Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThầy cô khấp khởi chờ tăng lương

Thầy cô khấp khởi chờ tăng lương


Động lực lớn để giáo viên yên tâm công tác

Như Báo Đại Đoàn Kết đã thông tin, Bộ GDĐT đang lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về Dự thảo Luật Nhà giáo. Thời gian góp ý là 60 ngày, tính đến ngày 13/7.

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định một số chính sách mới để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo.

z5460108458898_ea186992b24273bbd52434f7bbbc477c.jpg
Cô và trò Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (Hà Nội).

Trong đó, một trong những nội dung được hàng triệu giáo viên cả nước quan tâm nhất trong dự thảo là quy định tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Cô Phạm Minh Phương – giáo viên Trường THCS Phố Ràng 1 (Lào Cai) cho rằng, với đề xuất này, cô rất vui mừng và ủng hộ. Theo cô Phương, nâng lương sẽ giúp giáo viên yên tâm với nghề, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Hơn 22 năm công tác trong ngành giáo dục, đến nay thầy Lê Văn Tích – giáo viên dạy môn Lịch sử Trường THCS Diễn Tân (huyện Diễn Châu, Nghệ An) có hệ số lương là 4,68 với tổng tiền lương thực nhận là hơn 11 triệu đồng/tháng, bao gồm cả phụ cấp đứng lớp.

Ngoài tiền lương trên, thầy Tích không còn khoản thu nhập nào khác bởi thầy từ chối việc dạy thêm vì không chính danh. Thế nên, khi Bộ GDĐT công bố dự thảo Luật Nhà giáo, đề xuất tăng lương được thầy Tích và thầy cô khác trong trường đều bàn luận rôm rả. Các thầy cô rất phấn khởi, vui mừng và cho rằng đây là động lực rất lớn để giáo viên thêm yêu nghề, yên tâm công tác.

Theo thầy Tích, người thầy có thu nhập khá hơn thì vị thế, giá trị của nghề giáo sẽ được nâng lên, được phụ huynh tôn trọng. Điều này sẽ giúp giáo viên tự tin hơn trong công việc.

“Hơn nữa, đã có thời điểm ngành sư phạm rất khó khăn trong công tác tuyển sinh. Tiền lương giáo viên cao sẽ thu hút được người tài vào làm công tác dạy học. Chất lượng đầu vào các trường đại học sẽ tăng. Như vậy chất lượng giáo dục được cải thiện”, thầy Tích nêu quan điểm.

Luật hóa chủ trương lương giáo viên cao nhất

Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm tiếp tục luật hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà giáo, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục, trong đó có nhà giáo.

Đồng thời, kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ; điều chỉnh các vấn đề về nhà giáo nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề.

z5460109005892_af8ee7fb4c84f2ca797264e7855f051a.jpg
Một giờ học của học sinh Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (Hà Nội).

Ông Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) cho biết, theo quy tắc xây dựng tiền lương mới, tiền lương cơ bản chiếm 70%, phụ cấp ưu đãi chiếm 30%. Riêng ngành Giáo dục sẽ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, mục đích, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng Luật đã rất rõ. Vấn đề là cần trả lời được câu hỏi mà 1,6 triệu nhà giáo quan tâm: Nhà giáo sẽ được gì khi ban hành luật? Lực lượng nhà giáo nói chung sẽ được phát triển gì thêm từ luật này?

Theo Bộ trường Nguyễn Kim Sơn, cần thể chế hóa để bảo đảm sự bền vững, luật hóa chủ trương tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Trong dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ GDĐT một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của nhà giáo là nguồn nhân lực chất lượng cao, bộ phận quan trọng trong đội ngũ trí thức của đất nước và là lực lượng nòng cốt của ngành Giáo dục.

Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực; là nhân tố chủ đạo trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; góp phần quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thực tế, một trong những nguyên nhân khiến giáo viên bỏ việc, chuyển việc gia tăng trong thời gian qua là do lương thấp. Muốn trụ được với nghề, nhiều giáo viên phải làm thêm không ít nghề tay trái.

Thế nên, đề xuất xếp tiền lương của nhà giáo ưu tiên cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đang là niềm vui lớn và được giáo viên cả nước khấp khởi chờ đợi chủ trương này thành hiện thực khi được luật hóa.

Tuy nhiên ngoài tiền lương, cô Phương, thầy Tích nêu ở trên cũng như nhiều giáo viên khác cũng mong chờ những cải cách thiết thực về chính sách, đồng thời tháo gỡ những rào cản để họ có thể yên tâm công tác và cống hiến với nghề.

Theo dự thảo, chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Tiền lương và các chính sách theo lương của các nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục và tự chủ không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục công lập đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.



Nguồn: https://daidoanket.vn/xay-dung-luat-nha-giao-thay-co-khap-khoi-cho-tang-luong-10280419.html

Cùng chủ đề

Luật Nhà giáo phải tạo cho giáo viên thấy được sự tôn vinh

Kinhtedothi – Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho các thầy cô giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giảng dạy, không phải ban hành Luật để thầy cô giáo thấy khó khăn hơn trong môi trường giáo dục. Ngày 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo. Chủ...

đề xuất ưu tiên chính sách tiền lương đối với giáo viên

Kinhtedothi - Trình bày Tờ trình Dự án Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên. Trong đó, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp… Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật...

Xử lý nghiêm giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp gây bức xúc dư luận

Giáo viên vi phạm bị xử lý Những ngày qua, thông tin về hình thức xử lý đối với những giáo viên vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp đã phải nhận những hình thức xử lý tương xứng. Thông tin từ Phòng GD&ĐT Quận 1, TP Hồ Chí Minh cho biết, cô giáo T.P.H., giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương vừa bị xử lý kỷ luật “Cảnh cáo” sau hơn 15 ngày...

Sinh viên của 10 trường ĐH Mỹ có thu nhập cao nhất sau khi tốt nghiệp

Một thống kê vừa được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Pew, đơn vị chuyên phân tích xu hướng nhân khẩu học tại Mỹ và công ty PayScale, đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu và phần mềm quản lý lương thưởng tại Mỹ.Theo kết quả thống kê, nam thanh niên đã tốt nghiệp đại học tại Mỹ có mức thu nhập trung bình trong năm 2023 ở mức 77.000 USD. Trong khi đó, nam thanh niên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hơn 7.000 người đi bộ ủng hộ người nghèo

Ngày 10/11, UBND - UBMTTQ Việt Nam TP Thủ Đức tổ chức Chương trình đi bộ đồng hành “Chung tay xây dựng thành phố Thủ Đức văn minh, hiện đại, nghĩa tình” lần thứ 3 năm 2024. Ban tổ chức...

Gần 3.000 người tham gia chương trình ‘Hành khúc học sinh Thủ đô’

Chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” lần đầu tiên được ngành GDĐT Thủ đô tổ chức thu hút sự tham gia của gần 3.000 người, đại diện học sinh, giáo viên các trường học ở 30 quận, huyện, thị xã, một số trường quốc tế. ...

Đường hơn 400 tỷ vừa làm xong đã sạt lở, vì sao?

Đường liên xã hơn 400 tỷ đồng có chiều dài 43,27 km vừa đưa vào sử dụng đã xuất hiện ít nhất 58 điểm sạt lở. Câu hỏi về trách nhiệm dường như còn bỏ ngỏ. Phát sinh kinh phí...

Biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu năm 2024

Tối 9/11, lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu TP Hải Phòng năm 2024 đã diễn ra tại Khu di tích danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. ...

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 40% trong 10 tháng qua

Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê mới công bố, trong 10 tháng đầu năm 2024, có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước. Con số này đã giúp ngành du lịch tiến gần hơn tới mục tiêu đến hết năm, nước ta có thể đón được 17-18 triệu lượt khách. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Cùng chuyên mục

Trường ĐH Duy Tân chính thức chuyển thành ĐH Duy Tân

(NLĐO) - Ngày 10-11, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố quyết định của Thủ tướng, chuyển Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. ...

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. Tối 9/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức...

Bộ trưởng Giáo dục: Trường ĐH lên ĐH ‘không phải là thay đổi một cái tên’

'Tôi mong rằng, sự thay đổi này không phải là thay đổi một cái tên mà hướng tới chiều sâu, giải phóng sức sáng tạo, hướng quản trị hiện đại, thông minh” - Bộ trưởng GD-ĐT nhấn mạnh tại lễ công bố Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. Sáng nay, tại Đà Nẵng đã diễn ra lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trường ĐH Duy Tân và công bố quyết định của Thủ tướng chuyển Trường...

Trường đại học Duy Tân là trường tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học

Trường đại học Duy Tân trở thành trường đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam chuyển qua mô hình đại học. ...

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 2024

Với thành tích 6 giải Nhất, 14 giải Nhì, 3 giải Ba, 6 giải Khuyến khích, đoàn Hà Nội đã xuất sắc giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 . ...

Mới nhất

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không...

Cận cảnh 2 cây cầu xuống cấp nghiêm trọng ở khu Nam TPHCM

TPO - Trục đường Lê Văn Lương (đoạn qua huyện Nhà Bè) vẫn còn 2 cây cầu sắt xây dựng trước năm 1975 đã xuống cấp nghiêm trọng là cầu Rạch Tôm và cầu Rạch Dơi. Hiện nay, thành phố đang có kế hoạch xây cầu mới thay thế. 10/11/2024 | 13:02 ...

Chọn chiến lược đầu tư cổ phiếu khi VN-Index lình xình?

(NLĐO) - Nhà đầu tư nên duy trì chiến lược phòng thủ, cân nhắc phân bổ vốn hợp lý, tập trung vào...

Podcast là xu hướng rất phổ biến và là cơ hội để nâng cao vị thế của các đơn vị phát thanh

(CLO) Trong ngày 9,10/11, tại thành phố Đà Nẵng, VOV miền Trung phối hợp với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và...

Mới nhất