Người bệnh tiểu đường uống nước ép cà rốt được không?
Trong khi các loại đường có các loại thực phẩm chuyển thành đường trong máu một cách nhanh chóng, thì đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm chạp. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nó cung cấp beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tố.
Trong 100g ăn được của cà rốt, theo tỷ lệ % có: nước 88,5; protid 1,5; glucid 8,8; cellulose 1,2; chất tro 0,8. Muối khoáng có trong cà rốt như kalium, calcium, sắt, phosphor, đồng, bor, brom, mangan, magnesium, molipden…
Đường trong cà rốt chủ yếu là đường đơn (như fructose, glucose) chiếm tới 50% tổng lượng đường có trong củ, là loại đường dễ bị oxy hoá dưới tác dụng của các enzym trong cơ thể; các loại đường như levulose và dextrose được hấp thụ trực tiếp.
Trong cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở Cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ.
3 công dụng tuyệt vời của cà rốt với người bệnh tiểu đường
Cà rốt hỗ trợ ổn định đường huyết
Cà rốt dù được nấu chín hay ăn sống đều có chỉ số đường huyết thấp nên ít có khả năng gây tăng lượng đường trong máu. Vì cà rốt cũng có nhiều chất xơ nên có thể giúp người bệnh kiểm soát cân nặng, có lợi trong việc ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2.
Tốt cho sức khỏe của mắt
Tình trạng thoái hóa mắt có thể xảy ra do người bệnh tiểu đường thiếu hụt vitamin A. Theo đó, cà rốt là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời và cũng bao gồm các chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Cà rốt rất giàu kali làm thư giãn mạch máu, giảm nguy cơ huyết áp cao và các rối loạn tim mạch khác. Ăn một củ cà rốt cỡ vừa đáp ứng được khoảng 4% lượng kali khuyến nghị hàng ngày. Chất xơ trong cà rốt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như giảm mức lipoprotein mật độ thấp, thường được gọi là cholesterol “xấu”.
Người bệnh tiểu đường ăn cà rốt bao nhiêu là đủ?
Người bệnh tiểu đường có thể ăn 2 củ cà rốt cỡ vừa hoặc uống nửa ly nước ép cà rốt trong một ngày. Nếu tiêu thụ quá nhiều cà rốt, người bệnh có thể bị vàng da do cà rốt chứa nhiều beta caroten.
Những người bị dị ứng với những hợp chất, thành phần có trong cà rốt tốt nhất không nên ăn loại củ này, đặc biệt là ăn sống để tránh nổi mề đay, sưng tấy, ngứa miệng, khó thở,…
Lưu ý, người bệnh tiểu đường nên theo dõi lượng đường trong máu mỗi ngày. Điều này sẽ giúp người bệnh biết được tác động của chế độ ăn uống đến chỉ số đường huyết, đồng thời phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để có thay đổi phù hợp trong lối sống cũng như phương pháp điều trị.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/loai-cu-re-tien-giup-giam-nguy-co-mac-benh-tieu-duong-nguoi-viet-nen-an-thuong-xuyen-hon-172240528155156295.htm