Trang chủNewsThời sựLợi lớn nhờ tăng đầu tư đường thủy, đường sắt

Lợi lớn nhờ tăng đầu tư đường thủy, đường sắt


Giảm chi phí logistics

Cách đây gần 1 năm, luồng đường thủy nội địa quốc gia kênh Nghĩa Hưng dài 1,18km nối sông Đáy với sông Ninh Cơ được ví như “kênh đào Panama” của Việt Nam chính thức vận hành đón tàu lớn qua Nam Định.

Lợi lớn nhờ tăng đầu tư đường thủy, đường sắt- Ảnh 1.

Kênh Nghĩa Hưng nối sông Đáy với sông Ninh Cơ được đưa vào vận hành năm 2023 giúp giảm chi phí vận tải thuỷ nội địa, giảm gánh nặng cho đường bộ. Ảnh: Tạ Hải.

Ông Nguyễn Văn Thưởng, Giám đốc điều hành dự án cụm công trình kênh nối Đáy – Ninh Cơ cho biết, tuyến kênh này giúp tàu 2.000 tấn đầy tải và 3.000 tấn giảm tải có thể đi sâu vào đất liền đến cụm cảng Ninh Bình, Ninh Phúc, từ đó giảm chi phí vận tải, giảm gánh nặng cho đường bộ, giảm ô nhiễm môi trường.

Lĩnh vực hàng hải sẽ tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư hạ tầng cảng biển. Việc thu hút, tổ chức đầu tư sẽ được triển khai theo hướng phát triển tổng thể, bảo đảm tính đồng bộ về giải pháp hạ tầng, công nghệ giữa các cầu, bến cảng với những dự án có quy mô lớn hơn, phù hợp hơn với năng lực tài chính, quản trị của các nhà đầu tư.

Cục trưởng Cục Hàng hải VN Lê Đỗ Mười

Theo ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hải Phòng, sau khi kênh đưa vào hoạt động từ giữa năm 2023 đã giúp giảm thời gian hành hải trên biển vì không phải đi vòng, đồng nghĩa giảm chi phí.

Đó chỉ là một trong số hàng trăm công trình hạ tầng giao thông được Bộ GTVT đầu tư nhằm tăng tính kết nối với các cảng biển, bến thủy nội địa, ga đường sắt với mục tiêu tăng thị phần vận tải đường thủy, đường biển, đường sắt.

Với ưu điểm vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn giá thành rẻ, việc phát triển vận tải biển và đường thủy nội địa góp phần giảm chi phí logistics. Theo Bộ Công thương, giai đoạn 2010-2016, tỷ lệ chi phí logistics so với GDP khoảng 20-21%. Nhưng từ giai đoạn 2016 tới nay, tỷ lệ này chỉ còn khoảng 16,8%. Điều này có được nhờ kết nối hạ tầng cảng biển với các phương thức vận tải khác như đường bộ, đường thủy, hệ thống cảng cạn…

Hàng thông qua cảng tăng trưởng cao

Theo Cục Hàng hải VN, lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều năm trở lại đây. Từ năm 2015-2019, tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng hoá thông qua cảng biển trung bình trên 10%/năm. Về vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK), thị phần đội tàu biển Việt Nam đảm nhận từ năm 2016-2022 tăng từ 5-8,25%, trung bình đạt 6,8%/năm.

Lợi lớn nhờ tăng đầu tư đường thủy, đường sắt- Ảnh 2.

Sự phát triển của vận tải biển và đường thủy nội địa góp phần lớn trong việc giảm chi phí logistics. Ảnh: Tạ Hải.

Ông Trần Tuấn Hải, Chánh văn phòng Tổng công ty Hàng hải VN (VIMC) cho biết, tốc độ phát triển sản lượng hàng hóa qua cảng biển trong hệ thống cảng của VIMC trung bình 10% mỗi năm. Hiện, tổng sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển của VIMC đạt khoảng 126 triệu tấn. Hạ tầng cảng biển cơ bản đáp ứng lượng hàng hóa XNK, vận tải nội địa, không bị tắc nghẽn hay thiếu cảng.

Tương tự, vận tải hàng hóa đường thủy đang chiếm gần 20% tổng sản lượng hàng hóa lưu chuyển. Ngoại trừ khu vực phía Bắc có tỷ trọng khoảng 2% thì tại phía Nam, vận tải container bằng đường thủy từ cảng Cái Mép về TP.HCM, Bình Dương và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm tỷ trọng đến 85% sản lượng hàng hóa lưu chuyển giữa Cái Mép đi các địa phương. Điều này giúp khu vực phía Nam có chi phí vận chuyển, logistics thấp hơn so với ở miền Trung, miền Bắc.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho biết, vận tải đường bộ chiếm đa số thị phần với hơn 94% tổng khối lượng vận chuyển hành khách và hơn 77% tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa.

Việc từng bước hình thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia, đường chuyên dùng bảo đảm kết nối hiệu quả các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế trọng điểm, cửa khẩu chính, đầu mối giao thông quan trọng với các cảng biển, cảng thủy nội địa, ga đường sắt đã mang lại hiệu quả. Minh chứng rõ nét là sản lượng vận chuyển, lượt luân chuyển của hàng hải, đường thủy đều tăng.

Đường sắt chuyển mình

Trong khi đó, Cục Đường sắt VN cho biết, năm 2022, sản lượng vận tải hành khách đạt hơn 4,4 triệu người, sản lượng hàng hóa đạt 5,66 triệu tấn. Năm 2023, kết quả vận tải đạt khoảng 5,8 triệu người và hơn 4,37 triệu tấn hàng hóa.

Có được kết quả này nhờ đường sắt được quan tâm đầu tư về cơ chế, chính sách, đầu tư. Ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục Đường sắt VN thông tin, Luật Đường sắt 2017 đã có nhiều chính sách phát triển đường sắt về kết cấu hạ tầng, phương tiện và hoạt động kinh doanh vận tải.

Về đầu tư, giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn đầu tư dành cho phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong tổng thể nguồn vốn được bố trí qua Bộ GTVT là 18.657 tỷ đồng (chiếm khoảng 8,19%). Giai đoạn 2021-2025, con số này là 15.467 tỷ đồng (chiếm khoảng 4,73%).

Giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế dành cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt là 13.267 tỷ đồng. Đến giai đoạn sau, nguồn vốn tăng dần qua các năm 2021, 2022, 2023, lần lượt là 2.822 tỷ đồng, 3.000 tỷ đồng và 3.450 tỷ đồng.

Điển hình là vốn trung hạn 2016-2020 dành 7.000 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM. Giai đoạn 2021-2025 cũng dành khoảng 3.500 tỷ vốn trong nước cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu khác.

Triển khai nhiều dự án nâng năng lực hạ tầng

Theo Cục trưởng Cục Hàng hải VN Lê Đỗ Mười, từ quy hoạch cảng biển đầu tiên được Thủ tướng phê duyệt (năm 1999), hệ thống cảng biển mới có 20km cầu cảng với năng lực thông qua 80 triệu tấn/năm. Đến nay, hệ thống cảng biển Việt Nam đã phát triển gấp 5 lần về quy mô (gần 100km cầu cảng) và năng lực thông qua tăng gần 10 lần với công suất khoảng 750 triệu tấn/năm.

Cục trưởng Cục Đường thủy VN Bùi Thiên Thu cũng cho biết, Bộ GTVT đã quan tâm giải quyết, tháo gỡ nhiều nội dung trong Quy hoạch tổng thể kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Một số dự án trọng điểm nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn đã hoàn thành đưa vào sử dụng như dự án kênh kết nối Đáy – Ninh Cơ và nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 2.

Một số dự án cũng đang thực hiện như: nâng cấp tĩnh không cầu Đuống, nâng tĩnh không 11 cầu thấp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (hoàn thành trong năm 2025), dự án phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam (hoàn thành năm 2027)…

Dù đường sắt đã được quan tâm, song điều khiến lãnh đạo Cục Đường sắt VN trăn trở là khả năng cân đối bố trí từ ngân sách Nhà nước rất thấp. Các cơ chế ưu đãi để huy động vốn đã được luật hóa nhưng thực tế chưa triển khai được.

Liên quan việc kết nối đường bộ, hiện ga hành khách nằm trong nội đô chưa thực sự trở thành ga đầu mối trung tâm kết nối với các phương thức vận tải công cộng như xe buýt, taxi… Với cảng biển, đường sắt từng có kết nối đến nhiều cảng biển lớn nhưng đã bị dỡ bỏ. Hiện chỉ có 2 cảng biển có đường sắt kết nối trực tiếp là cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân – Quảng Ninh.

Về cảng thuỷ nội địa, hiện chỉ có 2 cảng thủy nội địa có nhánh đường sắt kết nối trực tiếp đến là cảng Việt Trì và cảng Ninh Bình, nhưng các cảng này đã ngừng hoạt động. Hiện cũng chưa có đường sắt kết nối trực tiếp với các cảng hàng không.

Ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hải Phòng kỳ vọng, Nhà nước sẽ tiếp tục đầu tư giải quyết các điểm nghẽn về hạ tầng đường thủy như nạo vét luồng, nâng cao tĩnh không cầu. Doanh nghiệp sẽ phải đầu tư cảng, phương tiện nên cần được hỗ trợ về cơ chế, chính sách.

Theo Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2024, vận chuyển hành khách tăng 8,4% và luân chuyển tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Vận chuyển hàng hóa tăng 12,7% và luân chuyển tăng 7,6%.

Trong đó, vận tải hàng hóa bằng đường biển và đường thủy nội địa đều có sự tăng trưởng khá rõ nét so với các phương thức vận tải còn lại, lần lượt đạt 45,1 triệu tấn (tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2023) và 176,3 triệu tấn (tăng 13,2%), luân chuyển hàng hóa đường biển đạt 85,7 tỷ tấn/km (tăng 5,2%) và đường thủy nội địa đạt 36,7 tỷ tấn.km (tăng 9% so với cùng kỳ).



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/loi-lon-nho-tang-dau-tu-duong-thuy-duong-sat-192240523222546909.htm

Cùng chủ đề

Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II triển khai nhiều giải pháp an toàn cảng bến

Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, đảm bảo an toàn cảng bến trên địa bàn 15 tỉnh phía Bắc. ...

Hơn 3 tỷ đồng hỗ trợ người lao động đường sắt

Công đoàn Đường sắt VN triển khai nhiều hoạt động chăm lo người lao động, đã hỗ trợ hàng nghìn trường hợp với kinh phí lên đến hơn 3,5 tỷ đồng. ...

Thủ tướng: Nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt TP.HCM

Tiếp xúc cử tri tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết các cơ quan đang nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ kéo dài tới Cà Mau. ...

Chạy đua khởi công hai dự án đường sắt lớn

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, sớm khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. ...

Thúc đẩy hợp tác liên vận đường sắt Việt Nam – Trung Quốc

Nhiều vấn đề liên quan đến liên vận đường sắt giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc được thống nhất trong Nghị định thư Hội nghị đường sắt biên giới Việt – Trung lần thứ 44. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà thầu tuyến Vành đai 3 vừa làm vừa ngóng mặt bằng

Dù đã khởi công 1,5 năm nhưng dự án Vành đai 3 TP.HCM vẫn gặp nhiều vướng mắc trong GPMB. Việc thiếu mặt bằng khiến nhà thầu chưa thể đẩy nhanh tiến độ, nhân sự, máy móc phải nằm chờ. ...

Hùng Huỳnh “Anh trai say hi” xin lỗi sau nghi án đạo MV của Jungkook BTS

Đêm 17/12, Hùng Huỳnh bất ngờ lên tiếng trên trang cá nhân sau khi MV mới "Chẳng thể nhắm mắt" gây tranh cãi vì có nhiều điểm giống với MV của Jungkook (BTS). ...

Xe đủ khách không cần chờ giờ xuất bến

Hai chuyến xe có giờ xuất bến liền kề trên cùng một tuyến của cùng một doanh nghiệp vận tải được phép xuất phát cùng lúc nếu đủ khách. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ quy định tổng số chuyến trong ngày. ...

Hai gói thầu đang gặp khó vì thiếu cát

Tuyến tránh thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) có tổng chiều dài hơn 14,5km với tổng đầu tư hơn 900 tỷ đồng dự kiến về đích vào cuối năm nay. ...

Cận cảnh đoàn xe buýt điện phục vụ metro số 1 cập bến TP.HCM

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến metro chính thức hoạt động. ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Cùng chuyên mục

Đường qua đèo Khánh Lê tê liệt, đề nghị công bố tình huống khẩn cấp sạt lở

Cơ quan chức năng đề nghị công bố tình huống khẩn cấp khi quốc lộ 27C qua Khánh Hòa sạt lở, nhiều khối đá chắn trên đèo Khánh Lê khiến giao thông tê liệt. Sạt lở trên đèo Khánh Lê qua tỉnh Khánh Hòa khiến giao thông bị tê liệt. Video: Xuân Ngọc   Hôm nay (18/12), Khu Quản lý đường bộ 3 gửi Cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ GTVT về việc công bố tình huống khẩn cấp khắc...

Các gia đình Palestine kiện chính phủ Mỹ vì viện trợ Israel

(CLO) Năm gia đình Palestine đã chính thức đệ đơn kiện Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 17/12, yêu cầu Chính phủ Mỹ tuân thủ luật pháp liên bang nhằm hạn chế viện trợ quân sự cho Israel vì cáo buộc vi phạm nhân quyền. ...

Thông tin mới vụ nữ phụ xe buýt bị tông đến đa chấn thương

(NLĐO) - Lực lượng chức năng đã xác định được người tông. Còn nữ phụ xe buýt vẫn hôn mê chưa tỉnh. ...

Nam sinh Hà Nội bị nhóm thanh thiếu niên cầm hung khí đuổi chém giữa phố

Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đang điều tra vụ nam sinh lớp 10 bị nhóm thiếu niên dùng hung khí chém nhiều nhát gây thương tích.Theo đại diện Công an quận Thanh Xuân, nguyên nhân ban đầu do mâu thuẫn khi chơi bóng đá. Công an quận Thanh Xuân triệu tập nhóm thanh thiếu niên liên quan vụ việc để lấy lời khai.Theo trình báo của gia đình nạn nhân, chiều 1/12, cháu N.T.H. (SN 2008, quận...

nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 369/KH-UBND ngày 17/12/2024 về việc thực hiện Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Kế hoạch nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn PCCC...

Mới nhất

Bố và con – đôi bạn đồng niên đặc biệt của trường Y

Clip bố học Đại học Y cùng con gái (Video: NVCC).Năm ngoái, cô con gái Thanh Bình (SN 2005) thi đỗ vào trường Đại học Y Dược Thái Bình, chuyên ngành Y học dự phòng. Cùng năm đó, ông Thành (SN 1980), bố nữ sinh trúng tuyển ngành Y khoa theo hệ liên thông đại học.Gần hai năm...

OnPoint công bố mua lại công ty dịch vụ thương mại điện tử của Thái Lan

Ngày 18/12/2024, OnPoint - nhà cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam - công bố thương vụ mua lại CREA, một trong những công ty hàng đầu về TMĐT tại Thái Lan. Sự hợp tác chiến lược giữa hai tên tuổi lớn trong ngành hứa hẹn tạo nên một hệ sinh thái giải pháp...

Nam sinh Hà Nội bị nhóm thanh thiếu niên cầm hung khí đuổi chém giữa phố

Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đang điều tra vụ nam sinh lớp 10 bị nhóm thiếu niên dùng hung khí chém nhiều nhát gây thương tích.Theo đại diện Công an quận Thanh Xuân, nguyên nhân ban đầu do mâu thuẫn khi chơi bóng đá. Công an quận Thanh Xuân triệu tập nhóm thanh thiếu niên liên quan...

Tại sao một số người cảm thấy buồn ngủ hơn sau khi uống cà phê?

Tuy cà phê được biết đến là thức uống giúp tỉnh táo, tăng năng lượng và tập trung, nhưng nhiều người lại cảm...

Quyền lợi của cán bộ, công chức dôi dư sau khi sắp xếp bộ máy

(Dân trí) - Cán bộ, công chức khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính sẽ được điều động, luân chuyển đến các cơ quan hoặc hưởng chế độ, chính sách với người thôi việc, tinh giản biên chế... Liên quan đến quyền lợi, chế độ đối với cán bộ, công chức dôi dư sau khi sắp xếp, bà...

Mới nhất