Trang chủNewsNhân quyềnBảo vệ người chưa thành niên trên không gian mạng

Bảo vệ người chưa thành niên trên không gian mạng

Với sự phát triển của công nghệ, Internet và mạng xã hội, giới trẻ, trong đó có người chưa thành niên đã trở thành công dân số từ rất sớm ở Việt Nam.

Việc tiếp cận Internet, mạng xã hội quá mức và thiếu kiểm soát sẽ làm gia tăng tỷ lệ người chưa thành niên gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý, thậm chí bị tấn công, xâm hại, dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc tham gia vào hoạt động vi phạm pháp luật. Thách thức lớn không chỉ là loại bỏ hoàn toàn nội dung độc hại khỏi môi trường số, mà còn cần tập trung vào việc bảo vệ trẻ, người chưa thành niên khỏi những “bẫy” trực tuyến.

Bảo vệ người chưa thành niên trên không gian mạng
Việc tiếp cận Internet, mạng xã hội quá mức và thiếu kiểm soát sẽ làm gia tăng tỷ lệ người chưa thành niên gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý…

Nguy cơ, thách thức từ không gian mạng

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 16 thế giới về tỷ lệ người sử dụng Internet, với hơn 70 triệu tài khoản mạng xã hội được đăng ký, trong đó, 1/3 là người chưa thành niên. Điều này đồng nghĩa với việc người chưa thành niên phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, đặt ra những thách thức không hề nhỏ trong công tác bảo vệ nhóm người này trên không gian mạng.

Người chưa thành niên có khả năng nhận thức, tiếp cận nhanh chóng, dễ thích nghi với những thay đổi của Internet và mạng xã hội, nhưng cũng dễ bị tổn thương bởi các mạng xã hội chưa có đủ cơ chế để bảo đảm an toàn cho đối tượng này trên không gian mạng.

Đáng chú ý, đây là lứa tuổi đang ở giai đoạn dậy thì nên không ổn định về mặt tâm lý và sinh lý, cùng với sự phát triển chưa hoàn chỉnh của nhân cách, thường có xu hướng muốn chứng minh bản thân, bộc lộ tính cách mạnh mẽ nhưng thiếu suy nghĩ, sẵn sàng mạo hiểm, thử thách.

Điều này càng trở nên phức tạp khi hiểu biết pháp luật và kiến thức về đời sống xã hội còn hạn chế, thậm chí sai lệch, khiến người chưa thành niên dễ trở thành nạn nhân của bắt nạt trực tuyến, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, thậm chí là mua bán người…

Với tính tò mò, nguy cơ bị xâm hại tình dục qua mạng ở người chưa thành niên là vô cùng lớn. Thông qua mạng xã hội, Internet, các đối tượng tiến hành quấy rối tình dục, dụ dỗ, lôi kéo, dọa nạt…, nếu không được trang bị kỹ năng tự bảo vệ, người chưa thành niên dễ tham gia vào các hoạt động mại dâm, thậm chí là bán dâm.

Có thể kể đến vụ việc của em A, 17 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh đã trở thành nạn nhân của một kẻ có hành vi biến thái trên mạng xã hội. Thông qua nhóm “mua bán truyện tranh”, tài khoản Facebook Nhi Trần đã liên hệ để mua truyện tranh của A. Tuy nhiên, A cho biết: “Người đó bảo em gọi video để kiểm tra chất lượng truyện. Hai lần đầu gọi thì do mạng yếu, đến lần thứ ba người đó quay bộ phận nhạy cảm của mình”; “Sau đó em tìm hiểu thì biết tài khoản này đã nhiều lần tấn công các bạn trong nhóm với phương thức tương tự”.

Trên mạng xã hội có vô số thông tin, hình ảnh nội dung xấu, độc tác động, làm lệch chuẩn về hành vi, nhân cách sống của thanh thiếu niên, dẫn tới các hậu quả khó lường. Đó là những thông tin mang nội dung đồi trụy, bạo lực, tuyên truyền lối sống lệch lạc, thậm chí là các hành vi phạm tội, chống đối xã hội…

Một thực tế đáng suy ngẫm, nhiều trẻ em, người chưa thành niên hiện nay đang cổ xuý cho những “giang hồ mạng”, bắt chước lối sống không chuẩn mực, lan toả những hành vi sai lệch trên mạng xã hội. Thậm chí nhiều em còn bày tỏ nguyện vọng muốn làm “đệ tử” của các giang hồ mạng.

Bảo vệ người chưa thành niên trên không gian mạng
Cha mẹ nên làm gì để bảo vệ con trước những hiểm nguy trên mạng xã hội?

Tiến sĩ Tạ Thị Thảo, Phó Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên cho biết: “Một số đối tượng có ảnh hưởng trên mạng xã hội như Phú Lê, Huấn Hoa Hồng, Khá Bảnh, đây là một hiện tượng thần tượng mạng lệch lạc. Khi những đối tượng này có những video chứa những hình ảnh phản cảm, bạo lực, lời nói tục tĩu nhưng đối tượng xem chủ yếu là giới trẻ, gây ra những nhận thức sai lệch về tâm lý, hành vi lệch chuẩn của giới trẻ trong cuộc sống hàng ngày”.

Bạo lực là nguy cơ không hề nhỏ đối với người chưa thành niên; là thách thức lớn đối với cơ quan chức năng, gia đình và nhà trường trong việc bảo vệ nhóm người này trên không gian mạng. Nguy hại hơn, bạo lực mạng, nhất là bạo lực ngôn từ và trào lưu tẩy chay có thể giết chết một con người về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ở lứa tuổi này, người chưa thành niên chưa có nhận thức, quan điểm rõ ràng về các vấn đề của xã hội, dễ bị ảnh hưởng bởi các cảm xúc tiêu cực, lời lêu gọi và trở thành “đồng phạm” của trào lưu tẩy chay trên mạng.

Hiện tượng này không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển lành mạnh của giới trẻ, mà còn làm tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe tinh thần như lo âu, trầm cảm và thậm chí là suy nghĩ tự tử. Nghiên cứu năm 2020 của Tổ chức Plan International cho thấy tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trên mạng tăng từ 12% vào năm 2016 lên 18% vào năm 2020; hơn 50% trẻ em vị thành niên tại Việt Nam bị bắt nạt trực tuyến.

Người chưa thành niên thích chia sẻ những thông tin “lạ”, “độc”. Tuy nhiên, nhận thức chính trị chưa đủ chín các em dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin tiêu cực, xấu độc; thậm chí, phát ngôn thù địch, bịa đặt, kỳ thị dân tộc, tôn giáo, giới tính; hình thành quan điểm tiêu cực, chống đối xã hội, pháp luật… Lợi dụng đặc điểm tâm lý này, các đối tượng thù địch, phản động ra sức tuyên truyền làm tha hoá, băng hoại lực lượng dự bị hùng hậu của Đảng.

Theo thống kê của Bộ Công an, số tội phạm ở độ tuổi chưa thành niên đang có dấu hiệu gia tăng; trung bình mỗi năm, cả nước có khoảng 13.000 trường hợp người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Tội phạm là người dưới 18 tuổi ngày càng trẻ hóa. Nguy hiểm hơn những hành vi vi phạm pháp luật này còn được các đối tượng đăng tải trên các trang mạng xã hội, coi đó như những chiến tích để khoe khoang, thách thức pháp luật.

Trong môi trường số, tội phạm mạng ngày càng sử dụng những chiến thuật tinh vi để lừa đảo, bắt nạt và lạm dụng người chưa thành niên. Một trong những phương thức phổ biến là thông qua các trang web email và tin nhắn giả mạo, mạng xã hội như Zalo, Facebook… lan truyền thông tin độc hại, thu thập thông tin; lừa trẻ tải phần mềm độc hại về máy, giả mạo danh tính trên mạng xã hội để tiếp cận, lừa đảo. Đồng thời, việc thiếu kiến thức về an toàn số và cách bảo vệ bản thân, từ việc giữ bí mật thông tin cá nhân đến nhận biết các hành vi lừa đảo trực tuyến, càng khiến người chưa thành niên dễ trở thành nạn nhân.

Với việc dành phần lớn thời gian hàng ngày để học tập và giải trí qua mạng, các em đang ngày càng bị cuốn vào thế giới số, làm giảm dần sự tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và tương tác trực tiếp với xã hội xung quanh. Điều này không chỉ hạn chế khả năng phát triển các kỹ năng xã hội và thể chất của trẻ, mà còn tạo điều kiện cho sự tiếp xúc với những nội dung tiêu cực trên Internet, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của tâm hồn và nhận thức.

Theo khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong 3 tháng đầu năm 2023 có 89% trẻ em truy cập và sử dụng Internet, 87% trong số đó sử dụng Internet hàng ngày. Ngoài thời gian dành cho việc học, trung bình trẻ em sử dụng từ 5 – 7 tiếng/ngày vào mạng xã hội. Trong khi đó, theo khuyến cáo của các tổ chức y tế thì trẻ em chỉ nên truy cập mạng từ 2-3 tiếng/ngày.

Bảo vệ người chưa thành niên trên không gian mạng

Để bảo vệ người chưa thành niên trước những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội, cần quan tâm thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thứ nhất, giáo dục và nâng cao nhận thức toàn diện. Phát triển và triển khai các chương trình giáo dục về an toàn mạng trong trường học và cộng đồng, cung cấp kiến thức cập nhật về các nguy cơ trực tuyến như bạo lực mạng, lừa đảo trực tuyến, và cách bảo vệ thông tin cá nhân.

Đồng thời, tổ chức các chiến dịch truyền thông rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng Internet an toàn và có trách nhiệm cho người chưa thành niên. Bằng cách học cách nhận diện thông tin đúng và sai trên mạng, cùng với biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân, các em sẽ tự tin và an toàn hơn khi online.

Thứ hai, việc gia tăng sự giám sát của phụ huynh đối với hoạt động trực tuyến của con cái là hết sức quan trọng. Áp dụng công cụ kiểm soát và xây dựng một bộ quy tắc sử dụng Internet cụ thể cho gia đình có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ trực tuyến. Ngoài ra, việc dành thời gian trò chuyện và lắng nghe trẻ chia sẻ về những gì chúng trải qua trên mạng không chỉ thắt chặt mối quan hệ gia đình mà còn là cơ hội để hướng dẫn trẻ cách tiếp cận thông tin một cách an toàn.

Thứ ba, tăng cường hợp tác và quy định pháp luật. Các cơ quan quản lý cần làm việc chặt chẽ với nền tảng mạng xã hội để tăng cường các biện pháp bảo vệ người dùng, đặc biệt là người chưa thành niên, thông qua việc thiết lập quy định rõ ràng về nội dung và quyền riêng tư đối với các nền tảng mạng xã hội.

Bảo vệ người chưa thành niên trên không gian mạng
Trong môi trường số, tội phạm mạng ngày càng sử dụng những chiến thuật tinh vi để lừa đảo, bắt nạt và lạm dụng người chưa thành niên.

Thứ tư, ứng dụng công nghệ bảo vệ. Khuyến khích và hướng dẫn người chưa thành niên sử dụng các công cụ công nghệ như phần mềm chống virus, tường lửa, và ứng dụng quản lý thời gian sử dụng thiết bị để bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa trực tuyến và quản lý thời gian sử dụng internet một cách hiệu quả.

Các công cụ này có khả năng chặn hoặc hạn chế người chưa thành niên tiếp xúc với nội dung độc hại, không phù hợp. Bằng cách thiết lập các bộ lọc nội dung cẩn thận, phụ huynh có thể kiểm soát được nội dung mà con cái họ tiếp xúc, đồng thời giúp trẻ học cách sử dụng Internet một cách an toàn và có trách nhiệm.

Các tổ chức giáo dục và chính phủ cần tích cực trong việc cung cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật cho phụ huynh sử dụng hiệu quả các công cụ này. Mục tiêu chung là tạo ra một mạng lưới an toàn, trong đó người chưa thành niên có thể khám phá và học hỏi trên Internet mà không phải đối mặt với những rủi ro không đáng có.

Nghiên cứu năm 2020 của Tổ chức Plan International cho thấy tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trên mạng tăng từ 12% vào năm 2016 lên 18% vào năm 2020; hơn 50% trẻ em vị thành niên tại Việt Nam bị bắt nạt trực tuyến.

Thứ năm, phát triển kỹ năng sống và giao tiếp. Tổ chức các khóa học và hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển kỹ năng sống, bao gồm thể thao, nghệ thuật, và các dự án xã hội, kỹ năng giao tiếp trực tiếp và quản lý cảm xúc cho người chưa thành niên. Mục tiêu là giúp họ xây dựng mối quan hệ lành mạnh trong đời sống thực và giảm sự phụ thuộc vào mạng xã hội.

Thứ sáu, xây dựng cộng đồng hỗ trợ. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tâm lý và tư vấn cho người chưa thành niên giúp họ xử lý các vấn đề về áp lực, bạo lực hoặc lạm dụng trên mạng. Tổ chức các chiến dịch truyền thông và sự kiện cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm về việc tạo dựng một môi trường mạng lành mạnh, qua đó khuyến khích mọi người, từ cá nhân, gia đình đến cộng đồng, đều đóng góp vào việc bảo vệ người chưa thành niên.

Thứ bảy, đẩy mạnh hợp tác đa ngành trong bảo vệ người chưa thành niên trên không gian mạng, trong đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, các cơ sở giáo dục, cơ quan nhà nước và tổ chức phi lợi nhuận là vô cùng cần thiết; không chỉ nâng cao nhận thức về an toàn mạng trong cộng đồng mà còn góp phần tạo nên khung pháp lý và môi trường kỹ thuật số mà ở đó trẻ vị thành niên có thể khám phá, học hỏi và phát triển một cách an toàn.

Các giải pháp này cần được triển khai một cách đồng bộ và liên tục, với sự tham gia của mọi tầng lớp trong xã hội, để có thể tạo ra một môi trường mạng an toàn và tích cực cho người chưa thành niên.

—————————

(*) Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

(**) Học viện An ninh Nhân dân





Nguồn: https://baoquocte.vn/bao-ve-nguoi-chua-thanh-nien-tren-khong-gian-mang-273009.html

Cùng chủ đề

Các cơ quan báo chí phải sẵn sàng ứng phó với các tình huống mất an toàn

(NB&CL) Cùng với sự phát triển không ngừng không gian mạng, những mối đe dọa về an toàn thông tin đối với cơ quan báo chí, truyền thông ngày càng trở nên phức tạp hơn… Bảo vệ hệ thống thông tin đối với các cơ quan báo chí truyền thông, đặc...

Bộ Công an khen các đơn vị triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy trên không gian mạng

NDO - Bộ Công an vừa có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích trong đấu tranh triệt phá đường dây hoạt động mua bán trái phép chất ma túy quy mô lớn trên không gian mạng. Theo đó, ngày 4/11, thay mặt Bộ Công an, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Công an có...

Hơn 30 phóng viên tham dự tập huấn về bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái

(CLO) Ngày 29/10, hơn 30 nhà báo, người làm truyền thông đến từ 20 cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông trung ương và địa phương đã tham dự tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái và bạo lực...

Thêm một “lần đầu tiên” với Tổng thống quần đảo Marshall

Vừa qua, Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) đã vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.

Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “li khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu...

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh tiến hành hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “li khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu số.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Chính quyền Rome quy định, mỗi ngày sẽ chỉ có 20.000 người được vào tham quan khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy.

Mỹ buộc tội công dân Iran âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump, Tehran lập tức lên tiếng

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 8/11 tuyên bố xác nhận nước này đã buộc tội một người đàn ông Iran liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump do Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra lệnh thực hiện, song đã bị ngăn chặn.

Thiết bị mạng dành cho Internet vệ tinh Starlink của Elon Musk đang được sản xuất ở Việt Nam

Wistron NeWeb Corporation (WNC) - đối tác Đài Loan (Trung Quốc) cung ứng linh kiện cho SpaceX, đang sản xuất bộ định tuyến và thiết bị mạng dành cho Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk ở một nhà máy tại tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Lào Cai chi 48,5 tỷ đồng

Nghị quyếtquy định không thu học phí năm học 2024-2025 đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã được thông qua vào sáng 9/11.

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Giải Golf di sản lần thứ nhất - Ninh Bình năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/11-1/12.

Bài đọc nhiều

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Trực tiếp bóng đá HAGL vs Công an Hà Nội vòng 7 V.League

HAGLTỉ sốCLB Công an Hà Nội Ghi bàn *Nhận định bóng đá HAGL vs Công an Hà NộiHAGL vừa nhận thất bại nặng nề 1-4 trước Bình Dương và họ tiếp tục đụng độ đối thủ mạnh CLB Công an Hà Nội trên sân nhà Pleiku ở vòng 7 V.League. Không nhiều người tin rằng đội bóng phố núi có...

Điểm đến đẹp lạ ở Thái Bình, khung cảnh tựa như trời Âu, hút khách check-in

Gây ấn tượng với phong cách Gothic kết hợp lối kiến trúc Hy Lạp, nhà thờ Bác Trạch ở Thái Bình được đánh giá là một trong những nhà thờ lớn và đẹp nhất miền Bắc, hút khách ghé thăm. Nằm cách trung tâm TP Thái Bình khoảng 25km, nhà thờ Bác Trạch (thuộc địa phận xã Vân Trường, huyện...

Tây Ninh hiện thực hóa khát vọng đổi mới, phát triển

Tây Ninh đã và đang chứng minh mình là một địa phương phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong công tác huy động và quản lý nguồn lực xã hội hóa, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững và đổi mới toàn diện. Trong năm 2023 và đầu năm 2024, Tây Ninh ghi dấu...

Nhà trường không được giữ hộ kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh

Một địa phương tại TP.HCM đề nghị các trường học và giáo viên chủ nhiệm không được đứng ra vận động kinh phí...

Ứng dụng nhắn tin Rakuten Viber với tính năng bảo mật vượt trội | Số hóa | Tài Chính

Rakuten Viber là một ứng dụng đặt sự bảo mật và quyền riêng tư của người Việt Nam lên hàng đầu, liên tục cam kết cải tiến các tính năng bảo mật cho người dùng. ...

Mới nhất