Trang chủPolitical ActivitiesTỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 23/5: QUỐC HỘI THẢO LUẬN PHIÊN TOÀN...

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 23/5: QUỐC HỘI THẢO LUẬN PHIÊN TOÀN THỂ KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI ĐẾN KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV

Chiều 23/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sau khi thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, các thành viên Chính phủ và các cơ quan, cá nhân có liên quan sẽ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Cổng thông tin điện tử Quốc hội liên tục cập nhật thông tin của phiên họp…

14h27: Đại biểu Nguyễn Hữu Thông – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận: Sự quyết liệt của các cấp, các ngành, của người đứng đầu là yếu tố quyết định trong việc giải quyết kiến nghị của người dân

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông bày tỏ thống nhất cao với Báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV. Đại biểu nêu rõ, việc Quốc hội dành thời lượng nhất định để thảo luận chính thức nội dung này ở nghị trường từ Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV là một việc rất đúng, rất hợp lòng dân. Điều này một nữa khẳng định Quốc hội không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt đông giám sát của Quốc hội, từng ý kiến, kiến nghị của cử tri được xem xét giải quyết một cách thấu đáo; đồng thời, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan chức năng. 

Theo đại biểu Nguyễn Hữu Thông, việc thực hiện những kiến nghị của người dân, doanh nghiệp tốt hay chưa tốt thì yếu tố quyết liệt của các cấp, các ngành, của người đứng đầu là yếu tố quyết định. Đại biểu dẫn chứng cử tri Bình Thuận rất vui mừng khi được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đầu tư xây dựng đến nay đã chính thức đưa vào hoạt động đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và Phan Thiết – Vĩnh Hảo góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và đưa vào khai thác, sử dụng có một số bất cập và cử tri phản ánh như đường gom dân sinh, đường hư hỏng do chuyển vật liệu xây dựng cao tốc. Những kiến nghị trên đã được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổng hợp và gửi đến Bộ Giao thông vận tải xem xét giải quyết. Với trách nhiệm rất cao, cho đến nay những kiến nghị trên đã được xem xét cơ bản giải quyết xong.

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông cho biết, hiện nay Đoàn ĐBQH tỉnh nhận nhiều đơn của các Công ty liên quan đến vấn đề cho các cơ sở y tế mượn trang thiết bị y tế, sinh phẩm… trong công tác phòng chống dịch COVID-19 nhưng đến nay vẫn chưa được thanh toán, chưa được giải quyết. Vấn đề này cũng đã được đại biểu nêu tại Kỳ họp thứ 6 và Bộ trưởng Bộ Y tế hứa sẽ trình cấp có thẩm quyền có chính sách giải quyết nhưng cho đến nay việc này vẫn chưa được giải quyết. Do đó, đại biểu bày tỏ mong Bộ Y tế sớm tham mưu cấp có thẩm quyền sớm ban hành văn bản giải quyết vấn đề trên. 

Đồng thời, Bộ Y tế quan tâm đưa nội dung tính lãi cho các doanh nghiệp từ khi mượn hàng hóa, trang thiết bị cho đến nay và cơ chế tài chính cho các địa phương, các cơ sở y tế bị khởi kiện như: án phí và chi phí thi hành các bản án. Nếu được như vậy doanh nghiệp thấy được Nhà nước, Chính phủ quan tâm đến sự phát triển của doanh nghiệp có lý có tình và các địa phương, các cơ sở y tế cũng dễ triển khai thực hiện, đại biểu Nguyễn Hữu Thông nêu rõ.

14h23: Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Quan tâm tới hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội, đại biểu cho biết, nhiều năm qua, hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung, giám sát tối cao nói riêng đã được triển khai vô cùng hiệu quả, được cử tri và nhân dân đánh giá rất cao. Những chủ đề được lựa chọn giám sát đều là những vấn đề trọng tâm của việc phát triển kinh tế – xã hội đất nước, là những vấn đề nóng được cử tri và nhân dân đặc biệt chú ý. Kết quả giám sát của Quốc hội đã chỉ rõ các khó khăn, vướng mắc, những nút thắt, điểm nghẽn, bất cập trong quá trình thực thi pháp luật và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế…

Đại biểu nhấn mạnh, kết quả giám sát là cơ sở quan trọng để Quốc hội và Chính phủ kịp thời tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc nhất định, nhất là vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách và đưa ra những kiến nghị để bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật. 

Tuy nhiên, đối với hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, đại biểu nhận thấy, có lúc việc lựa chọn vấn đề giám sát tuy rất sâu sắc, đúng nguyện vọng của cử tri nhưng chưa thực sự trúng thời điểm. 

Cuộc giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2009 đến hết năm 2023 được triển khai giám sát trực tiếp khi Quốc hội vừa thông qua Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi và một số luật có liên quan. Do đó, khi Đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương tiến hành giám sát đã gặp nhiều khó khăn. 

Những vướng mắc, bất cập hầu hết đã được tháo gỡ trong các luật đã được Quốc hội thông qua. Do đó, các Đoàn đại biểu Quốc hội rất khó trong việc đưa ra kiến nghị để hoàn thiện thể chế. Nếu tiến hành trước thời điểm Quốc hội cho ý kiến và thông qua các luật trên thì những kiến nghị sau giám sát sẽ là cơ sở vững chắc cho việc xem xét, sửa đổi pháp luật.

14h11: Đại biểu Nguyễn Tạo – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng: Chồng lấn về quy hoạch là rào cản trong phát triển kinh tế, xã hội

Thảo luận tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Tạo nêu rõ, từ Kỳ họp thứ 6 đến nay, cử tri cho rằng Chính phủ, Thủ tướng đã tích cực quan tâm giải quyết vấn đề còn tồn đọng, bất cập trong các kiến nghị của cử tri; đặc biệt thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chính phủ đã quy định về cơ chế quản lý tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia với các nội dung chủ yếu như phân cấp, phân quyền cho địa phương, nhất là các cấp cơ sở nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp trong quản lý và tổ chức thực hiện.

Đại biểu cho biết, cử tri cũng cho rằng sự chồng lấn về quy hoạch là rào cản trong quá trình, tiến trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, vùng và quốc gia. Thực hiện Quyết định số 866/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì đối với việc thăm dò, khai thác khoáng sản bauxite, sản xuất alumin, nhôm kim loại đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông, đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ sinh thái vùng Tây Nguyên và phù hợp với Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các công trình trọng điểm tại Tây Nguyên, đặc biệt là các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng chưa thể triển khai thực hiện do vướng về mặt pháp lý, chồng lấn về mặt quy hoạch vùng dự trữ mỏ khoáng sản, rất khó khăn cho địa phương trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất dự trữ khoáng sản để phát triển KTXH. 

Đại biểu nhấn mạnh, để xử lý chồng chéo giữa quy hoạch dự trữ mỏ và khai thác khoáng sản với các quy hoạch phát triển KTXH của Việt Nam như: Quy hoạch phát triển KTXH tổng thể quốc gia, Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng – liên vùng; quy hoạch vùng tỉnh… thì vấn đề quan trọng nhất là cần có sự phối hợp, tính toán toàn diện và sự chủ động trong quản lý và thực hiện quy hoạch để bảo đảm sự phát triển bền vững cho đất nước.

14h03: Đại biểu Thạch Phước Bình – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh: Cần bổ sung quy định về hậu giám sát đối với việc giải quyết các kiến nghị của cử tri

Đại biểu Thạch Phước Bình nêu rõ, cử tri đánh giá cao việc Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương, TANDTC, VKSNDTC đã quan tâm xem xét, giải quyết 2.210/2.216 (đạt gần 100%) kiến nghị của cử tri. Điều này cho thấy Chính phủ và các bộ ngành Trung ương đã chú trọng giải quyết kiến nghị của cử tri, thể hiện tinh thần cầu thị, tích cực, chủ động khắc phục những hạn chế, đề ra những biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành. Việc nghiên cứu tiếp thu, giải quyết kiến nghị của cử tri đã góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, ổn định trật tự an toàn xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân, tạo niềm tin cho cử tri và nhân dân trong cả nước. 

Bên cạnh các kết quả đạt được, Báo cáo số 832 của UBTVQH cũng thẳng thắn chỉ ra 5 hạn chế. Đại biểu Thạch Phước Bình bày tỏ đồng tình với các hạn chế và các kiến nghị của Quốc hội. 

Từ thực tiễn tham gia công tác giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri có thể thấy rằng, vẫn còn một số tồn tại chưa được chỉ ra như một số cơ quan của Quốc hội còn chưa quan tâm đúng mức, chưa tiếp thu đầy đủ các kiến nghị của cử tri trong việc thẩm tra, đánh giá tác động của một số dự án luật, chưa khai thác hiệu quả các ý kiến, ý nghĩa của cử tri, chưa lấy đó làm cơ sở làm căn cứ thực tiễn để xem xét đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm. Việc tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho các dự án luật đôi khi còn mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả. 

Trong quá trình giám sát, việc đánh giá kết quả tổ chức thi hành luật, pháp lệnh của các cơ quan có thẩm quyền nhiều khi còn chung chung, chưa xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người đứng đầu chịu sự giám sát; việc theo dõi, đôn đốc, giám sát công tác tổ chức thực hiện các kết luận giám sát, nghị quyết của Quốc hội về giám sát còn chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả giám sát chưa cao…

Do đó, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị Quốc hội, UBTVQH tiếp tục hoàn thiện phương thức giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Đồng thời đề nghị nên bổ sung quy định về hình thức Quốc hội, UBTVQH, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri thông qua hình thức phản hồi của cử tri về kết quả giải quyết đó, tức là quy định cụ thể về việc lấy ý kiến của cử tri về những vấn đề mà họ kiến nghị có được cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời, đầy đủ, đúng quy định pháp luật hay không.

Bên cạnh đó, cần bổ sung quy định về hậu giám sát đối với việc giải quyết các kiến nghị của cử tri để kịp thời yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý những vấn đề mới phát sinh.

14h00: Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp

Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, theo chương trình, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Phiên thảo luận được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Trước đó, sáng 20/5, Quốc hội đã nghe Báo cáo số 832, gồm 37 trang, 11 phụ lục, 373 vấn đề. Tại báo cáo đã nêu tổng số tiếp nhận 2.216 kiến nghị của cử tri, đến nay đã giải quyết, trả lời được 2.210/2.216 kiến nghị, đạt 99,7%. Đây là tỷ lệ giải quyết, trả lời cử tri cao, thể hiện sự tích cực của các cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, báo cáo cũng nêu các kết quả giải quyết của từng cơ quan, tổ chức, đánh giá kết quả đạt được cũng như tồn tại, hạn chế trong việc tổng hợp, giải quyết kiến nghị cử tri; đưa ra các kiến nghị cụ thể với Chính phủ và bộ ngành Trung ương, nhằm tiếp tục giải quyết kiến nghị của cử tri, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân, cũng như nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trong phiên thảo luận hôm nay, ngoài những nội dung do Ban Dân nguyện gợi ý và những vấn đề đại biểu quan tâm, đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ các nội dung sau:

Một là, đối với 12 lĩnh vực được nhiều cử tri cả nước quan tâm kiến nghị đã nêu trong báo cáo, như: nông nghiệp nông dân nông thôn, thực hiện chính sách người có công, lao động việc làm, an sinh xã hội, văn hóa thể thao du lịch, thông tin và truyền thông, y tế, giáo dục, kế hoạch đầu tư, tài chính, ngân hàng, sản xuất kinh doanh, quản lý thị trường, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ, tổ chức bộ máy nhà nước, cán bộ công chức, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và thi hành pháp luật, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng…

Hai là, xung quanh tình hình cử tri kiến nghị còn hạn chế, đó là chưa giải quyết trả lời, hoặc chậm trả lời; trả lời không rõ trách nhiệm… 

Ba là, những kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong báo cáo số 832.

Bốn là, những nội dung khác có liên quan, thông qua tiếp xúc cử tri, làm việc với địa phương, các bộ ngành mà đại biểu Quốc hội tiếp nhận được.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

Nguồn: https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=87008

Cùng chủ đề

Bắc Giang sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá của cả nước

Chiều 17/12, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 - 2025. ...

Chủ tịch QH dự Hội nghị về Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bắc Giang

Chiều 17/12/2024, tại thành phố Bắc Giang, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị công bố Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2025. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-qh-du-hoi-nghi-ve-nghi-quyet-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-tinh-bac-giang-post1002627.vnp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp về tổng kết công tác năm 2024

Sáng 17/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì họp với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội về tổng kết công tác năm 2024. Chỉ rõ một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp thứ 9, Kỳ họp thứ 10 và...

Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW

Chiều 16/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" tại các cơ quan...

Thông điệp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” như một lời hiệu triệu

Kinhtedothi - Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải quan tâm, thực hiện ngay thông điệp về "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" của Tổng Bí thư Tô Lâm. Đây như một lời hiệu triệu, đổi mới sáng tạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Ngày 14/12, tại thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu Quốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 10/12 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 40 – phiên họp cuối cùng năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025; xem xét, thông qua Chương...

Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn toàn quốc Trung Quốc phát triển ngày càng hiệu...

Sáng ngày 17/6, tại Nhà Quốc hội, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã hội đàm với Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nhân đại toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Phó Tự Ứng. Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà và Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Phó Tự Ứng​ Nhiệt liệt chào...

Sửa đổi toàn diện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với công tác phòng, chống mua bán...

Chiều ngày 7/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc phiên toàn thể tại Hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp Giải quyết vướng mắc bất cập, đáp ứng yêu cầu thực tiễn Tại phiên họp, trình bày...

TẠO CƠ SỞ PHÁP LÝ, PHÁT HUY TIỀM NĂNG ĐỂ ĐÀ NẴNG TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ VĂN MINH, HIỆN ĐẠI

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng ngày 7/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Toàn cảnh Phiên họp Hiện Đà Nẵng đang thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020...

QUỐC HỘI NGHE BÁO CÁO VỀ DỰ ÁN LUẬT TƯ PHÁP NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 6/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe báo cáo về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Theo đó, dự án Luật gồm 173 điều được bố cục thành 05 phần, 11 chương, được xây dựng theo việc thực hiện chủ trương của Đảng về “phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em”. Phát...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

LPBank lọt top đầu 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và nhà tuyển dụng được yêu thích 2024

Năm 2024 chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) trên hành trình chinh phục những đỉnh cao mới. Không chỉ khẳng định năng lực quản trị và hiệu quả kinh doanh ấn tượng, LPBank còn liên tục gặt hái thành công với hàng loạt giải thưởng uy tín. Mới đây, LPBank tiếp tục được xướng tên trong TOP 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam và là “Nhà...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Cùng chuyên mục

Liên hoan ẩm thực Trải nghiệm xứ Trà, đậm đà bản sắc

Nhằm khai thác, giới thiệu các món ăn truyền thống gắn với các sản phẩm chế biến từ chè, tạo sản phẩm ẩm thực đặc trưng, độc đáo của tỉnh Thái Nguyên, ngày 16/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan ẩm thực với chủ đề “Trải nghiệm xứ...

BSR khen thưởng các nhà thầu góp phần đảm bảo vận hành an toàn NMLD Dung Quất trong năm 2024

Ngày 12/12, tại Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác An toàn - Sức khỏe - Môi trường (ATSKMT) năm 2024. Tại Hội nghị, BSR cũng ghi nhận và khen thưởng những đóng góp của các đối tác trong việc đảm bảo vận hành an toàn, ổn định NMLD Dung Quất trong năm qua. Tham dự Hội nghị có đại diện...

Máy bay huấn luyện sản xuất ở Việt Nam trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng

(Dân trí) - TP-150 là sản phẩm hợp tác giữa Việt Nam và Ý, phục vụ công tác huấn luyện bay sơ cấp và nhiệm vụ tuần tra, được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Máy bay TP-150 là dòng sản phẩm hợp tác giữa Việt Nam và Ý, được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần 2 tại Việt Nam. TP-150 sẽ phục vụ huấn luyện phi công quân sự...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười hai

(Bqp.vn) - Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự, chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Lương Cường, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Đại tướng Phan Văn...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc tham dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm...

(MPI) - Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đã trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch và tặng hoa chúc mừng tỉnh Bình Phước. Phó Thủ tướng...

Mới nhất

HĐBA ra thông cáo về tình hình Syria, kêu gọi các láng giềng kiềm chế, UNHCR hối thúc bảo vệ dân thường

Cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa kết thúc ngay cả sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.

Tôn vinh các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 17.12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 -22.12.2024), dưới sự chỉ đạo của Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Nhà hát Hồ Gươm đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có...

Mới nhất