Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XV'Khó nhất của cải cách tiền lương là không có tiền, giờ...

‘Khó nhất của cải cách tiền lương là không có tiền, giờ thì đã có’

Theo Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, cải cách tiền lương đã chuẩn bị hơn 20 năm. Cái khó nhất của cải cách tiền lương là không có tiền, nhưng lần này đã có tiền như báo cáo của Chính phủ đã để dành được 680.000 tỉ đồng.

Giải trình cuối phiên thảo luận về luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (BHXH) chiều 27.5, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, BHXH nước ta so với thế giới còn rất non trẻ, mới được 29 năm, có những nước vài trăm năm. 

'Khó nhất của cải cách tiền lương là không có tiền, giờ thì đã có'- Ảnh 1.

Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung giải trình cuối phiên thảo luận 27.5

GIA HÂN

Đa số người lao động chọn được rút hết BHXH một lần

Trước các ý kiến băn khoăn của đại biểu về hưởng BHXH một lần, theo ông Dung, “đây là nội dung nhạy cảm nhất trong luật, là vấn đề phức tạp”. Tuy nhiên, nội dung này đã có cơ sở chính trị vững chắc từ Nghị quyết 28 của T.Ư, bàn qua 2 kỳ Quốc hội.

“Mục tiêu lớn nhất của hưởng BHXH một lần là làm sao vừa thực hiện được mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội lâu dài của đất nước. Đảm bảo người già về hưu có lương, nhưng cũng phải quan tâm đến thực tế đời sống hiện tại của người lao động muốn rút BHXH. Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, vì lý do này khác nên rút, sau đó lại đóng trở lại”, Bộ trưởng LĐ-TB-XH nêu.

Vì sao dự luật phải thiết kế mục rút BHXH một lần dù không có trong luật của các nước, đặc biệt các nước phát triển? Theo Bộ trưởng Dung, do xuất phát từ chính nhu cầu của người lao động. Nghị quyết 93/2015/QH13 ra đời để giải quyết tình thế, nhưng hiện nay cũng không thể bỏ do các hệ lụy xã hội.

Theo Bộ trưởng Dung, Chính phủ đưa ra 2 phương án rút BHXH một lần, tham vấn các tổ chức quốc tế và hội thảo nghiên cứu trao đổi các giải pháp. Ngày 22.5, Chính phủ họp nghe ý kiến và vẫn chốt 2 phương án này. 

“Sau khi xem xét, các chuyên gia đánh giá nếu nhập 2 phương án vào thì toàn cộng nhược điểm thay vì ưu điểm. Do đó, Chính phủ đề xuất với Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho phép lựa chọn 1 trong 2 phương án trình”, ông Dung nói.

Bộ trưởng LĐ-TB-XH cũng dẫn chứng cơ quan soạn thảo đã lấy ý kiến rộng rãi người lao động. Báo cáo của 5 địa phương có tỷ lệ rút nhiều nhất tại Đông Nam bộ cho thấy, tuyệt đại ý kiến đều chọn phương án 1, rất ít người chọn phương án 2. 

Quỹ ốm đau, thai sản thu không đủ chi

Ghi nhận ý kiến tăng mức hưởng với chính sách ốm đau, thai sản, Bộ trưởng LĐ-TB-XH cho hay, đây là quỹ ngắn hạn chứ không phải dài hạn, tính chia sẻ cao nhất trong tất cả các quỹ. 

“Nhưng thực tiễn mấy năm vừa rồi âm, thu không đủ chi. Tỷ lệ chi/thu năm 2017 âm 2,13%. Năm 2019 là âm 2,85%, năm 2023 mới cân bằng được thu chi. Dù đây là nguyện vọng chính đáng nhưng nếu tăng chính sách lên lại không đảm bảo thu được ngay. Nếu tăng lên nữa trong thời điểm này là không phù hợp, do chưa cân đối được”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu, và cho biết, phải hài hòa giữa chính sách, quyền lợi với khả năng cân đối, chi – thu của quỹ.

Về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, Nghị quyết 43 phấn đấu đến năm 2030 đạt độ bao phủ 60% nên mở rộng BHXH là tất yếu. Tất cả các nước phát triển đều yêu cầu phải nộp thuế, đóng BHXH bắt buộc. 

Theo Bộ trưởng Dung, những đối tượng nào đã rõ, đủ điều kiện thì quy định ngay trong luật. Song, hiện nay thị trường lao động rất linh hoạt, một người có nhiều quan hệ khác nhau, “ban ngày làm cho ông chủ này, tối làm cho ông chủ khác, nếu đưa vào luật cứng không xử lý được”. Do đó, đề nghị ủy quyền giao cho Thường vụ Quốc hội quyết định cho linh hoạt hơn.

'Khó nhất của cải cách tiền lương là không có tiền, giờ thì đã có'- Ảnh 2.

Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại phiên họp

GIA HÂN

Về cải cách tiền lương, lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH cho hay đã có hơn 20 năm chuẩn bị. “Cái khó nhất của cải cách tiền lương là không có tiền, nhưng lần này có tiền rồi. Chính phủ báo cáo đã dành được 680.000 tỉ đồng để chi cho tăng lương”, ông Dung nêu. 

Tuy nhiên, cải cách tiền lương vẫn là vấn đề mới, phức tạp. Cốt lõi của cải cách tiền lương là trả lương theo vị trí việc làm, phải xác định được vị trí việc làm trên 3 thành tố là: tính ổn định, tính lâu dài và tính thường xuyên. 

Trước những băn khoăn của nhiều đại biểu về “mức tham chiếu”, theo Bộ trưởng LĐ-TB-XH, bản chất “mức tham chiếu” là khái niệm mới thay thế cho mức lương cơ sở, vì Nghị quyết 27 nêu rõ bãi bỏ lương cơ sở. Theo đó, mức tham chiếu tính trên cơ sở CPI và trên thực tiễn.

“Nếu thời gian tới nghị quyết 27 còn, chưa bãi bỏ ngay thì mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu thì tiếp tục sử dụng. Sau này Nghị quyết 27 tăng lên bao nhiêu thì đó vẫn là mức lương cơ sở và là mức tham chiếu. Việc áp mức tham chiếu sẽ dài hạn hơn, trong trường hợp bỏ lương cơ sở”, ông Dung nêu.

Chính phủ trình 2 phương án rút BHXH 1 lần:

Phương án 1 chỉ cho người tham gia BHXH trước ngày luật có hiệu lực (dự kiến 1.7.2025) được rút BHXH một lần. Người tham gia sau thời điểm này không được rút nữa.

Điều kiện để đối tượng này được rút là 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm và có đề nghị thì được hưởng BHXH một lần.

Phương án 2 là người lao động được rút BHXH một lần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/kho-nhat-cua-cai-cach-tien-luong-la-khong-co-tien-gio-thi-da-co-185240527161239822.htm

Cùng chủ đề

“Năm 2026 có thể xem xét điều chỉnh tăng lương”

Bà Phạm Thị Thanh Trà cho biết điều này khi phát biểu tại phiên thảo luận tổ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sáng 26/10, tại Kỳ họp thứ 8. 2 lần điều chỉnh mức lương cơ sở là nỗ lực rất lớn Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, vừa qua, dù khó khăn nhưng Chính phủ đã dành nguồn lực khoảng 700.000 tỉ đồng và như vậy đến năm 2026 là 930.000 tỉ đồng cho điều chỉnh tiền lương. Nói cách khác là thực hiện...

Thủ tướng: Năm 2025 tiết kiệm 10% để cải cách tiền lương, thêm 10% cho nhiệm vụ cấp thiết

Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương, các chính sách, chế độ an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo theo yêu cầu của Thủ tướng. Thủ tướng yêu cầu tiết kiệm thực hiện cải cách tiền lương và dành các nhiệm vụ cấp bách - Ảnh: N.TRẦN Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 85 về điều hành dự toán ngân sách nhà nước, gửi bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan...

Nhiều quốc gia “đặt hàng” Việt Nam cung cấp nguồn nhân lực

(Dân trí) - Tại buổi tiếp Đại sứ Romania, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng. Hiện, nhiều quốc gia "đặt hàng" Việt Nam để cung cấp nguồn nhân lực. Các nội dung được đề cập khi Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tiếp đón bà Cristina Romila, Đại sứ Romania tại Việt Nam sáng 13/8. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp bà...

Để những quyết sách sớm đi vào cuộc sống

Năm 2024, năm bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đã đi được nửa chặng đường, tiếp đà cho những bước nhảy có tính đột phá trong những tháng cuối năm. Trong đó, những quyết sách quan trọng được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua có ý nghĩa quan trọng cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Về dinh dưỡng, trứng gà khác trứng cút thế nào?

'Trứng là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào và có nhiều loại khác nhau. Xét về hàm lượng dinh dưỡng thì trứng gà và trứng cút có những điểm mạnh riêng'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe...

Bộ trưởng nhờ đại biểu chỉ giúp ‘lợi ích nhóm’ ở đâu

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong đại biểu chỉ rõ còn những nhóm nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp thì 'chỉ giúp xem những nhóm đó ở đâu để phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát bắt mang đi'. ...

Bài đọc nhiều

Đại biểu đề xuất tiếp tục giảm thuế phí, hỗ trợ doanh nghiệp để kích cầu

(Dân trí) - Ngoài điều chuyển nguồn vốn chính sách kém hiệu quả, đại biểu Quốc hội đề nghị đề xuất tiếp tục giảm thuế phí, hỗ trợ doanh nghiệp để kích cầu. Sáng nay (25/5), Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề "việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách...

“Vợ chồng ly dị, không thể mới một bên đồng ý mà cho đưa lên mạng”

(Dân trí) - Việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa, theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, phải quy định trong dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân để duy trì trật tự và tôn trọng quyền con người. Giải trình làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội liên quan quy định về ghi âm, ghi hình tại phiên tòa tại phiên thảo luận dự án Luật Tổ chức TAND sáng 28/5, Chánh án TAND Tối cao...

Bốn bộ trưởng, trưởng ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trong tuần này

Trọng tâm của tuần làm việc thứ 3, kỳ họp thứ 7 là Quốc hội dành 2,5 ngày chất vấn với sự tham gia trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ TN&MT, Công Thương, VHTT&DL và Tổng Kiểm toán Nhà nước. Từ ngày 3 - 8/6, kỳ họp 7, Quốc hội khóa 15 bước vào tuần làm việc thứ 3 và cũng là tuần làm việc cuối cùng của đợt 1. Trọng tâm của tuần làm việc này là Quốc hội dành...

Chiều nay, Bộ trưởng Công Thương trả lời chất vấn loạt vấn đề

(Dân trí) - Chiều nay (4/6), Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ trả lời chất vấn, với nội dung đáng chú ý là công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử... Theo chương trình, phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tập trung vào 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường; công...

Quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra cháy nổ

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 19/6, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chia sẻ quan điểm về nội dung này bên lề kỳ họp, nhiều đại biểu nhấn mạnh, cần phải có quy định cụ thể, rõ ràng hơn trách nhiệm của người đứng đầu...

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Mới nhất

Lãi ròng 28 tỷ quý III, Nafoods hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng

Tập trung vào quản lý rủi ro, kiểm soát chất lượng sản phẩm, nhắm vào phân khúc premium so với thị trường, doanh thu 9 tháng đầu năm của Nafoods Group (HOSE: NAF) sụt giảm nhưng biên lãi gộp cải thiện mạnh so với cùng kỳ. Lãi ròng 28 tỷ quý III, Nafoods hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận...

Asia Group với biến động cổ đông lớn trước thềm niêm yết

Công ty cổ phần Nguyên liệu Á Châu AIG (AIG Group) được đánh giá là một doanh nghiệp cơ bản khi giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM, bởi đơn vị là đối tác của hàng loạt doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Công ty cổ phần Nguyên liệu Á Châu AIG (AIG Group) được đánh giá là một doanh...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Mang ‘hồn’ quê hương đi muôn nơi

Năm 2009, chàng trai Nguyễn Đức Nhật Thuận vào TP.HCM học đại học. Đặt chân tới TP.HCM học tập và sinh sống, anh nhớ da diết những hương vị, món ăn ở quê mà không thể tìm được nơi bán. ...

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm việc với các cơ quan, đơn vị về quản lý, sử dụng đất quốc phòng kết hợp với...

(Bqp.vn) - Chiều 31/10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị Lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm việc với các cơ quan, đơn vị về tình hình, kết quả thực hiện thí điểm một số...

Cầu nối hợp tác kinh tế Việt Nam – Bỉ

(ĐCSVN) - Tối 3/11, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Brussels, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ (VBAB) đã chính thức được thành lập. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Bỉ, đồng thời tạo nền tảng cho cộng đồng doanh nhân Việt tại...

Mới nhất