Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XVHà Nội được đặc thù đến mức nào?

Hà Nội được đặc thù đến mức nào?

Chiều 28.5, tiếp tục kỳ họp 7, Quốc hội khóa XV thảo luận về dự thảo luật Thủ đô sửa đổi. Câu chuyện được bàn chủ yếu vẫn là Hà Nội cần được trao quyền đến đâu, đặc thù đến mức nào để vừa vượt trội, đột phá trong chính sách, tạo động lực cho thủ đô phát triển song vẫn đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Hạn chế tối đa dự án phải chuyển đổi đất rừng

Dự thảo luật lần này tiếp tục đề xuất cho phép HĐND TP.Hà Nội quyết định các dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD, bao gồm cả trường hợp sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên, đất trồng lúa từ 500 ha trở lên, di dân tái định cư từ 50.000 người trở lên.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng đề xuất trao quyền để HĐND TP.Hà Nội quyết định dự án đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP) không giới hạn tổng mức vốn đầu tư. TP.Hà Nội cũng được quyết định các dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất đến 1.000 ha, trồng lúa đến 500 ha sang mục đích khác phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Hà Nội được đặc thù đến mức nào?- Ảnh 1.

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình giải trình về dự thảo luật Tổ chức TAND sửa đổi

Gia Hân

Tuy nhiên, nhiều đại biểu (ĐB) đề nghị cần hết sức cân nhắc với quy định cho phép TP.Hà Nội được quyết định các dự án đầu tư có chuyển đổi trên 1.000 ha đất rừng và trên 500 ha đất lúa, di dân tái định cư trên 50.000 người.

ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng chỉ nên quy định thẩm quyền của TP.Hà Nội quyết định các dự án chuyển đổi dưới 1.000 ha rừng và dưới 500 ha đất lúa. Trên mức này thì cần xin cấp có thẩm quyền. “Tôi nghĩ thế phù hợp hơn. Mặc dù, có cơ chế đặc thù nhưng không thể đặc thù cao hơn như thế được”, ông Hòa nhấn mạnh.

Tương tự, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Chữ thập đỏ VN Nguyễn Hải Anh (đoàn Đồng Tháp) cho biết tỷ lệ che phủ rừng của Hà Nội chỉ đạt 5,59%, thuộc nhóm tỉnh, thành có tỷ lệ che phủ rừng thấp trong cả nước. Từ đó, ĐB cho rằng Hà Nội cần đặt trọng tâm vào việc giữ gìn hơn nữa diện tích đất trồng rừng, hạn chế tối đa dự án có yêu cầu chuyển đổi diện tích đất rừng sản xuất; đồng thời có giải pháp tăng thêm diện tích cây xanh trong trung tâm đô thị thành phố.

ĐB Nguyễn Hải Anh cũng kiến nghị trong trường hợp đặc biệt, cần thiết phải chuyển đổi diện tích rừng sản xuất thì phải quy định chặt chẽ hơn, bổ sung cơ chế lấy ý kiến nhân dân. Cùng đó, ông đề nghị dự thảo luật Thủ đô phải quy định diện tích tối đa được chuyển đổi thay vì quy định diện tích tối thiểu là từ 1.000 ha trở lên với đất rừng và 500 ha với đất lúa.

Băn khoăn mô hình chính quyền đô thị

Trong khi đó, ĐB Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, băn khoăn về mô hình chính quyền đô thị của thủ đô Hà Nội trong dự luật. Theo ông, TP.HCM và Đà Nẵng đều đã tổ chức mô hình chính quyền đô thị 1 cấp chính quyền và cũng rất hiệu quả vì phù hợp với đặc điểm của đô thị. Trong khi đó, Hà Nội mới đang thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường (vẫn giữ HĐND cấp quận).

“Cùng đặc điểm đô thị, không thể có nhiều mô hình tổ chức chính quyền đô thị, ở Hà Nội 2 cấp chính quyền, trong khi ở Đà Nẵng và TP.HCM là 1 cấp chính quyền (không tổ chức HĐND cấp quận và phường)”, ĐB đoàn Quảng Trị nêu và đề nghị xem lại mô hình tổ chức đảm bảo thống nhất.

Hà Nội được đặc thù đến mức nào?- Ảnh 2.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp)

Gia Hân

Ngoài ra, về biên chế, Quốc hội (QH) đã có Nghị quyết 98 phân cấp giao cho TP.HCM được quyền quyết định cơ cấu và số lượng cán bộ công chức làm việc ở xã, phường, thị trấn. “Tinh thần, chủ trương của Đảng là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và phát huy vai trò tự quản của chính quyền thủ đô. Do đó, QH nên đẩy mạnh việc phân cấp về quản lý biên chế, giao cho TP.Hà Nội được quyền quyết định biên chế cán bộ công chức, viên chức”, ĐB Đồng nêu.

Ông cũng phân vân khi dự thảo luật mới chỉ tập trung vào phân cấp, ủy quyền của nội bộ chính quyền thủ đô mà chưa đề cập phân cấp, ủy quyền của Chính phủ với chính quyền thủ đô. Đề xuất cần tập trung hơn phân cấp của Chính phủ cho Hà Nội, ĐB Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh điều này sẽ giúp chính quyền thủ đô có đủ thẩm quyền để chủ động, linh hoạt, năng động trong thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Chốt lại phiên thảo luận, Phó chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định nói việc vừa đảm bảo tính đặc thù, vượt trội, lại vừa đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ là “hơi khó” vì đã thống nhất rồi thì không đặc thù được, đã đặc thù thì không thống nhất được. Dù vậy, ông yêu cầu dự thảo luật cần có sự kết hợp, đặc thù trong sự thống nhất.

Có nên xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa ở bãi nổi sông Hồng?

ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị ban soạn thảo và TP.Hà Nội “cân nhắc” quy định cho phép TP.Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. “Tôi thấy thủ đô Hà Nội không nhất thiết phải sử dụng bãi sông, bãi nổi sông Hồng để xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa… Nó sẽ ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sinh hoạt của người dân rất lớn”, ĐB Phạm Văn Hòa nói.

Ngược lại, ĐB Nguyễn Anh Trí (đoàn TP.Hà Nội) nhìn nhận bãi bồi, bãi nổi hai bên bờ sông Hồng là vùng đất hầu như chưa được sử dụng. Nếu đưa vào được có thể là nơi sống, làm việc cho hàng triệu người. Tuy vậy, chia sẻ với ý kiến của ĐB Phạm Văn Hòa, ông Nguyễn Anh Trí lưu ý ban soạn thảo cần tiếp tục hoàn thiện nội dung này.

Tòa thu thập chứng cứ sẽ “sinh ra một vụ án kỳ cục”

Sáng 28.5, QH thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau tại dự thảo luật Tổ chức TAND sửa đổi. TAND tối cao đề xuất đổi mới mô hình tòa án theo thẩm quyền xét xử, thay vì theo địa giới hành chính, trong đó đổi tên TAND tỉnh thành TAND phúc thẩm và TAND huyện thành TAND sơ thẩm. Bên cạnh các ý kiến ủng hộ, nhiều ĐB không tán thành đề xuất này vì cho rằng việc đổi tên các tòa án chưa thực sự cần thiết.

Giải trình về nội dung trên, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho hay việc đổi mới, tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử đã có truyền thống, có nghị quyết của Đảng và quy định trong hệ thống pháp luật. Hiến pháp quy định có 2 cấp xét xử và ngay trong dự án luật này cũng quy định nhiệm vụ của cấp xét xử sơ thẩm, nhiệm vụ cấp phúc thẩm chứ không nói tòa huyện, tòa tỉnh.

Việc đổi mới tòa án, theo ông Bình, còn là xu thế quốc tế. “QH bỏ phiếu thế nào chúng tôi chấp hành, có thể vẫn giữ nguyên, có thể đổi mới. Nhưng có một điều chắc chắn đây là xu thế, hôm nay chúng ta không làm thì con cháu chúng ta cũng sẽ làm”, ông Bình nói.

Một nội dung khác trong dự thảo nhận được nhiều sự quan tâm là việc có nên bãi bỏ nghĩa vụ thu thập chứng cứ của tòa án. Một số ý kiến ủng hộ việc bãi bỏ vì sẽ giúp hội đồng xét xử độc lập, khách quan hơn; nhưng cũng có ĐB lo ngại nếu bãi bỏ sẽ khó khăn cho người yếu thế.

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết tiếp thu ý kiến của các ĐB từ kỳ họp trước, dự thảo quy định tòa án sẽ hướng dẫn, hỗ trợ các bên thu thập chứng cứ; còn đối tượng hỗ trợ như thế nào sau này sẽ có hướng dẫn. Nhắc lại ý kiến của một ĐB khi cho rằng “80% vụ án không có luật sư tham gia, tòa phải có trách nhiệm đi thu thập chứng cứ cho người dân”, ông Bình nói không nước nào quy định như chúng ta cả.

Theo Chánh án tòa tối cao, người đi kiện phải có chứng cứ để đảm bảo mình thắng thì mới đi kiện, chứ không phải chỉ mang đơn đến tòa. Tòa án phục vụ nhân dân, nhưng là đảm bảo công lý, phán xử cho đúng, tuân thủ đúng pháp luật, chứ không phải việc đi thu thập chứng cứ. “Nguyên đơn là nhân dân, bị đơn cũng là nhân dân. Một vụ án nguyên đơn đi kiện, mang đơn đến tòa, tòa phục vụ nhân dân nguyên đơn bằng cách vào các cơ quan thu thập chứng cứ, sau đó lại đi phục vụ nhân dân bị đơn thu thập chứng cứ, nó sinh ra một vụ án kỳ cục là 2 bên kiện nhau, còn tòa án đi thu thập chứng cứ và xử theo tài liệu của mình, đây là loại án không có một nước nào làm”, ông Bình nói.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/ha-noi-duoc-dac-thu-den-muc-nao-185240528222450404.htm

Cùng chủ đề

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định 2960/QĐ-BCT ngày 6/11 về phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký nêu rõ, ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận...

Thông cáo báo chí số 14 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Tư, ngày 6/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười bốn (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Trong phiên buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật...

Xây dựng nhà nước pháp quyền: Tránh lãng phí, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật

Trong hai bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; “Chống lãng phí” và phát biểu tại Phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế trong công tác lập pháp, thi hành pháp luật, đặc biệt là chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn,...

Thông cáo báo chí số 12 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ hai, ngày 4/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười hai (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về 4 nội dung sau: Một là, Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch...

Còn tình trạng cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí

NDO - Theo đại biểu Quốc hội, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Sáng 4/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Mùa đông thêm ấm áp và thời thượng với áo khoác phao

Áo khoác phao có thể nói là một "vũ khí bí mật" giúp chúng ta vượt qua mùa...

Bài đọc nhiều

Thông cáo số 8 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Hai, ngày 27/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ bảy của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.   Các đại biểu Quốc hội dự phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) ngày 27/5. (Ảnh: DUY LINH) Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường,...

“Vợ chồng ly dị, không thể mới một bên đồng ý mà cho đưa lên mạng”

(Dân trí) - Việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa, theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, phải quy định trong dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân để duy trì trật tự và tôn trọng quyền con người. Giải trình làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội liên quan quy định về ghi âm, ghi hình tại phiên tòa tại phiên thảo luận dự án Luật Tổ chức TAND sáng 28/5, Chánh án TAND Tối cao...

Nâng cao vị thế, khẳng định vai trò quan trọng của tổ chức Công đoàn

Chiều 3/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Việc sửa đổi Luật đáp ứng yêu cầu từ việc thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, các chủ trương, nghị quyết của Đảng và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Do Luật Công đoàn được ban hành trước khi Hiến...

Chất vấn và trả lời chất vấn – sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm cao

Ngày 4/6, tại Nhà Quốc hội, trong ngày đầu tiên của đợt chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7, Quốc hội thực hiện chất vấn nhóm vấn đề đầu tiên thuộc lĩnh vực tài nguyên - môi trường và công thương. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chủ trì điều hành chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Công thương. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN Đưa hoạt động chất vấn trở thành điểm nhấn quan...

Nhiều doanh nghiệp lớn của thế giới về công nghệ thông tin, kinh tế số đã có mặt tại Việt Nam

Theo chương trình Kỳ họp, sáng 6/6, Quốc hội tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng về nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN Trả lời đại biểu về giá vé máy bay tăng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết đã đề...

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Mới nhất

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực...

20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện

Ngày 8-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. ...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày …

Ngày 04 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá...

Chó robot tuần tra Mar-a-Lago, bảo vệ tuyệt đối cho ông Trump

Các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ tiến hành nhiều phương án để siết chặt an ninh quanh Mar-a-Lago, bao gồm triển khai chó robot tuần tra. ...

Giá vàng giảm, vàng nhẫn từ chỗ khan hiếm lại dồi dào

Giá vàng tăng giảm loạn xạ khiến người nắm giữ vàng chọn giải pháp an toàn là bán ra. Nguồn cung vàng trên thị trường lại trở nên dồi dào. ...

Mới nhất