Trang chủNewsThể thaoHành trình ‘kỳ lạ’ của con nhà nòi quyền anh đến tấm...

Hành trình ‘kỳ lạ’ của con nhà nòi quyền anh đến tấm vé Olympic môn cầu lông


Ngày 30.4.2024, thể thao Việt Nam đón nhận tin vui khi tay vợt cầu lông Lê Đức Phát chính thức đoạt vé tham dự nội dung đơn nam môn cầu lông Olympic 2024. VĐV sinh năm 1998 này là tuyển thủ Việt Nam thứ 10 có tên trong danh sách đến Thế vận hội Paris.

Xếp hạng 74 thế giới và hạng 34 vòng loại Olympic Paris 2024, tức nằm trong nhóm những tay vợt đủ điều kiện tham đến Pháp tham dự Thế vận hội, nhưng Lê Đức Phát lẫn người hâm mộ cầu lông Việt Nam không dám ăn mừng sớm mà chờ kết quả được Liên đoàn Cầu lông thế giới và Ủy ban Olympic quốc tế công bố. Để rồi khi được thông báo chính thức có vé dự Thế vận hội, người hâm mộ cầu lông Việt Nam nói chung và bản thân Lê Đức Phát như vỡ oà cảm xúc.

Lê Đức Phát là VĐV thứ 10 của thể thao Việt Nam có vé tham dự Olympic Paris 2024

Lê Đức Phát là VĐV thứ 10 của thể thao Việt Nam có vé tham dự Olympic Paris 2024

‘Hot boy’ cầu lông Lê Đức Phát: Hành trình của đứa con nhà nòi quyền anh đến tấm vé Olympic Paris 2024

Trước đó khi kết thúc hành trình vòng loại Olympic 2024 với giải đấu cuối cùng là Kazakhstan International Challenge vào giữa tháng 4.2024, bởi thua trận bán kết và đoạt huy chương đồng nên bản thân Đức Phát không nghĩ bản thân có cơ hội đến Thế vận hội.

Trong 2 tuần hồi hộp chờ đợi kết quả, Đức Phát vẫn kiên trì tập luyện để giữ được nền tảng thể lực và phong độ. Vào ngày công bố chính thức là 30.4.2024, sau khi đi tập về thì tay vợt thuộc đơn vị Quân đội nhận được rất nhiều tin nhắn và cuộc gọi nhỡ. Đức Phát có phần ngạc nhiên khi trên mạng xã hội có rất nhiều người chúc mừng mình chính thức được dự Olympic.

Tuyển thủ cầu lông Lê Đức Phát đã hạnh phúc vô bờ với thành tích lần đầu tiên gặt hái được. Gần như suốt cả đêm đó, tay vợt sinh năm 1998 không ngủ được vì quá xúc động. Dù vậy, Đức Phát nhanh chóng quay trở lại tập luyện với cường độ cao hơn để đưa bản thân về trạng thái tâm lý ổn định.

Tay vợt thuộc đơn vị Quân đội có thể hình ấn tượng với chiều cao 1,8 m

Tay vợt thuộc đơn vị Quân đội có thể hình ấn tượng với chiều cao 1,8 m

Trong vòng 1 năm, Lê Đức Phát thăng tiến 93 bậc, từ tay vợt ngoài nhóm 160 thế giới lọt vào nhóm 80, để rồi chính thức có vé đến Thế vận hội Paris vào tháng 7.2024. Đó là thành quả từ nỗ lực không ngừng nghỉ của tay vợt này, nhất là khi anh có thời điểm tưởng chừng phải bỏ cuộc vì chấn thương.

Trong tổng số 38 tay vợt cầu lông đủ điều kiện tham dự Olympic Paris ở nội dung đơn nam, vị trí của Đức Phát có thể khiêm tốn so với những VĐV xuất sắc ở đẳng cấp thế giới, nhưng việc có lần đầu tiên tham dự Olympic thực sự là thành tích đáng khen ngợi cho Lê Đức Phát.

Chia tay quyền anh vì sợ đau, sợ bị… đấm

Chưa kể, hành trình của tay vợt sinh năm 1998 còn có phần đặc biệt hơn khi anh là người con được sinh ra trong gia đình có truyền thống thể thao, có cha là cựu VĐV quyền anh Lê Văn Đức từng vô địch quốc gia các năm 1988, 1989. Bản thân Đức Phát cũng có xuất phát điểm từng luyện tập quyền anh, nhưng một lý do thú vị đã khiến Phát “quay xe” sang chơi cầu lông.

Bởi không có năng khiếu quyền anh, lại rất sợ bị đau, sợ bị… đấm nên anh chuyển sang chơi thử cầu lông. Sau khi cầm vợt và đánh vài đường cầu thì cậu bé sinh năm 1998 thấy môn này rất vui. Đức Phát nghĩ bản thân phù hợp để chơi môn này và anh gắn bó với cầu lông cho đến hiện tại.

VĐV sinh năm 1998 từng tập luyện boxing nhưng chuyển sang chơi cầu lông vì sợ... bị đấm

VĐV sinh năm 1998 từng tập luyện quyền anh nhưng chuyển sang chơi cầu lông vì sợ… bị đấm

Tìm được cầu lông như môn thể thao “chân ái” của con đường sự nghiệp, nhưng Đức Phát vẫn chưa được sớm thỏa sức vùng vẫy và luyện tập hết mình với đam mê. VĐV sinh năm 1998 từng có thành tích học tập thời phổ thông rất tốt nên được gia đình kỳ vọng sẽ tiếp tục đi theo con đường học hành để ổn định sự nghiệp. Khi Đức Phát chia sẻ với gia đình mong muốn được chơi thể thao chuyên nghiệp, gia đình bên nội, ngoại và cả mẹ của anh tỏ ý không ủng hộ.

Với Lê Đức Phát, việc quyết định chơi thể thao là điều khá mạo hiểm. Nếu anh cứ như các bạn bè khác, đi theo con đường học thì biết đâu đã có một công việc, sự nghiệp ổn định. Có vẻ như tương lai trong con đường học hành cũng được đảm bảo hơn con đường thể thao.

Nhưng có lẽ vì là “con nhà nòi”, được thừa hưởng những tố chất mạnh mẽ khi vận động, dòng máu thể thao đã chảy trong con người Đức Phát khiến anh chỉ muốn theo đuổi con đường cầu lông chuyên nghiệp. Tay vợt sinh năm 1998 khi đó rất muốn đi tập huấn cùng các đội tuyển trẻ để có thể phát triển sự nghiệp hơn. Có lẽ hiểu được những nỗi niềm của cậu con trai, với tâm thế là một người yêu thích thể thao, người cha là cựu VĐV quyền anh Lê Văn Đức đã tạo điều kiện để Đức Phát theo đuổi đam mê. Bản thân Lê Đức Phát cũng quyết tâm chơi môn này đến nơi đến chốn, để mọi người đều biết anh có thể làm được điều gì đó đặc biệt.

Lê Đức Phát được đặt kỳ vọng sẽ tiếp bước người đàn anh Nguyễn Tiến Minh

Lê Đức Phát được đặt kỳ vọng sẽ tiếp bước người đàn anh Nguyễn Tiến Minh

Đặt mục tiêu tiếp bước đàn anh từng đi vào lịch sử thể thao Việt Nam khi tham dự 4 kỳ Olympic liên tiếp là Nguyễn Tiến Minh, Lê Đức Phát đã đạt được cột mốc ấn tượng đầu tiên là có tên đến Olympic Paris 2024.

Nhắc về thiệt thòi phải thi đấu mà không có HLV đi cùng ở Olympic như người đàn anh, Đức Phát tiết lộ cầu lông Việt Nam có thể sẽ được hỗ trợ bởi một ê kíp trên đất Pháp sắp tới. Thực tế, việc các VĐV cầu lông đẳng cấp nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua như Nguyễn Tiến Minh, Vũ Thị Trang, Nguyễn Thùy Linh hay Lê Đức Phát,… tham dự các giải đấu quốc tế lớn mà không có HLV đi cùng là câu chuyện không mới. Tuy nhiên nếu nhìn một cách tổng thể, đó lại là điều có lợi cho các tuyển thủ bởi họ sẽ được trải nghiệm và thi đấu ở nhiều đấu trường hơn.

Theo Đức Phát, kinh phí tham dự các giải đấu quốc tế là có giới hạn. Mặc dù vậy, các VĐV cầu lông cũng được tạo điều kiện thi đấu rất nhiều. Để tiết kiệm chi phí, việc đi thi đấu một mình sẽ giúp các tay vợt được dự thêm nhiều giải quốc tế hơn. Dẫu biết việc có thêm HLV đi cùng sẽ rất tốt, nhưng khi đó kinh phí dự một giải đấu sẽ bị đội lên. Câu chuyện này không chỉ xảy ra nơi các VĐV Việt Nam, mà cả nhiều VĐV châu Âu, châu Mỹ cũng chọn đi thi đấu một mình.

Lê Đức Phát và Nguyễn Thùy Linh sẽ là 2 đại diện của cầu lông Việt Nam tại Olympic 2024

Lê Đức Phát và Nguyễn Thùy Linh sẽ là 2 đại diện của cầu lông Việt Nam tại Olympic 2024

Với tài năng và niềm đam mê với cầu lông, Đức Phát còn được ví von như một “hot boy” của làng cầu lông nhờ thể hình ấn tượng với chiều cao 1,8 m và một cá tính đặc biệt.

Lê Đức Phát vẫn đang hết mình luyện tập và thi đấu để tiến về phía trước. Với đà thăng tiến hiện tại, tay vợt sinh năm 1998 có lẽ sẽ còn chinh phục thêm nhiều cột mốc và khi đó, hành trình kỳ diệu của Lê Đức Phát hứa hẹn sẽ còn rực rỡ và kéo dài hơn.




Nguồn: https://thanhnien.vn/le-duc-phat-hanh-trinh-ky-la-cua-con-nha-noi-quyen-anh-den-tam-ve-olympic-mon-cau-long-18524052219415714.htm

Cùng chủ đề

Tặng bằng khen cho học sinh đoạt giải Olympic Khoa học trẻ quốc tế

(Dân trí) - Sáng nay (13/10), Sở GD&ĐT Hà Nội đón đoàn học sinh dự thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế (IJSO) trở về. Trong thời gian tham gia kỳ thi, đoàn học sinh đã tham gia các chương trình giao lưu văn hóa với nước sở tại và các đoàn quốc tế.Đặc biệt, thầy trò trong đoàn cũng đã đến chào xã giao và thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani, được ngài Đỗ Đức Thành, Đại...

Cựu phó chủ tịch Liên đoàn cầu lông TP.HCM qua đời

Sau thời gian chiến đấu với bệnh tật, bà Huỳnh Ngọc Liên trút hơi thở cuối cùng lúc 11h ngày 29/11, được hỏa táng tại Bến Tre chiều 30/11. Đây là tin buồn không chỉ với cầu lông TP.HCM mà còn với cả nước.Lúc sinh thời, bà Huỳnh Ngọc Liên có nhiều đóng góp để đưa cầu lông Việt Nam vươn tầm quốc tế. Bà từng nhiều lần kết nối với các cấp lãnh đạo, đơn vị tài...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

58% trường ĐH đưa nội dung khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn

Có 58% cơ sở giáo dục ĐH đưa nội dung khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn, với tối thiểu 2 tín chỉ/môn học. Trong đó, một số trường CĐ sư phạm cũng đã đưa khởi nghiệp thành môn học...

‘Cánh Én Nhỏ’ lan tỏa thông điệp sống đẹp xúc động

Trong số các nhân vật truyền cảm hứng của 'Sống đẹp' mùa 4 - 'San sẻ yêu thương', vừa được trao giải sáng 20.12 tại tòa soạn Báo Thanh Niên (TP.HCM), câu chuyện của nhân vật Én Nhỏ (tên thật: Huỳnh Thanh Thảo, 38 tuổi) 'chạm' đến khán giả bởi sự kiên trì, nỗ lực sống không chỉ vì mình mà còn vì người. Một trong những phần đặc biệt của lễ tổng kết trao giải Sống đẹp mùa 4 là sự...

Bài đọc nhiều

Hậu vệ bay người phản lưới như tiền đạo đối thủ, Philippines suýt thua tuyển Lào

Cầu thủ Philippines bay người phản lướiĐội tuyển Lào gặp Philippines trên sân vận động quốc gia tại Viêng Chăn. Hưng phấn sau trận hòa Indonesia, đội bóng của huấn luyện viên Ha Hyeok-jun tiếp tục cống hiến những pha bóng ấn tượng dù gặp đối thủ mạnh hơn.Philippines áp đảo với tỷ lệ kiểm soát bóng lên đến gần 80%. Tuy nhiên, số lượng cơ hội 2 đội tạo ra là như nhau. Đội tuyển Lào vẫn...

Chuyên gia: Tuyển Việt Nam sẽ vào bán kết, nhất là khi có thêm Nguyễn Xuân Son

Đội tuyển Việt Nam tiếp tục trải qua một trận đấu rất khó khăn tại AFF Cup 2024. Thầy trò HLV Kim Sang-sik chỉ có thể giành lại 1 điểm trước Philippines ở phút bù giờ thứ 7 của hiệp 2 sau pha đánh đầu của Doãn Ngọc Tân.Đội tuyển Việt Nam vẫn chưa thể khiến người hâm mộ yên tâm, nhưng ít nhất "các chiến binh sao vàng" vẫn có kết quả tốt tính cho đến thời...

Cùng chuyên mục

Nguyễn Xuân Son: Tôi tập hát Quốc ca Việt Nam mỗi ngày

"Về việc hát Quốc ca, tôi tự tin mình có thể làm được trong trận đấu ngày mai. Tôi đã tập hát Quốc ca mỗi ngày", Nguyễn Xuân Son trả lời trong buổi họp báo trước trận đấu giữa Việt Nam và Myanmar. Theo lời huấn luyện viên Kim Sang-sik, trận đấu trên sân vận động Việt Trì (Phú Thọ) ngày mai 21/12 sẽ là lần đầu tiên Nguyễn Xuân Son ra sân cho đội tuyển Việt Nam.Sau...

Mới nhất

Hơn 83.100 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành được thanh toán gốc lãi đúng hạn

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS), lũy kế từ đầu năm 2024 đến 16/12/2024, khoảng 83.134 tỷ đồng tiền gốc và lãi của các trái phiếu đến hạn do TCBS tư vấn phát hành đã được thanh toán đầy đủ và đúng hạn. TCBS cũng ghi dấu ấn tiên phong khi triển khai thành công...

Khoảng 100.000 người dân đã đăng ký tham quan Triển lãm quốc phòng quốc tế

Theo thông tin từ ban tổ chức Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, bắt đầu từ 9h ngày mai 21-12, người dân có thể vào tham quan triển lãm tại sân bay Gia Lâm, Long Biên, Hà Nội. ...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. ...

Mỹ: Ăn hàu sống, ít nhất 80 người nhiễm Novovirus

Một sự kiện tôn vinh các nhà hàng hàng đầu ở Los Angeles đã khiến ít nhất 80 người bị bệnh do bùng phát Norovirus liên quan đến hàu sống, Sở Y tế công cộng quận Los Angeles xác nhận với ABC News. ...

Lớp học ‘ánh sáng xanh’ của thầy giáo trẻ

Khi các em còn cần, tôi sẽ còn dạy, cho dù lớp chỉ có một trò. Riêng với lớp học ‘Ánh sáng xanh’ không có ai giàu, nghèo, giỏi, dở, các em như nhau và...

Mới nhất