Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếHiệp ước đại dịch để ngăn những dịch lớn tương tự COVID-19...

Hiệp ước đại dịch để ngăn những dịch lớn tương tự COVID-19 có nguy cơ lỡ hẹn


Người nhà đau xót khi hỏa táng bệnh nhân COVID-19 tại làng Giddenhalli ở ngoại ô TP Bengaluru, Ấn Độ vào ngày 13-5-2021 - Ảnh: Reuters

Người nhà đau xót khi hỏa táng bệnh nhân COVID-19 tại làng Giddenhalli ở ngoại ô TP Bengaluru, Ấn Độ vào ngày 13-5-2021 – Ảnh: Reuters

Vào ngày 27-5, kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) lần thứ 77 sẽ khai mạc tại Geneva (Thụy Sĩ). Giới quan sát đang tập trung vào việc liệu WHA có thông qua “Hiệp ước đại dịch” hay không.

Các cuộc đàm phán thời gian qua cùng những diễn biến khác cho thấy để đạt được bước đột phá này là chặng đường không hề dễ dàng.

Hiệp ước đại dịch là gì?

Giai đoạn căng thẳng nhất của COVID-19 đã qua đi, nhưng hậu quả và về con người và kinh tế là điều khó quên. Đại dịch này cho thấy “không ai an toàn cho đến khi mọi người đều an toàn”, đồng thời cũng phơi bày điểm yếu trong hệ thống quốc tế nhằm điều phối phản ứng của thế giới.

Các chuyên gia vì vậy nhất trí rằng còn nhiều việc cần làm để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai, giảm thiểu mức độ nghiêm trọng và tránh lặp lại những sai lầm đã mắc phải trong thời kỳ COVID-19.

Theo Quỹ Liên Hiệp Quốc (United Nations Foundation), để củng cố sự phối hợp ở các cấp cao nhất, vào tháng 12-2021, tất cả 194 quốc gia thành viên của WHO đã quyết tâm xây dựng một thỏa thuận quốc tế, được gọi là “Pandemic Accord” (Hiệp định đại dịch) hoặc “Pandemic Treaty” (Hiệp ước đại dịch).

Các nước đang đàm phán hiệp ước này dựa trên nguyên tắc đoàn kết, công bằng, khoa học và bằng chứng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ chủ quyền quốc gia với mọi quyết định về y tế.

Nhìn chung, mục đích thông qua Hiệp ước đại dịch là hướng dẫn cách 194 nước thành viên WHO có thể ngăn chặn các đại dịch trong tương lai cũng như chia sẻ tốt hơn các nguồn lực khan hiếm.

Mặc dù vẫn trong quá trình đàm phán, nội dung hiệp ước cuối cùng được kỳ vọng sẽ cải thiện tính minh bạch và cảnh báo sớm các đợt bùng phát có khả năng nguy hiểm; đảm bảo nhân viên y tế có các công cụ và sự bảo vệ cần thiết;

Tạo điều kiện phát triển và triển khai nhanh hơn các loại vắc xin và thuốc mới trên toàn thế giới; cải thiện năng lực phòng thí nghiệm và giám sát trên toàn thế giới; cho phép phản ứng nhanh hơn, tốt hơn và hợp tác hơn trước cuộc khủng hoảng sức khỏe tiếp theo; tôn trọng và bảo vệ quyền con người.

Tuy nhiên, vòng đàm phán thứ 9 và cũng là cuối cùng với sự tham gia của các nhà đàm phán từ 194 nước thành viên WHO, các nhóm vận động và các bên liên quan khác, đã kết thúc vào hôm 10-5 vừa qua mà không đạt được thỏa thuận nào.

Với việc trễ hạn chót, WHO sau đó cho biết chính phủ các nước đã đồng ý gia hạn các cuộc đàm phán về hiệp ước này thêm hai tuần nữa.

Chia rẽ sâu sắc

Theo Hãng tin AP, sự chia rẽ sâu sắc thậm chí có thể phá hỏng hiệp ước trên. Hôm 16-5, báo The Guardian đưa tin các nhân vật theo “chủ nghĩa dân túy” như ông Nigel Farage (cựu lãnh đạo Đảng Brexit) và một số nghị sĩ Đảng Bảo thủ ở Anh đang vận động Chính phủ Anh ngăn chặn hiệp ước này.

Họ cho rằng hiệp ước sẽ trao cho WHO quyền thực thi lệnh phong tỏa đối với các nước, áp đặt chính sách đeo khẩu trang và kiểm soát kho vắc xin. Luồng ý kiến phản đối ở Anh còn lo ngại nước này sẽ phải trao đi 20% số vắc xin của mình nếu chấp nhận nội dung hiện nay trong hiệp ước.

Theo AP, dự thảo hiệp ước nêu rằng WHO sẽ nhận 20% sản lượng các sản phẩm liên quan đến đại dịch như vắc xin, thuốc điều trị…, đồng thời kêu gọi các nước tiết lộ những thỏa thuận của họ với các công ty tư nhân.

Đây chỉ là một phần trong hàng loạt thách thức. Tại Mỹ, các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa gần đây viết thư gửi cho chính quyền Tổng thống Joe Biden, trong đó chỉ trích bản dự thảo hiệp ước vì tập trung vào các vấn đề như “cắt nhỏ quyền sở hữu trí tuệ” và “tăng sức mạnh cho WHO”, đồng thời kêu gọi ông Biden không tham gia hiệp ước.

Bà Sara Davies, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Griffith ở Úc, cho rằng thỏa thuận trên thiếu sót về vấn đề chính trị cũng như tính ràng buộc. Bà nói: “Hiệp ước đại dịch này theo đuổi một mục tiêu cao cả, nhưng lại không xem xét đến các thực tế chính trị…

Hiện không có cơ chế nào trong WHO có thể gây khó khăn thực sự cho những quốc gia không hành động theo hiệp ước”.

Sau khi được thông qua các nước sẽ làm gì?

Các thỏa thuận quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc buộc các quốc gia chịu trách nhiệm và giải quyết các vấn đề vượt ra ngoài biên giới. Chẳng hạn nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone từng thành công trong việc giúp loại bỏ khoảng 99% các chất làm suy giảm tầng ozone.

Những ý kiến ủng hộ cho rằng nếu được các nước thông qua, Hiệp ước đại dịch có khả năng giúp ngăn chặn các đại dịch trước khi bùng phát cũng như tạo điều kiện cho phản ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp cứu sống nhiều người và tránh các tổn thất cho nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam và Hiệp ước WHO

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - khoa y tế công cộng Trường đại học Y Dược TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

PGS.TS Đỗ Văn Dũng – khoa y tế công cộng Trường đại học Y Dược TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bất chấp còn nhiều tranh luận, “Hiệp ước WHO” là một thỏa thuận đầy ý nghĩa đối với nhiều nước, đặc biệt những quốc gia dễ tổn thương trước các đại dịch như COVID-19. Đây được xem là thỏa thuận nhằm phòng ngừa sự xuất hiện của đại dịch, chuẩn bị đối phó tốt hơn khi đại dịch xuất hiện và ứng phó có hiệu quả hơn đối với đại dịch.

Mục đích này có thể đạt được thông qua đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường minh bạch và tính giải trình trong việc giám sát dịch tễ và chú trọng vào sự công bằng, theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng (khoa y tế công cộng Trường đại học Y Dược TP.HCM) – người có đóng góp, hiến kế công tác phòng chống dịch COVID-19 cho TP.HCM từ thời điểm dịch COVID-19.

Ông cho rằng với đa số quốc gia, bao gồm Việt Nam, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với đại dịch là điều rất cần thiết.

“Khi các quốc gia cùng tăng cường giám sát và hợp tác trao đổi thông tin, chúng ta sẽ chủ động hơn trong kiểm soát dịch. Việc chia sẻ nguồn lực toàn cầu để phòng chống dịch tốt hơn cũng là điều tốt cho các nước, nếu mỗi quốc gia chưa thể hoàn toàn tự lực về năng lực chống dịch”, ông Dũng nói với Tuổi Trẻ.

Chuyên gia này nói thêm rằng ngay cả khi không có đại dịch, sự tham gia của Việt Nam vào thỏa thuận WHO sẽ là cơ sở để ngành y tế Việt Nam nâng cao chất lượng hệ thống giám sát dịch bệnh, đồng thời mang tới thông tin chiến lược để đẩy mạnh y tế công cộng.

Về việc một số nước như Anh hay Mỹ vẫn chưa đồng ý với thỏa thuận WHO, ông Dũng cho rằng nguyên nhân xuất phát một phần từ việc các nước trên không hài lòng với việc điều hành của WHO trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra, họ cũng không muốn cam kết cứng với một số điều khoản cứng trong thỏa thuận, ví dụ trách nhiệm đóng góp 20% vắc xin, kit xét nghiệm và thuốc cho công tác ứng phó khi có đại dịch xảy ra.



Nguồn: https://tuoitre.vn/hiep-uoc-dai-dich-de-ngan-nhung-dich-lon-tuong-tu-covid-19-co-nguy-co-lo-hen-20240518100934512.htm

Cùng chủ đề

Hơn 50 quốc gia cảnh báo về các vụ tấn công mã độc nhằm vào bệnh viện

Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, những cuộc tấn công này, khi nhằm vào các bệnh viện có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng con người. Ngày 8/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đại diện từ hơn 50 quốc gia đã đưa ra lời cảnh báo chung tại Liên hợp quốc về sự gia tăng của các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) nhằm vào...

Hơn 50 quốc gia cảnh báo tống tiền mạng nhằm vào bệnh viện

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hơn 50 quốc gia đã ra cảnh báo trong ngày 8.11 về sự gia tăng của hoạt động tống tiền trên mạng nhằm vào các bệnh viện. ...

Người dân cẩn trọng, không để bị rơi vào bẫy tẩy chay i-ốt

Lập luận thiếu cơ sở khoa học, bằng chứng đó đã gây hoang mang dư luận, dẫn đến hậu quả, nhiều người dân từ chối sử dụng muối i-ốt, gây lo ngại rất lớn về các bệnh rối loạn do thiếu i-ốt gây ra. Liên quan đến vấn đề này, ngành y tế khẳng định, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào liên quan đến sử dụng muối tăng cường i-ốt ảnh hưởng sức khỏe. Trái lại,...

Israel tấn công bệnh viện ở Lebanon khiến căng thẳng “leo thang”

Các cuộc tấn công từ Israel vào các cơ sở y tế, gây thương vong cho nhiều người trong những ngày gần đây khiến tình hình chiến sự Trung Đông càng căng thẳng. Trong những ngày gần đây, tình hình an ninh ở Lebanon đang ngày càng căng thẳng do các cuộc tấn công từ Israel vào các cơ sở y tế, gây thương vong cho nhiều người. Bộ Y tế Công cộng...

WHO chỉ ra 2 dấu hiệu cảnh báo huyết áp rất cao xuất hiện trên mặt

Huyết áp cao là 'sát thủ thầm lặng', gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng, như bệnh tim mạch, bệnh thận, đột quỵ. Đặc biệt, WHO vừa chỉ ra 2 dấu hiệu cảnh báo huyết áp rất cao xuất hiện trên mặt mà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lan tỏa tình yêu từ những điều nhỏ bé

Nhằm cung cấp những góc nhìn mới mẻ xung quanh vấn đề tinh thần tích cực, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng với Công ty Herbalife Việt Nam tổ chức chương trình talkshow với chủ đề ‘Từ trái tim đến trái tim’. Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm...

Trường triển lãm tem về Chủ tịch Hồ Chí Minh, học sinh giao lưu với tác giả bộ tem

Bộ tem 'Những dấu ấn lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh' được tác giả trưng bày tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) từ nay đến hết ngày 15-11. Ngày 11-11, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã khai mạc tuần...

Vì sao chứng khoán Việt hứng khởi ngày ông Trump đắc cử rồi ‘quay xe’?

Sau 1 tuần ảm đạm, trong phiên đầu tuần (ngày 11-11), chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, lùi sâu về dưới mốc 1.250 điểm. Nhà đầu tư đang 'thấp thỏm' điều gì? Thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần...

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: ‘Quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô trong thời gian gần’

Chắc chắn quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô la trong thời gian không xa, chứ không nằm trong quy mô gần 500 tỉ đô như hiện nay. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: GIA HÂN Đầu giờ chiều 11-11, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có phần giải trình nhóm chất vấn về lĩnh vực ngân hàng. "Quy mô kinh tế sẽ tăng 3-4 lần...

Góc nhìn trẻ trung của sinh viên với Ngày hội Việt Nam Xanh

Trong hai ngày diễn ra Ngày hội Việt Nam Xanh 9 và 10-11, hơn 150 sinh viên Trường đại học Nguyễn Tất Thành đã tham gia 3 buổi thực hành chụp ảnh tại ngày hội và có những góc nhìn thú vị. ...

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

Hai bài thuốc từ lá tía tô nấu với gừng ai cũng cần biết

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau...

Hai năm, Quảng Ngãi có ít nhất 282 bé gái tuổi vị thành niên mang thai

Trong hai năm qua, có ít nhất 282 bé gái tuổi vị thành niên ở Quảng Ngãi mang thai. Có trường hợp chưa đến 13 tuổi. Theo thống kê của ngành y tế Quảng Ngãi, năm 2023 và 2024 có ít nhất 282 bé...

Cách nhún vai giảm đau cổ vai gáy

Nhún vai tác động vào cơ thang trên, nhằm tăng cường cơ vai, cải thiện tư thế đồng thời giảm căng thẳng, giảm đau cổ vai gáy, nhất là ở những người phải ngồi nhiều giờ trước màn hình máy tính. ...

Cần thiết áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, trong đó có nước giải khát có đường, là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cần thiết áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đườngÁp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, trong đó có nước giải khát có đường, là biện pháp quan trọng...

Cùng chuyên mục

Tác dụng thần kỳ của lá bưởi

Hỗ trợ trị các bệnh về hô hấp Lá bưởi có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, giúp cải thiện các triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, ho, viêm họng, viêm phế quản. Lá bưởi giúp loại bỏ các chất độc hại trong phổi, cải thiện chức năng hô hấp. Dùng lá bưởi xông hơi hoặc uống nước lá bưởi ấm có thể giúp giảm triệu chứng cảm cúm, sổ...

Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá ổi và búp ổi

Quả ổi là trái cây nhiệt đới quen thuộc và trở thành món tráng miệng ưa thích với nhiều gia đình. Tuy nhiên, chắc hẳn bạn chưa biết lá ổi, búp ổi cũng là thảo dược quý, đặc biệt là với người thừa cân, mắc tiểu đường hoặc bệnh lý tim mạch… Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ lá ổi và búp ổi.Các bài thuốc chữa bệnh từ lá ổi và búp ổiBáo Sức...

Những thay đổi về nước bọt: Dấu hiệu tình trạng sức khỏe

Nước bọt hóa ra cũng có công dụng, đông y cho rằng nước bọt làm tăng nguyên khí, tăng tân dịch, thông khiếu... và được cho là dấu hiệu tình trạng sức khỏe. Nước bọt trị bệnh, có hay không?Theo dược học cổ truyền,...

Nối cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

Các bác sĩ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối thành công cánh tay bị đứt lìa của nam công nhân do tai nạn lao động. ...

Nối cánh tay nam thanh niên bị đứt lìa do bánh răng ròng rọc

Nam thanh niên bị bánh răng ròng rọc vận chuyển vật liệu xây dựng cuốn vào, cắt đứt lìa cánh tay. Rất may anh đã được bác sĩ nối tay thành công. Nạn nhân P.M.T. (36 tuổi, huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ) được đưa...

Mới nhất

Lan tỏa tình yêu từ những điều nhỏ bé

Nhằm cung cấp những góc nhìn mới mẻ xung quanh vấn đề tinh thần tích cực, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng với Công ty Herbalife Việt Nam tổ chức chương trình talkshow với chủ đề ‘Từ trái tim đến trái tim’. ...

Trường triển lãm tem về Chủ tịch Hồ Chí Minh, học sinh giao lưu với tác giả bộ tem

Bộ tem 'Những dấu ấn lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh' được tác giả trưng bày tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) từ nay đến hết ngày 15-11. ...

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến kiểm tra công tác chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

(Bqp.vn) - Sáng 11/11, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Quốc phòng kiểm tra thực địa và nghe báo cáo công tác chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội).Cùng dự buổi kiểm...

Công điện của Bộ trưởng Bộ GDĐT về chủ động ứng phó bão Yinxing

Ngày 11/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT gửi Giám đốc Sở GDĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình,...

Khánh Hòa tìm giải pháp để triển du lịch phát triển bền vững

Ngày 11/11, tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị đối thoại, tiếp nhận thông tin của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. ...

Mới nhất