Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiĐây là heo rừng nuôi dễ như ăn kẹo, chả tốn tiền...

Đây là heo rừng nuôi dễ như ăn kẹo, chả tốn tiền mua cám bã, nông dân An Giang bán 130.000 đồng/kg


Nuôi heo rừng thương phẩm kết hợp cung ứng con giống, tạo ra sản phẩm từ thịt heo rừng đang là hướng đi khá hiệu quả mà Hà Quốc Ninh (xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) thực hiện. Mô hình mở ra hướng đi mới trong quá trình khởi nghiệp đối với thanh niên nông thôn.

Hiệu quả kinh tế bước đầu từ mô hình nuôi heo rừng

Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu trên mạng xã hội, tận dụng diện tích đất trống sau nhà, Hà Quốc Ninh quyết định nuôi heo rừng, tạo ra hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế gia đình. 

Loài vật hoang dã này mang lại hiệu quả kinh tế cao, cộng với đặc tính dễ nuôi, ít bệnh, phù hợp chăn nuôi quy mô nhỏ… Do đó, năm 2020, Quốc Ninh bắt tay vào xây dựng chuồng trại, mua heo giống tại địa phương về chăn nuôi.

Vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm từ phương tiện thông tin đại chúng và những người đi trước, lứa heo rừng đầu tay của Quốc Ninh thành công ngoài mong đợi. 

Quốc Ninh chia sẻ: “Trước đây, đã có người thực hiện mô hình này tại xã. Mô hình không mới, nhưng thị trường rất tiềm năng, giá bán cao, đầu ra ổn định… nên tôi quyết định thực hiện”.

Đây thứ con đặc sản dễ như ăn kẹo, chả tốn tiền mua cám bã, anh nông dân An Giang bán 130.000 đồng/kg- Ảnh 1.

Anh Hà Quốc Ninh, nông dân xã xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) đang chăm sóc đàn heo rừng con.

Đây thứ con đặc sản dễ như ăn kẹo, chả tốn tiền mua cám bã, anh nông dân An Giang bán 130.000 đồng/kg- Ảnh 2.

Mô hình nuôi heo rừng là hướng đi mới trong khởi nghiệp của anh Quốc Ninh, nông dân trẻ xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang).

Hơn 3 năm tiếp cận với loại động vật hoang dã này, Quốc Ninh cho biết, nuôiPhú  heo rừng không khó. Ngược lại, chúng có khả năng chống chọi với thời tiết tốt hơn các giống heo thịt mà người dân đang nuôi phổ biến tại địa phương. 

Chúng là động vật ăn tạp, người nuôi có thể tận dụng nhiều nguồn thức ăn sẵn có, từ rau, củ đến các loại cây trồng khác, như: Chuối, cỏ voi, tấm… Do đó, Quốc Ninh có thể dễ dàng lựa chọn nguồn thức ăn phù hợp điều kiện kinh tế gia đình.

Ngoài ra, trong quá trình nuôi, heo rừng có thể tự sinh sản nên không mất nhiều chi phí con giống. Chỉ cần đầu tư nguồn vốn ban đầu, sau đó đàn heo tự phát triển. “Heo rừng tuy nhỏ con nhưng sức đề kháng tốt, rất ít khi bị bệnh. 

Thời điểm heo được 1 tháng tuổi, tiến hành tiêm ngừa bằng vaccine “5 trong 1”. Từ đó đến lúc trưởng thành, heo rừng hầu như không xuất hiện bệnh, giúp người nuôi giảm đáng kể chi phí” – Quốc Ninh chia sẻ.

Một trong những yếu tố quyết định thành công đến mô hình nuôi heo rừng là xây dựng chuồng trại: Đảm bảo đủ rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ; hệ thống nước sạch cho tắm rửa và uống. Nhờ vậy, heo rừng lớn nhanh, phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng đảm bảo.

Đa dạng sản phẩm từ nuôi heo rừng

Heo con sau khi tách mẹ khoảng 6 tháng có thể xuất bán cho thương lái. Thời điểm này, trọng lượng mỗi con heo rừng đạt từ 25 – 30kg. Với giá bán dao động từ 120.000 – 130.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, Quốc Ninh thu về lợi nhuận khoảng 1,5 triệu đồng/con.

Giá bán cao, trong khi chi phí bỏ ra không đáng kể, nên lợi nhuận mang lại tương đối khả quan. Ngoài bán heo hơi, Quốc Ninh còn bán heo thịt (làm sẵn), đóng gói theo trọng lượng 200gr, giá 300.000 đồng. 

Bên cạnh đó, Quốc Ninh cung cấp con giống cho các hộ chăn nuôi trong và ngoài địa phương. Giá bán mỗi con khoảng 800.000 đồng. Đặc biệt, chàng thanh niên này còn làm lạp xưởng, cung cấp cho thị trường giá 400.000 đồng/kg… 

Từ việc cung cấp đa dạng sản phẩm từ heo rừng, mỗi năm, gia đình Quốc Ninh thu về lợi nhuận trên 230 triệu đồng.

Quốc Ninh đánh giá, so với các mô hình chăn nuôi khác, heo rừng ít rủi ro, do có thể tận dụng nguồn phụ phẩm dễ tìm, sẵn có xung quanh để làm thức ăn cho heo, nhờ đó giảm chi phí chăn nuôi. 

Thịt heo rừng cũng được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất lượng tốt, dai, ít mỡ… đảm bảo an toàn sức khỏe. 

“Đến nay, sau hơn 3 năm gắn bó với mô hình chăn nuôi heo rừng, tôi cảm thấy hài lòng vì mô hình mang lại nguồn thu nhập lý tưởng. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục duy trì, phát triển để tạo thêm thu nhập cho gia đình” – anh Ninh chia sẻ.

Mô hình nuôi heo rừng giúp xã Phú Thạnh có thêm hướng phát triển mới trong chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, đặc biết đối với thanh niên mong muốn khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương. 

Trong quá trình nuôi, Hà Quốc Ninh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ con giống cho thanh niên khác. Thời gian tới, Ninh dự định tìm đơn vị liên kết sản xuất; phát triển mô hình theo hướng bài bản hơn, để cung ứng sản phẩm chất lượng cho thị trường.





Nguồn: https://danviet.vn/day-la-heo-rung-nuoi-de-nhu-an-keo-cha-ton-tien-mua-cam-ba-nong-dan-an-giang-ban-130000-dong-kg-20240524185916145.htm

Cùng chủ đề

Heo rừng, con động vật hoang dã mõm dài hơn tai, nuôi thành công ở Kiên Giang, bán 150.000 đồng/kg

Với mong muốn tìm kiếm một hướng đi mới, ông Châu Văn Cuội, ngụ khu phố Mỹ Lộ, phường Mỹ Đức (TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) đã vay vốn đầu tư mô hình chăn nuôi heo rừng. Nhờ sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm ông Cuội đã thu về...

Nước tràn đồng An Giang, phóng xe máy đi câu ếch đồng, con động vật hoang dã đặc sản đãi nhà giàu

Khi con nước lũ tràn đồng ở An Giang, mang lại phù sa bồi đắp cho đồng ruộng thêm màu mỡ; mang về nhiều sản vật tự nhiên để người dân đầu nguồn sông nước cải thiện cuộc sống. Trong đó, nghề câu ếch đồng được coi là một trong những...

Vì sao HTX Chợ Vàm ở An Giang được bình chọn là HTX tiêu biểu toàn quốc năm 2024?

Là một trong những HTX tập hợp được số lượng thành viên lớn, với 316 thành viên, hoạt động với 5 dịch vụ, HTX Chợ Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã hỗ trợ nông dân khắc phục khó khăn và giảm chi phí trong sản xuất, tăng lợi nhuận,...

Mùa nước nổi ở rừng tràm Trà Sư

An Giang - Vào mùa nước nổi, rừng tràm Trà Sư như khoác lên chiếc áo mới, để trở thành "thiên đường xanh" của vùng Tứ giác Long Xuyên. Rừng tràm Trà Sư rộng 845ha, vắt mình trên 2 xã chủ yếu là Vĩnh Trung, Văn Giáo của thị xã Tịnh Biên và một phần xã Ô Long Vỹ của huyện Châu Phú (tỉnh An Giang). Đây là vùng rốn của khu vực Tứ giác Long Xuyên, gồm An Giang, Kiên Giang và một phần...

Trắng đêm săn sản vật mùa nước nổi ở miền Tây

(Dân trí) - Khi nước tràn đồng, cũng là lúc người dân miền Tây ngày đêm đánh bắt các sản vật do thiên nhiên ban tặng để sử dụng và đem bán kiếm thêm thu nhập. Nông dân An Giang tất bật săn "lộc trời" khi cánh đồng ngập nước (Video: Bảo Kỳ). 2h sáng, trong màn đêm lạnh lẽo, lũ đầu mùa đang tràn khắp các cánh đồng ở xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Nơi này chỉ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Heo rừng, con động vật hoang dã mõm dài hơn tai, nuôi thành công ở Kiên Giang, bán 150.000 đồng/kg

Với mong muốn tìm kiếm một hướng đi mới, ông Châu Văn Cuội, ngụ khu phố Mỹ Lộ, phường Mỹ Đức (TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) đã vay vốn đầu tư mô hình chăn nuôi heo rừng. Nhờ sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm ông Cuội đã thu về...

Hồ Xuân Hương tại Đà Lạt sẽ vắng bóng hình ảnh “đạp vịt” của du khách

UBND TP.Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) yêu cầu cơ quan chức năng chấm dứt, thanh lý hợp đồng kinh doanh dịch vụ Pedalo (đạp vịt) đối với các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ này tại hồ Xuân Hương và hồ Đa Thiện 3. ...

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên mầm non từ 15/12/2024: Giáo viên nói gì?

Nhiều giáo viên bày tỏ vui mừng trước thông tư 3/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non áp dụng từ 15/12/2024. ...

Bộ GDĐT “tuýt còi” các trường tuyển sinh sớm

Bộ GD&ĐT đề xuất năm 2025, các trường đại học (ĐH) công bố điểm chuẩn xét tuyển các phương thức tuyển sinh sớm sau ngày 31/5, nếu thực hiện trước thời điểm này sẽ bị “tuýt còi”. ...

Một con đường đá cổ xưa kỳ lạ nối Lào Cai với Lai Châu, la liệt cây cổ thụ hình thù kỳ dị trong...

Một con đường lát đá có tuổi đời hàng thế kỷ kéo dài từ huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) tới TP Lai Châu (tỉnh Lai Châu) đã trở thành điểm đến yêu thích của những người yêu đi bộ du lịch (trekking). ...

Bài đọc nhiều

Sức mạnh cốt yếu nhất của thông tin cơ sở là gần dân, trực tiếp

Báo VietNamNet giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại “Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc trong hoạt động thông tin cơ sở năm 2024”, ngày 8/10/2024. Thông tin cơ sở là hoạt động truyền thông đặc sắc riêng có của Việt Nam.  Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng Thông tin cơ sở (TTCS) là hoạt động truyền thông đặc sắc riêng có của Việt Nam, là hệ...

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới, thay đổi cơ cấu chuyên mục

Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ hôm nay (02/11/2024) Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới, thay đổi cơ cấu một số chuyên mục. Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình với tên miền https://tiepthigiadinh.vn/ (Trụ sở đóng tại số 8 Phan Văn Trường, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) -...

Trao giải Liên hoan ca khúc doanh nhân, doanh nghiệp toàn quốc năm 2024

Sáng 11/10, tại Hà Nội, trong không khí chúc mừng kỉ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam đã diễn ra Chương trình trao giải Liên hoan ca khúc doanh nhân, doanh nghiệp toàn quốc năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, cả thế giới chỉ có 30 cá thể

Loài vật này là kết quả của một đột biến gen làm thay đổi màu lông. Trên toàn thế giới, chỉ có khoảng 30 cá thể được nuôi dưỡng tại những vườn thú. ...

Giải bài toán không bao giờ có đủ dữ liệu mang tên ‘khởi nghiệp’

'Không thầy cô nào đánh đố, bắt sinh viên giải toán nhưng thiếu dữ liệu mà còn thiếu thời gian. Bài toán khởi nghiệp lại khác', ông Phạm Tuấn Hiệp, giám đốc đầu tư quỹ BK Fund, chia sẻ với sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. ...

Cùng chuyên mục

LÀM BÁNH TRUNG THU

Chỉ 2 năm sau, cuộc sống hoàn toàn rơi vào bi kịch

Chỉ mới trúng số không lâu, người vợ bất ngờ đòi ly hôn chồng. ...

Thử thức ăn cho nhãn hàng 70.000 đồng/lần, nữ sinh làm thêm từ lớp 9 theo đuổi ‘mộng’ làm cô giáo

Ba mất sớm vì không có tiền chạy thận, mẹ không ngần ngại làm thêm đủ thứ việc từ chạy xe ôm, giúp việc nhà, cho đến nhổ tóc bạc cho người già... lo cho hai con ăn học. Cô bé Y Y cũng lớn lên như mầm cây, mạnh mẽ không kém. ...

Mới nhất

Giá nông sản ngày 4/11/2024: Cà phê, hồ tiêu giữ giá

DNVN - Ngày 4/11/2024, giá cà phê dao động trong khoảng 106.000-106.500 đồng/kg, bằng với ngày hôm qua nhưng so với tuần trước giảm sâu gần 3.500 đồng/kg. Giá hồ tiêu vẫn giữ xu...

Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư kinh doanh tại Cuba

Kinhtedothi-Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội thông tin về tình hình KT-XH của Thủ đô và đánh giá cao nỗ lực của Công ty ViMariel trong việc đóng góp, hỗ trợ phát triển kinh tế của Cuba, thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Cuba Trong khuôn khổ chương trình đối...

Heo rừng, con động vật hoang dã mõm dài hơn tai, nuôi thành công ở Kiên Giang, bán 150.000 đồng/kg

Với mong muốn tìm kiếm một hướng đi mới, ông Châu Văn Cuội, ngụ khu phố Mỹ Lộ, phường Mỹ Đức (TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) đã vay vốn đầu...

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ...

Nhiều gói cước, 5G vẫn phập phù

Dù liên tục được nhà mạng tăng thêm trạm phát sóng nhưng mật độ vẫn còn rất thấp, do đó tình trạng tốc độ 5G phập phù vẫn diễn ra ở nhiều nơi, người dùng nên cân nhắc khi mua gói cước 5G. ...

Mới nhất