Trang chủNewsChính trịTăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền...

Tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế


Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024.

Tham gia ý kiến thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, trong năm 2023, mặc dù tình hình thế giới có nhiều khó khăn tác động đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chính phủ đã nỗ lực điều hành, chỉ đạo triển khai các nghị quyết của Đảng và Quốc hội, hoàn thành được 10/15 chỉ tiêu.

Trong đó, các khu vực công nghiệp, xây dựng, nông-lâm-thủy sản, dịch vụ dần phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, ổn định cán cân thương mại.

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05%, dù chưa đạt mục tiêu Quốc hội đề ra nhưng là mức cao so với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực (một số nước thậm chí ghi nhận tăng trưởng âm).

Công tác đối ngoại của đất nước được tăng cường; quốc phòng, an ninh được bảo đảm; công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được quan tâm, có những chuyển biến hết sức tích cực. Công tác thực hành tiết kiệm, theo báo cáo của Chính phủ, cũng có nhiều tiến bộ.

Cùng với đó, vấn đề chăm lo cho người nghèo, việc làm cho lao động nông thôn và tình trạng thất nghiệp ở thành thị cũng được các cấp, các ngành quan tâm giải quyết.

Tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế ảnh 1

Quang cảnh phiên thảo luận ở Tổ 13. (Ảnh: DUY LINH)

Bên cạnh những điểm sáng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn băn khoăn về kim ngạch xuất khẩu năm 2023 giảm 2,5% so cùng kỳ năm trước; tăng trưởng tiêu dùng tư nhân giảm còn 3,5% (năm 2022 là 7,2%); thị trường bất động sản trầm lắng, tốc độ tăng đầu tư khu vực tư nhân trong nước giảm còn 2,8%.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần đánh giá cụ thể hơn các tác động của tăng trưởng trên các mặt xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư của tư nhân trong nước năm vừa qua, làm rõ nguyên nhân và có giải pháp trong thời gian tới. “Điều này hết sức quan trọng”, Chủ tịch Quốc hội nói và cho rằng cần quan tâm đến tính bền vững của các động lực tăng trưởng.

Nhấn mạnh những tháng còn lại năm 2024, dự báo tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, nhất là khi tình hình kinh tế nước ta luôn chịu tác động từ tình hình kinh tế bên ngoài, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần có cần có các kịch bản phù hợp, đánh giá để có chỉ đạo linh hoạt.

Đồng thời, triển khai các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng; thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân; đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài; chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ngoài ra, Chính phủ, các bộ, ngành cần ban hành sớm các nghị định, thông tư để hướng dẫn tổ chức triển khai có hiệu quả các luật căn bản của thể chế kinh tế thị trường như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu… đã được Quốc hội thông qua.

Về ổn định kinh tế vĩ mô, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu xây dựng chương trình tổng thể về thúc đẩy tăng trưởng giai đoạn 2024-2025, quan tâm đúng mức đến ổn định kinh tế vĩ mô, vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt theo các kịch bản để ứng phó với những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực hiện nay.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu các lĩnh vực theo hướng đa dạng hóa, tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế trước những diễn biến khó lường của kinh tế và thương mại thế giới.

Rút bảo hiểm xã hội một lần gây nguy cơ về an sinh xã hội

Nêu ý kiến trong phiên thảo luận ở tổ, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế-xã hội Quốc hội giao cho năm 2023 và năm 2024.

Mặc dù tình hình thế giới còn nhiều biến động, khó lường nhưng Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực, thể hiện trên nhiều phương diện như hoàn thiện thể chế, quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thông…

Tuy nhiên, đại biểu cũng đề cập một số vấn đề Chính phủ cần lưu tâm, chẳng hạn như số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và rút bảo hiểm xã hội một lần tăng, gây nguy cơ về an sinh xã hội và an toàn Quỹ bảo hiểm xã hội.

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn chưa giảm, có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến cơ cấu dân số Việt Nam cũng như sẽ dẫn tới những hậu quả về xã hội và nhân khẩu học, đồng thời là một trong những nguyên nhân gây ra bất bình đẳng giới.

Tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế ảnh 2

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận tổ. (Ảnh: DUY LINH)

Bên cạnh đó là điểm nghẽn về thủ tục hành chính khi còn một số quy định, thủ tục hành chính không còn phù hợp, song chậm được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; giá vé máy bay tăng cao, ảnh hưởng đến phát triển du lịch nội địa và nhu cầu đi lại của nhân dân…

Về độ mở của nền kinh tế, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho biết nước ta là quốc gia có quy mô kinh tế nhỏ, độ mở cao. Thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có độ mở về kinh tế tăng nhanh và lớn nhất thế giới, với tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP tăng liên tục từ 81% năm 1990 lên 186,5% năm 2021.

Bên cạnh những mặt tích cực, theo đại biểu, nền kinh tế có độ mở quá cao, nếu không có những giải pháp chính sách tốt, sẽ đem đến nhiều hệ lụy, như nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương, nhạy cảm với các biến động từ bên ngoài.

Xuất nhập khẩu nhiều nhưng chủ yếu là hàng hóa thâm dụng lao động, giá trị gia tăng không cao; tăng trưởng cao nhưng vẫn ở vị trí cuối trong chuỗi giá trị toàn cầu; nguy cơ là công xưởng gia công, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình là hiện hữu.

Với xu hướng hội nhập sâu và rộng, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các FTAs, đại biểu đoàn Lạng Sơn đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể tác động của độ mở nền kinh tế đến nước ta, xem xét độ mở bao nhiêu là phù hợp, nhu cầu và cơ chế kiểm soát độ mở của nền kinh tế, từ đó xác định lại động lực và mô hình phát triển.





Nguồn: https://nhandan.vn/tang-cuong-nang-luc-noi-tai-va-suc-chong-chiu-cua-nen-kinh-te-post810719.html

Cùng chủ đề

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nửa chặng với từng phiên họp chất lượng

Sau 20 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, trí tuệ, đợt 1 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa đã đi được nửa chặng đường thành công, với nhiều điểm nhấn ấn tượng. Khối lượng công việc "đồ sộ” Là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Kỳ họp thứ 8 có thời gian kéo dài hơn, với nhiều nội dung quan trọng về: Công tác nhân sự, xây dựng...

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và vai trò dẫn dắt của cán bộ cấp chiến lược

(VTC News) - TS Nguyễn Văn Đáng cho rằng cán bộ cấp chiến lược phải là hạt nhân, lực lượng truyền cảm hứng, dẫn dắt cả hệ thống thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy. Năm 2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 18 NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, những kết quả...

Khai mạc Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

NDO - Với một số nội dung có thể được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan chủ trì thể hiện quan điểm rõ ràng có bảo đảm đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại đợt 2 hay chưa, làm cơ sở để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc, xem xét. ...

Hà Nội và TP.HCM giảm 92 đơn vị hành chính cấp xã

Sáng 14/11, tại phiên họp thứ 39, với 100% thành viên có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 12 nghị quyết về việc việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP.HCM, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sơn La, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.Các nghị quyết có hiệu lực thi hành...

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

NDO - Chiều 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội. Theo đó, Quốc hội quyết nghị, tổng số thu ngân sách trung ương năm 2025 là 1.020.164 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 946.675 tỷ đồng. Sử dụng 60...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giải pháp phát triển hạ tầng giao thông xanh

NDO - Ngày 15/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị Tân Phát Sài Gòn (Tân Phát Etek) tổ chức Hội thảo “Giải pháp công nghệ thiết bị, dụng cụ chuyên nghiệp cho bảo dưỡng, sửa chữa và sạc ô-tô điện”. Tham dự của các chuyên gia, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề khu vực miền nam cùng hơn 150 doanh nghiệp đang hoạt động...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

NDO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương, có địa phương đã công bố dịch...

Nhân viên y tế thôn bản được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế

NDO - Sáng 15/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Dự thảo Luật đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, với 137 lượt ý kiến phát biểu tại tổ, 27 lượt phát biểu ý kiến...

[Ảnh] Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah

Trong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru, chiều 14/11/2024 (giờ địa phương, sáng 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Trong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru, chiều 14/11/2024 (giờ địa phương, sáng 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. ...

Việt Nam-Cộng hòa Séc hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với Séc, đối tác hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông Âu. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng quà lưu niệm cho Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Séc - Morava Petr Simunek. (Ảnh: Ngọc Biên/TTXVN) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 13-16/11 theo lời mời của Thủ...

Bài đọc nhiều

Tăng cường quan hệ truyền thống Việt Nam – Venezuela

Tăng cường quan hệ truyền thống Việt Nam - Venezuela Chiều qua (29/10), tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp bà Delcy Rodríguez Gómez, Phó Tổng thống Thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela (PSUV) nhân dịp thăm chính thức Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp bà Delcy Rodríguez Gómez, Phó Tổng thống Thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ...

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà họp gỡ khó cho 2 “siêu dự án” tỷ đô tại Bà Rịa – Vũng Tàu

2 Dự án "Nhà máy sản xuất Polypropylene và Kho ngầm chứa khí hóa lỏng LPG" của Công ty TNHH Hóa chất Hyosung Vina có tổng vốn đầu tư 1,67 tỷ USD và dự án "Tổ hợp Hóa dầu miền Nam" của Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) có tổng vốn đầu tư 5,3 tỷ USD, hiện đang gặp rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ. ...

Đợt 1 của Kỳ họp thứ 8 đạt được nhiều kết quả quan trọng

Ngày 14/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua sáp nhập cấp huyện, cấp xã tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. ...

Thủ tướng Chính phủ làm việc với Lạng Sơn và Cao Bằng

Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa và có cuộc làm việc với các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng về tình hình triển khai 2 dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn). ...

Cùng chuyên mục

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2015-2020 và các ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường. ...

Cao Bằng miễn học phí cho học sinh  bị ảnh hưởng mưa bão

Ngày 15/11, HĐND tỉnh Cao Bằng đã tiến hành Kỳ họp thứ 25 (chuyên đề), nhiệm kỳ 2021 - 2026 thông qua 2 Nghị quyết, 1 Tờ trình các lĩnh vực kinh tế - ngân sách, văn hóa - xã hội. ...

Kỷ nguyên phồn vinh, hạnh phúc

Ngày 15/11, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam-Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. ...

Tăng cường quan hệ song phương Việt Nam – Peru

Theo tin từ Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Peru Dina Boluarte, Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Peru từ ngày 12-14/11. Chiều ngày 13/11 (giờ địa phương), tại Phủ Tổng thống, ngay sau Lễ đón chính thức trọng thể và cuộc gặp riêng, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Dina Boluarte. ...

Thủ tướng Chính phủ làm việc với Lạng Sơn và Cao Bằng

Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa và có cuộc làm việc với các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng về tình hình triển khai 2 dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn). ...

Mới nhất

Lãnh đạo Đức-Nga điện đàm lần đầu tiên sau gần 2 năm

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc điện đàm đầu tiên sau gần 2 năm vào...

Đà Nẵng: Điểm sáng trong triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Ngày 15/11, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các DTTS TP. Đà Nẵng lần II năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đây là dịp để Thành phố biểu dương những tấm gương...

Thanh niên TP.HCM giao lưu cùng hai người treo cờ Việt Nam trên nhà thờ Đức Bà Paris

Buổi gặp gỡ không chỉ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mà còn thắp lên trong lòng thế hệ thanh niên TP niềm tự hào dân tộc và luôn nhớ về một thời chiến đấu đầy oai hùng, vinh quang. ...

Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng

Hoàn thiện cơ chế chính sách tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng với công sức của mình, nhất là giáo viên mầm non, những người đang công tác ở vùng sâu, vùng xa... ...

Chứng khoán lại ‘tụt huyết áp’, hơn 500 cổ phiếu giảm giá

Với gần 550 cổ phiếu giảm điểm trong phiên cuối tuần, VN-Index lại mất thêm gần 14 điểm. Hàng loạt mã chứng khoán, ngân hàng mất 2-3% thị giá. ...

Mới nhất