Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChọn sách giáo khoa trước thềm năm học mới

Chọn sách giáo khoa trước thềm năm học mới


anhbaitren(2).png
Giáo viên quận Ba Đình (Hà Nội) tập huấn sách giáo khoa mới. Ảnh: Minh Phong.

Ông Lý Văn Điền – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Đổ I (Phú Lương, Thái Nguyên) thông tin, năm học 2024 – 2025, nhà trường vẫn giữ nguyên danh mục SGK của các lớp 1, 2, 3, 4 như năm học này. Điều này tạo thuận lợi cho GV triển khai các hoạt động dạy học, dành thêm thời gian để nâng cao chất lượng chuyên môn, bài giảng do đã có phần quen thuộc với SGK này. Riêng đối với lớp 5, các tổ chuyên môn và Hội đồng lựa chọn sách của nhà trường chọn theo hướng “liền mạch” với lớp 2; lớp 3; lớp 4 lên lớp 5, bởi tác giả viết sách đã có sự chủ định trong thiết kế đồng tâm môn học, chương trình, kiến thức… từ lớp dưới lên lớp trên. Điều này cũng sẽ hạn chế được thừa thiếu hoặc trùng lặp nội dung, mà GV khi dạy bộ sách đồng tâm sẽ phát huy được hết ý tưởng của tác giả viết sách. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy GV vẫn có thể tham khảo các đầu sách trong các bộ sách khác để dạy tốt hơn.

Anh Trần Văn Thắng (huyện Hưng Hà, Thái Bình) có con đang học lớp 2 và lớp 4 cho biết, với cháu lớn là năm đầu tiên triển khai chương trình GDPT 2018 nên gia đình đăng ký mua sách mới từ nhà trường. Đến bé thứ hai, học cùng trường với anh trai và thầy cô cũng không thay đổi SGK nên gia đình vẫn tận dụng lại SGK của cháu lớn, chỉ đăng ký mua thêm sách bài tập. Việc này tiết kiệm được một khoản tiền cho gia đình trong khi bộ sách mới được thiết kế, in ấn rất đẹp, con dùng rất giữ gìn nên cũng không hỏng, rách gì.

Từ phía nhà trường, ông Phạm Hữu Long – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vạn Hòa (huyện Nông Cống, Thanh Hóa) chia sẻ, dù các đầu sách có nội dung kiến thức, mục tiêu hướng tới là như nhau, nhưng tiến trình mạch sách sẽ khác nhau. Việc lựa chọn SGK của nhà trường tuân thủ đúng quy định như Thông tư 27/2023, đồng thời cũng chú trọng việc làm sao để tránh lãng phí cho phụ huynh.

Vài năm trở lại đây, một trong những lo lắng đầu năm học của phụ huynh đó là tình trạng thiếu SGK, nhất là những cuốn thuộc chương trình GDPT 2006 có thể không còn xuất bản nữa. Điều này dự kiến sẽ không xảy ra trong năm học này do tất cả các khối lớp sẽ đều học theo chương trình và SGK mới. Trước đó, từ tháng 1/2024, Bộ GDĐT đã phê duyệt danh mục SGK lớp 5, 9, 12 được sử dụng từ năm học 2024 – 2025 theo chương trình GDPT mới và nhiều địa phương cũng đã ký Quyết định phê duyệt danh mục SGK các khối lớp này sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn từ năm học 2024 – 2025. Việc gấp rút hiện nay là hoàn thành lựa chọn các bộ sách phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở, từ đó các nhà xuất bản có sự chủ động về số lượng sách in ấn phục vụ nhu cầu dạy học trong trường phổ thông.

Theo Thông tư 27, quy trình chọn SGK sẽ được thực hiện theo nhiều bước, bắt đầu từ GV. Trong đó, Bộ GDĐT đưa ra 3 nguyên tắc lựa chọn SGK gồm: Lựa chọn SGK trong danh mục SGK đã được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục; mỗi khối lớp lựa chọn một SGK cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục được thực hiện ở cơ sở giáo dục; việc lựa chọn SGK bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh.

Về giá SGK, Bộ GDĐT cho biết Luật Giá 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024) quy định SGK thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá và Bộ GDĐT định giá tối đa. Hiện nay, Bộ GDĐT đang phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu định giá tối đa SGK để thực hiện từ ngày 1/7/2024. Từ nay đến thời điểm trước ngày 1/7/2024, việc quản lý giá SGK tiếp tục thực hiện Theo Luật Giá 2012 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.



Nguồn: https://daidoanket.vn/chon-sach-giao-khoa-truoc-them-nam-hoc-moi-10280674.html

Cùng chủ đề

Đổi mới phải phù hợp với học sinh

Việc chọn ngữ liệu môn Ngữ văn ngoài sách giáo khoa khi kiểm tra, đánh giá khiến giáo viên và học sinh tự do sáng tạo, hạn chế học vẹt, học tủ nhưng đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian tìm hiểu, cân nhắc kỹ lưỡng để không đánh đố học sinh nhưng cũng không hời hợt, dễ dàng, không phân loại được học sinh. ...

Bộ GD&ĐT sẽ xử lý triệt để lợi ích nhóm trong in ấn sách giáo khoa

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong thời gian qua, ngành giáo dục đã chấn chỉnh và xử lý những trường hợp liên quan đến lợi ích nhóm trong việc in ấn, phát hành sách; đồng thời Bộ sẵn sàng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để vấn đề này. Ngày 4/11, sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ  GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải...

Cẩn trọng với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa

Nhiều quan điểm trái chiềuVừa qua, một phụ huynh đã chia sẻ ý kiến về bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” của tác giả Tô Hà trong sách Tiếng Việt lớp 5 bộ sách Kết nối tri thức...

Đảm bảo học sinh có đủ sách giáo khoa sau bão lũ

Sau cơn bão số 3, ngành Giáo dục chịu thiệt hại rất lớn. Trong đó, chỉ tính riêng SGK, thống kê chưa đầy đủ ở các trường học của 18 tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão số...

Hà Nội sẽ hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Căn cứ Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chậm giải ngân trong khắc phục thiên tai

Cách đây gần 1 năm, tỉnh Nghệ An được nhận 200 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở. Tuy nhiên, đến nay địa phương này vẫn chưa thể triển khai, nguyên nhân do đâu? ...

Từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống

Đất ở, đất sản xuất là một trong những điều kiện tiên quyết giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Vì vậy, trong những năm qua tỉnh Hòa Bình đã đẩy nhanh các hoạt động, từng bước đưa chính sách dân tộc gần hơn với cuộc sống của bà con. ...

Học ngoại ngữ, tăng lợi thế cạnh tranh

Thống kê từ Trường Đại học (ĐH) Kinh tế Quốc dân cho thấy trong năm 2024, 70% sinh viên đỗ vào trường có IELTS từ 5.5 trở lên trong khi chuẩn đầu ra theo quy định của nhà trường hiện nay là 5.5 đối với sinh viên học chương trình chính quy bằng tiếng Việt và 6.0 - 6.5 đối với chương trình tiên tiến, chất lượng cao, chương trình học bằng tiếng Anh và khoa Ngôn ngữ Anh. ...

Thu hút người có trình độ cao tham gia tuyển dụng làm nhà giáo

Nhà nước có chính sách thu hút người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo ...

Khi dữ liệu cá nhân bị đánh cắp

Ngày 8/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Dữ liệu. Nhiều Đại biểu Quốc hội bày tỏ với sự cần thiết của việc ban hành Luật. Song cần quy định chặt chẽ để bảo mật dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư, tránh tình trạng lộ, lọt thông tin. Bên cạnh đó, việc quy định rõ điều kiện, trường hợp được chuyển dữ liệu ra nước ngoài cũng nhận được nhiều ý kiến của các vị...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Cùng chuyên mục

Nghiên cứu khoa học giảng viên trẻ và sinh viên: Trình bày tiếng Anh trong nghiên cứu tốt hơn trước

Năm nay có những nghiên cứu mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, và số lượng bài báo công bố quốc tế tăng. Đặc biệt, trình bày tiếng Anh trong nghiên cứu khoa học tốt hơn những năm trước. ...

Hơn 500 học sinh, sinh viên dự “Phiên tòa giả định” về an toàn giao thông

Chương trình nhằm mục tiêu tuyên truyền sâu, rộng, lan tỏa tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông nói chung và “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao...

Đại biểu Quốc hội đề nghị có cơ chế để phụ huynh, học sinh bỏ phiếu kín đánh giá giáo viên

GS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội - đề xuất, phải có cơ chế lấy ý kiến đánh giá của học sinh, cha mẹ học sinh với giáo viên theo phương thức đánh...

Nhà trường không được giữ hộ kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh

Một địa phương tại TP.HCM đề nghị các trường học và giáo viên chủ nhiệm không được đứng ra vận động kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh, không thu hộ, giữ hộ khoản tiền này. ...

Bỏ 2 tổ hợp môn xét tuyển đại học năm 2025, Trường đại học Kinh tế – Luật nói gì?

Nhiều thí sinh lo lắng sau khi Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh năm 2025 trong đó có việc cắt giảm 2 tổ hợp môn xét tuyển. Chiều 9-11, Trường đại học...

Mới nhất

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Ông Lê Trung Thành – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết tổng doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia. Sáng 9/11, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại...

Ấn tượng với không gian xanh của Vinamilk tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Ngày hội Việt Nam Xanh đã khai hội tưng bừng vào sáng 9-11 với sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Vinamilk là một trong những đơn vị tích cực hưởng ứng với không gian xanh ấn tượng và nhiều hoạt...

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

Nhiều khó khăn vướng mắc Sau hơn 2 năm khởi công, KCN Sơn Mỹ 1, thuộc địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Sơn Mỹ (Công ty IPICO) làm chủ đầu tư vẫn là bãi đất trống, chung quanh được rào...

Hơn 500 học sinh, sinh viên dự “Phiên tòa giả định” về an toàn giao thông

Chương trình nhằm mục tiêu tuyên truyền sâu, rộng, lan tỏa tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự an toàn...

Italy giới hạn chỉ 20.000 người được tham quan khu di tích Pompeii mỗi ngày

Thông báo giới hạn số lượng khách tham quan mỗi ngày được đưa ra sau khi lượng du khách tới đây tăng đột biến, với đỉnh điểm hơn 36.000 lượt khách vào một ngày Chủ nhật miễn phí vé vào cửa. Khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt...

Mới nhất