫn sắp xếp kế hoạch học tập hợp lý để đảm bảo thời gian cho SV nghỉ tết, nghỉ hè, các ngày nghỉ theo quy định của nhà nước. Việc này được thông báo từ đầu năm học nên SV có thể chủ động cho kế hoạch học tập và kế hoạch cá nhân.

Trong khi đó, Trường ĐH Gia Định bắt đầu áp dụng chương trình đào tạo 3 năm/8 học kỳ từ năm 2018 đến nay, với năm 1, SV học 2 học kỳ, 2 năm còn lại mỗi năm 3 học kỳ. Theo TS Mai Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh – truyền thông của trường, trong thời gian tới, trường chuyển sang hệ thống đào tạo theo tín chỉ nên thời gian học còn có thể rút ngắn hơn nữa nếu SV có lộ trình học tập cụ thể, rõ ràng.

SỚM THAM GIA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Chia sẻ về những thuận lợi khi tổ chức mỗi năm 3 học kỳ, tiến sĩ Võ Văn Tuấn cho rằng khối lượng học tập của mỗi học kỳ trong năm học sẽ được giảm tải do số học phần của năm học được phân bổ cho 3 học kỳ thay vì 2 học kỳ như trước đây.

Tại học kỳ 3, trường sẽ ưu tiên cho các học phần doanh nghiệp, thực tập nghề nghiệp tránh ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo chung với các học phần khác trong cùng một học kỳ. Lợi ích lớn nhất, theo tiến sĩ Tuấn là người học có năng lực học tập tốt có thể hoàn thành chương trình đào tạo và tốt nghiệp sớm.

Mở học kỳ hè, rút ngắn thời gian học ĐH- Ảnh 2.

Nhiều trường tổ chức 3 học kỳ/năm giúp sinh viên rút ngắn thời gian học tập

Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Giám đốc Trung tâm truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng nhận định: “Thời gian đào tạo các ngành cử nhân sẽ được rút ngắn từ 4 năm xuống còn 3 năm rưỡi và SV sẽ tốt nghiệp sớm so với học 2 học kỳ/năm. Nhờ vậy, các em sẽ tăng cơ hội tiếp cận công việc, đơn vị tuyển dụng, sớm tham gia vào thị trường lao động. Ngoài ra, khi chia nhỏ nhiều học kỳ dẫn đến số lượng học phần trong mỗi học kỳ sẽ giảm, SV chủ động hơn trong việc đăng ký học phần và kiểm soát tốt quá trình học các môn học; có thêm thời gian để đăng ký học lại, học vượt khi có nhu cầu. Chưa kể việc này giúp thuận lợi hơn trong việc chuẩn bị học phí”.

Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Vũ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, việc rút ngắn thời gian học tập ĐH là xu thế tất yếu ở VN và nhiều nước. Tuy rút ngắn thời gian học còn 3 năm rưỡi nhưng SV vẫn được trang bị đủ kiến thức, kỹ năng như chương trình học 4 năm.

“Trước đây, do nghỉ hè khá dài nên SV bỏ lỡ một khoảng thời gian quý giá. Rút ngắn thời gian học tập, các SV tốt nghiệp sớm có được việc làm sớm hơn 6 tháng so với trước đây. Theo kết quả học tập của SV khóa 2021 của trường, trong đợt xét tốt nghiệp sắp tới có một số em được cấp bằng cử nhân chỉ sau đúng 3 năm học”, PGS-TS Vũ chia sẻ.

TS Mai Đức Toàn cũng cho hay khảo sát đầu vào 3 năm gần đây cho thấy có đến 65% SV chọn trường là vì thời gian học rút ngắn còn 3 năm. “Trong lúc bạn bè trường khác còn đang nghỉ hè, SV của trường sẽ tận dụng thời gian này để học tập và nhờ thế hoàn thành chương trình sớm hơn, có thêm cơ hội cạnh tranh việc làm cũng như cơ hội học cao hơn trước bạn bè một năm”, TS Toàn nhìn nhận. 

Rèn các kỹ năng để đạt hiệu quả học tập

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng khi học 3 học kỳ/năm học, thời gian được nghỉ giữa các học kỳ trong năm học ít hơn, do đó thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung lưu ý SV cần trang bị một số kỹ năng để đạt kết quả học tập tốt và đảm bảo tiến độ tốt nghiệp. Nhất là kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch dài hạn/ngắn hạn, chọn lọc và sắp xếp thứ tự ưu tiên và kỹ năng chịu áp lực công việc…

“Cân bằng được thời gian nghỉ ngơi và thời gian học tập, giữa việc học tập với những hoạt động ngoại khóa phát triển kỹ năng và năng khiếu cá nhân, giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn không chỉ giúp SV dễ dàng làm chủ quãng đời SV của mình, mà còn có thể xây dựng bản lĩnh, sự tự tin khi bước vào môi trường làm việc thực tế sau khi ra trường”, thạc sĩ Dung cho hay.

Học kỳ phụ cho SV học vượt, cải thiện điểm

Phần lớn các trường ĐH công lập vẫn chưa tổ chức mỗi năm 3 học kỳ mà vẫn giữ 2 học kỳ chính và một học kỳ phụ (học kỳ hè) như các trường: Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, Bách khoa TP.HCM, Ngân hàng TP.HCM, Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Công nghiệp TP.HCM, Công thương TP.HCM, Nông Lâm TP.HCM…

Theo đó, học kỳ phụ này là không bắt buộc. SV có nhu cầu sẽ đăng ký các học phần học chậm tiến độ ở học kỳ chính, hoặc học lại các học phần chưa đạt, hoặc để cải thiện điểm, hay học vượt các học phần có ở học kỳ sau. PGS-TS Nguyễn Văn Thụy, Trưởng phòng Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết hằng năm, học kỳ phụ của trường có khoảng 700 – 800 SV đăng ký học.

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM bắt đầu học kỳ hè từ giữa tháng 6, tổng số lượng SV đăng ký học vượt và cải thiện điểm khoảng 10.000 em.




Nguồn: https://thanhnien.vn/mo-hoc-ky-he-rut-ngan-thoi-gian-hoc-dh-185240603180320481.htm

Cùng chủ đề

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

Sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ nhận bằng cử nhân đào tạo quốc tế

29 sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ được Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Malaysia (MUST) trao bằng cử nhân quản trị kinh doanh thuộc chương trình liên kết đào tạo quốc tế. ...

Chuỗi chương trình ‘Khách mời của Đại học Quốc gia TP.HCM’ khởi động với Ánh Viên, CEO Lê Trí Thông

Sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM có cơ hội giao lưu và học hỏi kinh nghiệm từ những người đã và đang thành công trên nhiều lĩnh vực. ...

Bộ GD-ĐT bỏ cộng điểm nghề khi xét tốt nghiệp THPT

Từ năm 2025, học sinh có giấy chứng nhận nghề được cấp trong thời gian học THPT sẽ không được cộng 1 - 2 điểm khuyến khích khi xét tốt nghiệp THPT như những năm trước. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Mùa đông thêm ấm áp và thời thượng với áo khoác phao

Áo khoác phao có thể nói là một "vũ khí bí mật" giúp chúng ta vượt qua mùa...

Thương hiệu Quốc gia 2024 xướng tên nhãn hàng Vương Bảo

Ngày 4.11.2024, nhãn hàng Vương Bảo của Công ty Dược phẩm Thái Minh vinh dự đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia ngay ở lần tham gia đầu tiên. Đây không chỉ là một danh hiệu, mà còn là minh chứng cho những bước đi đúng đắn, xứng tầm của một thương hiệu lớn.   Để có được danh hiệu này, Dược phẩm Thái Minh đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của chương trình Thương hiệu Quốc gia, bao...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

Mới nhất

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận phản ánh một số quy định mới về môi trường, đất đai ban hành đã tác động, thay đổi đến việc giải quyết thủ tục đầu tư cần được quan tâm, tháo gỡ. Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệpDoanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận...

Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. ...

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Online Friday 2024 đang đến gần

Với tinh thần tự hào và thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt, sự kiện hứa hẹn sẽ khuấy động mạnh mẽ thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào dịp cuối năm. Đây là dịp không thể bỏ lỡ cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp khi có thể trải nghiệm hàng ngàn ưu đãi từ những...

Mới nhất