Trang chủNewsNhân quyềnĐể những nương gừng… thêm “ngọt”

Để những nương gừng… thêm “ngọt”


Gừng Kỳ Sơn đã bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường
Gừng Kỳ Sơn đã bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường

Giấc mơ làm giàu

Một trong số xã trồng gừng nhiều nhất ở Kỳ Sơn là xã Na Ngoi. Có thể nói, gừng là cây mũi nhọn phát triển kinh tế ở xã biên giới này. Còn nhớ, vào năm 2019, sau vụ thu hoạch gừng, nhiều gia đình ở Na Ngoi đã thu về hàng trăm triệu đồng, phút chốc thoát nghèo.

Cũng chính vì tiềm năng lớn của cây gừng, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã lập hồ sơ và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm. Và cũng chính vì thế, diện tích trồng gừng ở huyện Kỳ Sơn ngày càng được nhân lên. Chả thế mà, đến xã nào, đi qua bao ngọn đồi, đã thấp thoáng bóng dáng cây gừng trên nương, trên rẫy. Suốt cả dọc dài miền biên viễn như các xã Bảo Thắng, Đoọc Mạy, Mường Lống, Huồi Tụ, Tây Sơn, Nậm Cắn, Nậm Càn, Mường Ải, Mường Típ, Keng Đu, Na Loi, Bắc Lý, Mỹ Lý, Na Ngoi đã có cây gừng bám rễ trên sườn núi, dốc đồi.

Trước đây, diện tích trồng gừng trên địa bàn toàn huyện Kỳ Sơn chỉ đạt từ 320ha-350ha, nhưng riêng năm 2020 diện tích gừng lên đến 468ha và đến nay đã lên gần 1.000ha.

Đỉnh điểm của giá cả, phải kể đến là năm 2020 khi giá gừng nhảy vọt lên từ 33.000-35.000 đồng/kg; thậm chí có thời điểm lên đến 40.000 đồng/kg khiến bà con mừng rơi nước mắt.

Bà con vui một thì lãnh đạo các cấp vui mười. Ông Vi Hòe, Bí thư huyện ủy Kỳ Sơn cho hay: Người dân và chúng tôi đã xem cây gừng là cây thoát nghèo và từng bước có thể làm giàu. Thực tế thì ở nhiều diện tích đất đồi, nếu không trồng gừng thì cũng rất khó để canh tác loại cây khác do độ dốc lớn.

Gừng Kỳ Sơn đã được lựa chọn là 1 trong 3 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của miền Tây xứ Nghệ. “Tiếng tăm” của gừng Kỳ Sơn ngày càng vang xa nhờ vào chất lượng, nhờ vào chỉ dẫn địa lý… Bằng chứng là đã có nhiều tấn gừng vượt núi, vượt rừng đến với nhiều nước trên thế giới.

Gừng được bà con Kỳ Sơn trồng ở lưng chừng đồi
Gừng được bà con Kỳ Sơn trồng ở lưng chừng đồi

Người tiên phong, mở lối cho gừng Kỳ Sơn xuất ngoại là cựu binh Nguyễn Văn Luân. Ông Luân hiện là hội viên Chi hội khối 2, Hội Cựu Chiến binh thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn; là Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn (HTX Hương Sơn), tỉnh Nghệ An.

HTX Hương Sơn của cựu binh Nguyễn Văn Luân là một trong những đơn vị lớn nhất tỉnh Nghệ An trong thu mua, tiêu thụ và xuất khẩu gừng. Bình quân, mỗi năm, HTX Hương Sơn thu mua hơn 1.000 tấn gừng và sơ chế để cung cấp cho các tiểu thương tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đến thị trường các nước Banglades, Ấn Độ, Pakistan, Uzbekistan, Turkmenistan và các nước Châu Âu.

Cựu binh Nguyễn Văn Luân chia sẻ: Đây là cơ sở để người dân tích cực sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ, khẳng định thương hiệu gừng Kỳ Sơn trên thị trường. Đến nay đã có 4 xã trồng được cây gừng đáp ứng các tiêu chí của các doanh nghiệp đem đi xuất khẩu ra nước ngoài gồm Tây Sơn, Tà Cạ, Mường Lống và Đoọc Mạy. Trên cơ sở đó, HTX Hương Sơn đã xây dựng sản phẩm gừng Kỳ Sơn thành sản phẩm OCOP nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Năm 2020, sản phẩm “Gừng Kỳ Sơn” đã được UBND tỉnh Nghệ An cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao.

Để những nương gừng… thêm “ngọt”

Sẽ chẳng có gì để nói nếu như không có chuyện, có thời điểm gần đây, gừng Kỳ Sơn thấp, khó tiêu thụ. Nhất là vài năm gần đây, khi người dân mở rộng diện tích trồng, sản phẩm thu hoạch về càng nhiều thì nhu cầu tiêu thụ càng gặp khó khăn, có năm còn kêu gọi giải cứu để giúp đỡ bà con nông dân trồng gừng ở huyện vùng cao Kỳ Sơn.

Phân loại và sơ chế gừng tại HTX Dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn
Phân loại và sơ chế gừng tại HTX Dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn

Câu chuyện gừng Kỳ Sơn khó tiêu thụ là do nhiều nguyên nhân. Tại các địa phương trồng gừng ở huyện Kỳ Sơn, xã nào cũng trồng cả 2 giống gừng (dé và sừng trâu). Việc trồng lẫn lộn giữa 2 giống gừng này, tất yếu sẽ cho ra sản phẩm củ gừng có sự khác nhau, trông không bắt mắt, người mua kén chọn, khó bán, chưa nói đến chất lượng cũng khác nhau. Kỳ Sơn chưa có nhà máy chế biến, thị trường tiêu thụ hạn chế, nhưng lại mở rộng diện trồng nhiều, dẫn đến cung vượt cầu, khó tiêu thụ.

Tuy vậy, theo thông tin từ phòng nông nghiệp huyện cho thấy, giá gừng sát tết âm lịch cho đến đầu tháng giêng hàng năm dao động từ 18.000-25.000 đồng/kg; còn trong mùa có giá 12.000-15.000 đồng/kg. Mức giá này, người trồng gừng đã có thể yên tâm để sản xuất.

Thực tế cho thấy, dẫu có thời điểm gừng Kỳ Sơn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Nhưng, cả trước mắt và lâu dài vẫn là cây trồng không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của con người, vừa làm gia vị trong bữa ăn, vừa chữa bệnh, không những ở trong nước mà ở cả trên thế giới.

Để cây gừng Kỳ Sơn đi vào phát triển bền vững và hiệu quả, theo ý kiến của một số cán bộ chuyên ngành kinh tế, thì cần phải lựa chọn giống tốt, đồng thời có kế hoạch trồng bao nhiêu diện tích gừng mỗi năm để làm ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu; tránh cung vượt quá cầu, rồi lại đẩy chính người trồng gừng và các cấp quản lý vào tình thế khó khăn “kêu gọi giải cứu”.

Một yếu tố quan trọng là, phải thực hiện được liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có đủ khả năng, đủ điều kiện để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở này, phải sớm kêu gọi nhà đầu tư xây nhà máy chế biến tinh dầu gừng, bột gừng tại Nghệ An hoặc tốt nhất tại địa bàn huyện Kỳ Sơn để tạo điều kiện mở rộng diện tích, sản xuất ổn định lâu dài giải quyết việc làm, có thu nhập…

 Bên cạnh đó, cũng cần phải tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất và thâm canh cây gừng cho đồng bào để làm sao có được những vụ gừng có chất lượng tốt; đặc biệt là phải tổ chức tốt hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện, để khách hàng trong và ngoài nước biết đến để mua bán và đầu tư vào sản xuất, chế biến…/.

Người tiên phong xuất khẩu gừng Kỳ Sơn ra thị trường thế giới





Nguồn: https://baodantoc.vn/de-nhung-nuong-gung-them-ngot-1716796369133.htm

Cùng chủ đề

Những loại gia vị giúp tăng cường sức khỏe đường ruột

Nghệ Hợp chất hoạt động chính trong nghệ là curcumin, được biết đến với tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Nghệ có thể giảm viêm ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả ruột. Curcumin đóng vai trò quan trọng trong việc giảm viêm ruột bằng cách điều chỉnh các con đường gây viêm trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, curcumin có thể ức chế sự hoạt hóa của các tế bào...

Gừng có giúp giảm cân không?

Ứng dụng của gừng trong chăm sóc sức khỏe Trà gừng Trà gừng có thể được chỉ định để chống buồn nôn và nôn, cải thiện tiêu hóa, làm thông thoáng đường thở và giảm ho khan. Phương pháp chuẩn bị 2 đến 3 cm gừng tươi nghiền; 200 ml nước. Trà gừng cũng có thể được chế biến với các loại thực phẩm hoặc thảo mộc khác, chẳng hạn như chanh, quế hoặc bạc hà. Cho gừng và nước vào nồi và đun sôi...

Lợi ích sức khỏe của việc dùng gừng hằng ngày

Là chất kháng khuẩn, chống viêm và có khả năng chống ung thư, gừng đã được nghiên cứu về tác dụng đối với rối loạn tiêu hóa, viêm khớp, ung thư và các yếu tố khác nhau liên quan đến sức khỏe tim mạch. Tác dụng chống nôn (giảm buồn nôn) của gừng có thể có lợi cho phụ nữ mang thai, say...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại Từ (Thái Nguyên) kỳ vọng thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu sinh sản

Nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã phê duyệt Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện Tiểu Dự án 1, thuộc Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, với tổng kinh phí hơn 2,1 tỷ đồng. Dự án được triển khai nhằm hỗ trợ người dân về con giống, vật...

Công tác dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị

Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024, diễn ra ngày 9/11, tại thành phố Hạ Long.Sáng 9/11, tại Hội trường 2/9 Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV - năm 2024 đã diễn ra phiên trù bị.Sáng 9/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính...

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV diễn ra phiên trù bị

Sáng 9/11, tại Hội trường 2/9 Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV - năm 2024 đã diễn ra phiên trù bị.Sáng 9/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 10, 10 tháng đầu năm,...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy đến...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024: Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng

Trong hai ngày 7 - 8/11, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức, với chủ đề “Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng, Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà...

Bài đọc nhiều

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Điểm đến đẹp lạ ở Thái Bình, khung cảnh tựa như trời Âu, hút khách check-in

Gây ấn tượng với phong cách Gothic kết hợp lối kiến trúc Hy Lạp, nhà thờ Bác Trạch ở Thái Bình được đánh giá là một trong những nhà thờ lớn và đẹp nhất miền Bắc, hút khách ghé thăm. Nằm cách trung tâm TP Thái Bình khoảng 25km, nhà thờ Bác Trạch (thuộc địa phận xã Vân Trường, huyện...

Tây Ninh hiện thực hóa khát vọng đổi mới, phát triển

Tây Ninh đã và đang chứng minh mình là một địa phương phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong công tác huy động và quản lý nguồn lực xã hội hóa, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững và đổi mới toàn diện. Trong năm 2023 và đầu năm 2024, Tây Ninh ghi dấu...

Nhà trường không được giữ hộ kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh

Một địa phương tại TP.HCM đề nghị các trường học và giáo viên chủ nhiệm không được đứng ra vận động kinh phí...

Ứng dụng nhắn tin Rakuten Viber với tính năng bảo mật vượt trội | Số hóa | Tài Chính

Rakuten Viber là một ứng dụng đặt sự bảo mật và quyền riêng tư của người Việt Nam lên hàng đầu, liên tục cam kết cải tiến các tính năng bảo mật cho người dùng. ...

Khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối vươn xa”

Tối 8/11, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa”...

Mới nhất