Trang chủNewsThời sựVì sao gói hỗ trợ phục hồi kinh tế theo Nghị quyết...

Vì sao gói hỗ trợ phục hồi kinh tế theo Nghị quyết số 43 không phát huy hiệu quả?


Khó do các quy định mang tính thủ tục

Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội (KTXH) được kỳ vọng tăng thêm đầu tư vào phục hồi kinh tế, gồm các dự án như dự án giao thông, dự án trọng điểm và các chương trình hỗ trợ lãi suất cho các lĩnh vực cần ưu tiên phục hồi.

Vì sao gói hỗ trợ phục hồi kinh tế theo Nghị quyết số 43 không phát huy hiệu quả?
Đền hết năm 2023, gói hỗ trợ lãi suất 2% mới chỉ giải ngân đạt 3,05% quy mô gói (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trong báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, Chính phủ đã tổng kết tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm (tối đa 40.000 tỉ đồng) từ ngân sách nhà nước thông qua hệ thống các ngân hàng (NH) thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, hộ kinh doanh…

Theo đó, đến hết năm 2023, gói này chỉ giải ngân được khoảng 1.218 tỉ đồng cho gần 2.300 khách hàng, tương đương khoảng 3,05% quy mô gói. Như vậy, còn khoảng 38.782 tỉ đồng không sử dụng hết.

Chia sẻ với phóng viên bên lề hành lang Quốc hội vào sáng ngày 21/5 vừa qua, Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường- Đoàn TP. Hà Nội cho rằng, nhiều dự án thuộc các lĩnh vực khác không thuộc các lĩnh vực trọng điểm, ví dụ các lĩnh vực y tế, giáo dục, đầu tư mua sắm… vẫn còn vướng các thủ tục hành chính. Chính vì vậy, đến thời điểm thực hiện chương trình giám sát thì nhiều nguồn vốn hầu như chưa được giải ngân, mới nằm trong giai đoạn thẩm tra các dự án để hoàn thiện các thủ tục và khi hoàn thành thủ tục mới giải ngân được.

“Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta cần phải xem những quy định mang tính thủ tục cho việc triển khai các dự án đầu tư còn kéo dài.’- Đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Theo đại biểu, những vướng mắc chủ yếu của các dự án mua sắm, đầu tư cho y tế, giáo dục, bởi nhiều yếu tố như định mức về kinh tế kỹ thuật, đơn giá về các trang bị chưa có quy định cụ thể, trong khi chưa trao quyền quyết định cho những cơ quan đầu tư đó. Chính vì vậy, việc đưa đến phương án lại đẩy trách nhiệm hỏi các cơ quan, bộ, ngành, kéo thời gian rất dài.

Đặc biệt, gói hỗ trợ lãi suất 2% là kỳ vọng rất lớn của Nghị quyết 43, mong muốn với hỗ trợ 40.000 tỷ đồng có khoảng 2 triệu tỷ đồng tín dụng sẽ được đưa vào nền kinh tế để phục hồi. Tuy nhiên, kết quả thực hiện rất thấp, hầu như không đáng kể.

Rõ ràng gói hỗ trợ 2% là không khả thi thì đương nhiên chúng ta phải thay đổi, không nên tiếp tục giữ nữa mà nên hỗ trợ những chương trình đã hỗ trợ có hiệu quả. Chúng ta đang có dư địa khá tốt về tài khóa, do đó, nên tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa ngược, thông qua việc tiếp tục duy trì giảm các khoản thuế, các nghĩa vụ đóng góp hoặc thậm chí phải giảm một số khoản đóng góp cho các đối tượng đang khó khăn.”- đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, cần chuyển gói 40.000 tỷ sang hỗ trợ theo các mục tiêu rõ ràng. Điển hình như trước đây có những gói hỗ trợ như cho vay để xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp và chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Gói hỗ trợ này được ngân hàng hoàn thành rất sớm, đúng đối tượng, mang lại hiệu quả cao.

Hiện nay, có rất nhiều các ngành, các lĩnh vực cần phải tiếp tục hỗ trợ như: Hỗ trợ cho nhà thu nhập thấp, hỗ trợ cho các chương trình chuyển đổi, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và các chương trình để tiếp cận, thu hút các nhà đầu tư mới như đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực, chuẩn bị các yếu tố để đón nhận được các nhà đầu tư về ngành công nghiệp bán dẫn… Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, đó là những chương trình chúng ta cần phải có hoặc chính sách hỗ trợ thực sự là ưu đãi của Chính phủ.

Đại biểu cũng chỉ ra các chính sách mang tính thủ tục là “rào cản” doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, bởi gói hỗ trợ kèm theo điều kiện doanh nghiệp phải có khả năng phục hồi. Trong khi đó, qua giai đoạn dịch COVID-19, nhiều khó khăn của doanh nghiệp và khả năng phục hồi trong ngắn hạn chưa thể nhìn rõ, đặc biệt những doanh nghiệp còn vướng vào những vốn vay cũ chưa được hoàn trả. Chính vì vậy, điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay này cũng không cao. Hơn nữa, chỉ mức lãi suất hỗ trợ 2% nhưng những thủ tục thanh kiểm tra, hậu quá trình giải ngân thì doanh nghiệp cũng e ngại nên cả điều kiện tiếp cận và nhu cầu tiếp cận cũng hạn chế dẫn đến kết quả rất thấp.

Vì sao gói hỗ trợ phục hồi kinh tế theo Nghị quyết số 43 không phát huy hiệu quả?
Đại biểu Hoàng Văn Cường trả lời phóng viên bên lề hành lang Quốc hội (Ảnh: Thu Hường)

Chúng ta đưa ra một chương trình hỗ trợ nhưng chúng ta lại đưa ra một số những quy định ràng buộc quá chặt chẽ và không khả thi, dẫn đến hiệu quả thực hiện chính sách không cao.”- vị đại biểu đoàn Hà Nội cho hay.

Ông Cường lấy dẫn chứng, như gói 120.000 tỷ, đối tượng phải là các dự án đầu tư nhà ở thu nhập thấp và nhà ở xã hội. Thế nhưng trong thời gian vừa qua, hầu như các dự án chưa đủ các điều kiện để triển khai đầu tư thì đương nhiên chủ đầu tư không thể vay được nguồn tiền này.

Cùng với đó, mức lãi suất ưu đãi hơn 8%, mức này không hẳn là ưu đãi, nhất là trong bối cảnh hiện nay, lãi suất ngân hàng nói chung đang giảm khá thấp và thời gian vay thì không phải dài, nên cũng chưa thật sự hấp dẫn.

Chính sách phải kèm mục tiêu và các tiêu chí đo lường

Tham gia vào quá trình giám sát của Nghị quyết 43, ông Hoàng Văn Cường cho hay, mặc dù đã có những cơ chế đặc thù để cho phép thực hiện chương trình hỗ trợ này được nhanh nhất, hiệu quả nhất đến với các ngành, lĩnh vực cần phải phục hồi. Tuy nhiên, quá trình vận dụng những cơ chế đặc thù đó hoặc những cơ chế chính sách sẵn có cho triển khai dự án, đôi khi vẫn còn rụt rè, chưa quyết liệt, cũng có biểu hiện chưa dám chịu trách nhiệm, dám nghĩ dám làm. Cho nên, có nhiều dự án chậm là chính.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, cần phải thay đổi trong việc ban hành cơ chế, chính sách, không nên đưa ra chính sách kèm theo các điều kiện ràng buộc quá cụ thể, đôi khi sẽ không phù hợp với thực tiễn.

Quan trọng nhất khi đưa ra chính sách phải đưa ra mục tiêu, các tiêu chí đo lường. Còn quá trình triển khai thực hiện thì nên giao cho các cơ quan thực thi để các cơ quan này đưa ra các phương thức thực hiện. Tuy nhiên, kèm theo đó là yêu cầu phải thực hiện cơ chế giải trình công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm về quyền quyết định của họ. Quan trọng nhất của cái đo lường là kết quả đầu ra có đạt được mục tiêu của chính sách hay không.”- ông Cường góp ý.

Theo chương trình, sáng ngày 25/5/2024, Quốc hội sẽ nghe báo cáo và thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.





Nguồn: https://congthuong.vn/vi-sao-goi-ho-tro-phuc-hoi-kinh-te-theo-nghi-quyet-so-43-khong-phat-huy-hieu-qua-321738.html

Cùng chủ đề

Chuyên gia hàng đầu kêu gọi Trung Quốc bơm mạnh tay hơn nữa để “thổi lửa” nền kinh tế

Theo chuyên gia kinh tế hàng đầu Trung Quốc Yu Yongding, các gói kích thích kinh tế cần càng lớn càng tốt – và thông tin chi tiết cũng nên được tiết lộ càng sớm càng tốt

Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp tư nhân: Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến 2045

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam hiện có hơn 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra còn có khoảng 14.400 hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Một số tập đoàn tư nhân lớn như Vingroup, Thaco, Hòa Phát, SOVICO,...

Tụt lại phía sau Mỹ và Trung Quốc, châu Âu cần thêm 800 tỷ Euro mỗi năm

Ngày 9/9, trong báo cáo dài 400 trang trình bày tại Brussels (Bỉ), ông Mario Draghi, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) kêu gọi một khoản đầu tư khổng lồ trị giá 800 tỷ Euro (tương đương 883,3 tỷ USD) mỗi năm để giải cứu kinh tế khu vực.

Kinh tế thế giới vẫn đang rất ‘kiên cường’

Bất chấp những dự đoán ảm đạm, nền kinh tế toàn cầu vẫn duy trì khả năng phục hồi đáng kể, với tăng trưởng ổn định và lạm phát chậm lại.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

300 gian hàng tại Hội chợ Xúc tiến thương mại gắn với Lễ hội Ok Om Bok

Hội chợ Xúc tiến thương mại, sản phẩm công nghiệp nông thôn và OCOP gắn với Lễ hội Ok Om Bok Trà Vinh năm 2024, thu hút 300 gian hàng của 165 doanh nghiệp. Cụ thể, tối 9/11, tại quảng trường Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Công Thương Trà Vinh đã tổ chức khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại, sản phẩm công nghiệp nông thôn và OCOP gắn với Lễ hội Ok Om...

Giá lúa tăng, giảm trái chiều 100-300 đồng/kg; giá gạo biến động

Giá lúa gạo hôm nay 10/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa và gạo. Tuần qua, giá lúa tăng, giảm trái chiều; giá gạo biến động. Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa và gạo. Thị trường giao dịch trầm lắng. Trong tuần qua, giá lúa tăng, giảm trái chiều 100-300 đồng/kg; giá gạo...

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025. Có sự chuyển dịch về thị trường và chủng loại hồ tiêu xuất khẩu, Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 18.493 tấn hồ tiêu các loại...

Tăng mạnh đến 2.200 đồng/kg, mốc 140.000 đồng được thiết lập

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 10/11/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 10/11 thế nào? Giá tiêu hôm nay ngày 10/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ tăng từ 1.000 - 2.200 đồng/kg ở phần lớn các vùng trọng điểm, giao dịch quanh mốc 139.500 -141.200 đồng/kg; giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông. ...

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Các tập đoàn nước ngoài lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh, phụ kiện là các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá. Nhu cầu tìm nhà cung ứng linh, phụ kiện của tập đoàn nước ngoài đang rất lớn Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thuý - Chuyên gia chính sách công nghiệp, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Hà Nam

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 10/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Khu dân cư thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Cùng chung vui với bà con tại Ngày hội có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm;...

Thành lập Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ

(Dân trí) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương. Yêu cầu này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10.  Đánh giá về kết quả đạt được trong 10 tháng đầu năm, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu...

Đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước

(ĐCSVN) - Để chào mừng sự kiện kỷ niệm 80 năm thành lập Nước và Quốc khánh 2/9 (1945-2025); đồng thời thực hiện nhiệm vụ trọng tâm tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới là: "... bảo đảm 100% người có công và gia đình người có công với cách mạng được chăm...

Đại Từ (Thái Nguyên): Nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, những năm qua, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã quan tâm và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh việc trao sinh kế để phát triển kinh tế, huyện đã chú trọng triển khai hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, từng bước giúp người dân...

Bão Toraji gần Biển Đông, khả năng trở thành bão số 8

Bão Toraji đang trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippines) và hướng vào Biển Đông, khả năng trở thành bão số 8 trong chiều tối và đêm 11/11. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát bản tin mới nhất về diễn biến cơn bão gần Biển Đông, khả năng trở thành cơn bão số 8 trong năm 2024. Theo đó, hiện nay, cơn bão có tên quốc tế là Toraji, đang hoạt động trên...

Mới nhất

Thanh Hương kể chuyện tình yêu Chí Phèo, Thị Nở bằng âm nhạc

(Dân trí) - Tối 9/11, ca sĩ Thanh Hương giới thiệu MV "Chuyện của Chí Phèo". Sản phẩm được phát hành trên các nền tảng mạng xã hội và nhận được sự quan tâm của khán giả. Sau khi tham gia chương trình Sàn chiến giọng hát 2024, Thanh Hương quyết định theo đuổi sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp....

300 gian hàng tại Hội chợ Xúc tiến thương mại gắn với Lễ hội Ok Om Bok

Hội chợ Xúc tiến thương mại, sản phẩm công nghiệp nông thôn và OCOP gắn với Lễ hội Ok Om Bok Trà Vinh năm 2024, thu hút 300 gian hàng của 165 doanh nghiệp. Cụ thể, tối 9/11, tại quảng trường Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Công Thương Trà Vinh đã tổ chức khai mạc...

Giá lúa tăng, giảm trái chiều 100-300 đồng/kg; giá gạo biến động

Giá lúa gạo hôm nay 10/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa và gạo. Tuần qua, giá lúa tăng, giảm trái chiều; giá gạo biến động. Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa và...

Phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Chile

NDO - Gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile, chiều 9/11 theo giờ địa phương (sáng 10/11, giờ Hà Nội) tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn...

Mới nhất

CLB chủ quản lên tiếng!