Trang chủNewsThế giớiTại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Ngày 13/5, Tổng thống Joe Biden đã ký luật cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ trợ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Rosatom hay không?

Nhà máy điện hạt nhân Rostov tại Nga. Nguồn TASS
Nhà máy điện hạt nhân Rostov tại Nga. (Nguồn: TASS)

Mỹ: Cấm nhưng vẫn có ngoại lệ

Luật này thực thi sau 90 ngày và sẽ có hiệu lực cho đến năm 2040. Tuy nhiên có phát sinh ngoại lệ: từ nay cho đến tháng 1/2028, trong trường hợp không có nguồn cung cấp nào khác, hoặc nhập khẩu nhiên liệu của Nga đáp ứng lợi ích quốc gia của Mỹ thì Bộ Năng lượng, với sự đồng ý của Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ, sẽ có thể cấp giấy phép nhập khẩu uranium từ Nga.

Ngay lập tức, Công ty Centrus Energy, là đối tác của Tenex (Techsnabexport, công ty con của Rosatom), đã báo trước rằng họ sẽ xin giấy phép như vậy.

Hạn ngạch được thiết lập cho đến năm 2028 là khá hào phóng – khoảng 460-470 nghìn tấn mỗi năm. Để làm rõ, năm 2020 Mỹ đã nhập khẩu 453 nghìn tấn uranium, năm 2022 – 588 nghìn tấn uranium của Nga và năm 2023 lên mức kỷ lục 702 nghìn tấn, tăng gần 20% . Điều này có thể được giải thích là do nỗ lực chuẩn bị cho lệnh cấm nhập khẩu uranium từ Nga.

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, Rosatom cung cấp uranium đã làm giàu cho hơn 90 lò phản ứng thương mại ở Mỹ, khiến tập đoàn này trở thành nhà cung cấp nước ngoài số một cho nước này.

Mỹ dự định sử dụng thời gian này để tăng năng lực sản xuất nhiên liệu hạt nhân của mình. Trong hai năm qua,từ khi thảo luận về các lệnh trừng phạt đối với nhiên liệu hạt nhân từ Nga, Mỹ đã tiến hành nhiều biện pháp. Vào tháng 10 năm 2023, Centrus Energy bắt đầu hoạt động làm giàu uranium tại nhà máy ly tâm ở Piketon, bang Ohio.

Mỹ muốn khôi phục ngành công nghiệp uranium của mình, nhưng trước hết cần phải thông qua luật. Và Quốc hội Mỹ đã phê duyệt 2,7 tỷ USD cho ngành công nghiệp uranium của Mỹ trong năm tài chính 2024, nhưng chỉ khi chính quyền áp đặt lệnh cấm đối với việc nhập khẩu uranium của Nga. Mỹ vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu của Nga và lệnh cấm hoàn toàn sẽ dẫn đến sự sụp đổ của thị trường điện lực Mỹ.

Việc khôi phục hoạt động làm giàu uranium ở Mỹ là vấn đề không thể một sớm một chiều và rất tốn kém. Có thể ở Mỹ, người ta muốn tăng giá điện theo cách này như một biện pháp cần thiết để hỗ trợ sản xuất điện trong nước”, ông Sergei Grishunin, giám đốc điều hành dịch vụ xếp hạng NRA giải thích. Các lệnh trừng phạt đối với nhiên liệu của Nga có thể dẫn đến tăng giá và điều này sẽ khiến uranium của Mỹ cạnh tranh trên thị trường nội địa Mỹ. Nhưng ngay cả khi Hoa Kỳ có thể phục hồi hoạt động làm giàu của mình, thì khó có thể so sánh được với chi phí làm giàu của Nga.

Mỹ có hai nhà máy làm giàu uranium bị đóng cửa từ những năm 2010 và họ sẽ cố khôi phục. Để làm được điều này, họ sẽ tìm kiếm uranium cô đặc trên thị trường, nhưng đây là vấn đề chính bởi không có lượng cô đặc dư thừa trên thị trường. Có khả năng Mỹ sẽ cố gắng thiết lập quan hệ với Uzbekistan với tư cách là nhà sản xuất uranium lớn, cũng như với Kazakhstan. Vấn đề đối với Mỹ là Uzbekistan có mối quan hệ lâu dài với Rosatom.

Ngay cả cho rằng Mỹ tìm thấy uranium cô đặc trên thị trường, đưa hai doanh nghiệp hoạt động trở lại và nhà máy ở New Mexico tiếp tục hoạt động, thì tổng cộng, họ sẽ chỉ có thể đáp ứng được 75% nhu cầu nhiên liệu của Mỹ. Nghĩa là, sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn hàng nhập khẩu. Và điều này có thể mất nhiều thời gian hơn bốn năm, mà là từ 5 đến 10 năm.

Sai lầm: Từ quá khứ

Có một thời, Mỹ cùng với Liên Xô nằm trong số những nước dẫn đầu thế giới về khai thác uranium, nhưng giờ đây, Mỹ thậm chí không nằm trong top 15 nhà sản xuất uranium lớn nhất và tất cả nguyên liệu thô đều phải nhập khẩu.

Ngược lại, Nga tiếp quản Liên Xô vẫn là nước dẫn đầu thế giới trong ngành công nghiệp hạt nhân chứ không chỉ là sản xuất nhiên liệu. Theo các dữ liệu của Mỹ, Nga kiểm soát gần 50% công suất làm giàu hạt nhân của thế giới, và khoảng 20% ​​nhiên liệu sử dụng trong các lò phản ứng của Mỹ có hợp đồng với các nhà cung cấp Nga.

Mỹ từ quốc gia đi đầu trong ngành hạt nhân trở thành nước đứng ngoài cuộc vì tính toán sai lầm của mình. Nguyên nhân chính là việc ký kết Thỏa thuận liên chính phủ giữa Nga và Mỹ về việc xử lý uranium làm giàu cao thành uranium có độ giàu thấp, tức là làm nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ vào tháng 2/1993.

Thỏa thuận không có lợi cho Nga vào thời điểm đó vì giá nhiên liệu của Nga ở mức thấp. Nhưng chính hợp đồng này đã dẫn đến sự phá sản các nhà máy làm giàu uranium của Mỹ và các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ bắt đầu mua nhiên liệu giá rẻ của Nga. Vì vậy, ở Mỹ hiện chỉ có một nhà máy làm giàu uranium hoạt động ở bang New Mexico, thuộc tập đoàn châu Âu Urenco (Anh, Đức, Hà Lan). Nhưng nó chỉ đáp ứng một phần ba nhu cầu hàng năm của nước này, vì vậy, Mỹ buộc phải nhập khẩu từ hai nhà cung cấp chính: Urenco của châu Âu và Rosatom của Nga.

Vấn đề là không có nhà cung cấp nào khác và các nhà sản xuất châu Âu không thể tăng khối lượng sản xuất nhiên liệu để thay thế số lượng lớn nhiên liệu hạt nhân nhập khẩu từ Nga. Đó là lý do tại sao lệnh cấm do Mỹ áp đặt đã có hiệu lực nhưng trên thực tế, việc nhập khẩu nhiên liệu của Nga vẫn có thể tiếp tục trong 4 năm tới.

Một nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ. Ảnh: Eenews.net
Một nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ. (Nguồn: Eenews.net)

Rosatom: Không sợ bị trừng phạt

Sau khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine, chỉ một số công ty con của Rosatom bị đưa vào danh sách đen của phương Tây. Đây chủ yếu là các doanh nghiệp phụ trợ của ngành cơ khí vận tải biển, đội tàu phá băng và các bộ phận riêng lẻ của ngành công nghiệp quốc phòng. Nhưng bản thân Rosatom cùng với các cấu trúc hỗ trợ – TVEL, Techsnabexport, Atomenergomash, không hề ảnh hưởng.

Lý do là sự thống trị: Rosatom là nhà thiết kế, lắp đặt và vận hành các cơ sở hạt nhân lớn nhất ở nước ngoài, kiểm soát 40% công suất chuyển đổi và 46% công suất làm giàu uranium trên hành tinh. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là họ là nhà sản xuất nhiên liệu lò phản ứng thế hệ thứ IV (cuối cùng) đầu tiên và duy nhất trên cơ sở thương mại.

Năm 2022, tổng thu nhập của Rosatom toàn cầu lên tới 11,8 tỷ USD, trong đó doanh thu đạt mức 720 triệu euro tại thị trường châu Âu và 1 tỷ USD tại Hoa Kỳ. Có nghĩa là, công nghiệp hạt nhân của Nga chủ yếu cung cấp dịch vụ cho các quốc gia Nam bán cầu, đặc biệt là các quốc gia châu Phi. Vì vậy, Washington và đặc biệt là ở Brussels hiểu rất rõ: các biện pháp trừng phạt ở đây tốt nhất chỉ có thể tuyên bố loại bỏ ảnh hưởng về nhiên liệu và năng lượng của Liên bang Nga đối với phương Tây, nhưng không gây thiệt hại cho Moscow.

Sau khi cân nhắc mọi rủi ro, các nghị sỹ Mỹ cuối cùng đã quyết định thực hiện các dự án táo bạo và khá rủi ro bằng cách bắt đầu phát triển các mỏ nguyên liệu của riêng mình. Australia, Canada và Namibia cũng tham gia vào cuộc phiêu lưu. Ngoài ra, Mỹ còn thúc đẩy cả Czech và Thụy Điển, những nơi có trữ lượng uranium giàu nhất châu Âu. Còn Pháp, đại diện lớn nhất của năng lượng hạt nhân ở châu Âu, để thoát khỏi phụ thuộc vào Nga, đang ve vãn Mông Cổ và Kazakhstan, bởi các nước thuộc khu vực Sahel châu Phi giàu uranium tỏ ra không mặn mà gì với những nhà bảo trợ lâu nay của mình.

Châu Âu: Khi mong muốn không phù hợp với khả năng

Sự thúc đẩy mạnh mẽ của Nhà Trắng đối với các biện pháp triệt để không tìm được phản ứng mong muốn ở Liên minh châu Âu. Ngay cả khi Ủy ban châu Âu đệ trình các sáng kiến ​​của Mỹ để xem xét thì quyết định từ chối hợp tác với Rosatom rất có thể sẽ thất bại trong một cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng châu Âu.

Hiện tại, Nghị viện châu Âu đang có tiếng nói rằng lệnh cấm vận của EU đến năm 2027 đối với việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên, dầu thô và than đá của Nga không thể so sánh được với lệnh cấm vận cung cấp các sản phẩm thương mại có chứa uranium. Nếu trong lĩnh vực sản xuất nhiệt điện có ít nhất một số cơ hội thay thế hydrocarbon bằng các nguồn năng lượng tái tạo, thì trong lĩnh vực sản xuất điện hạt nhân sẽ không thể làm được nếu không có dịch vụ của Rosatom.

Hoạt động chuyển đổi hạt nhân và làm giàu quặng là đặc quyền truyền thống của Rosatom trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, trong vài năm qua, Urenco của Anh cam kết tăng tổng công suất của các nhà máy làm giàu uranium của mình lên 15% tại American Unis và Dutch Almelo. Còn Orano của Pháp hứa hẹn sẽ tăng sản lượng thêm 30% do phát triển công nghệ máy ly tâm tại nhà máy làm giàu Georges Besse 2 ở Tricasten. Đúng là như vậy, nhưng đây mới chỉ là kế hoạch.

Với tất cả sự lạc quan nhưng tập đoàn năng lượng hạt nhân châu Âu Euroatom cũng phải thừa nhận, việc từ chối dịch vụ của Rosatom thực tế sẽ không sớm hơn năm 2032.





Nguồn: https://baoquocte.vn/tai-sao-my-trung-phat-nang-luong-hat-nhan-cua-nga-271714.html

Cùng chủ đề

Nga-Trung ca ngợi “mối tình” bền chặt, Moscow chỉ điểm nhiệm vụ quan trọng nhất với Bắc Kinh, Mỹ bị gọi tên

Ngày 12/11, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, đang ở thăm Bắc Kinh tham gia cuộc họp tham vấn về các vấn đề an ninh chiến lược với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị…

Cuộc đối thoại giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với những người tham gia Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai, diễn ra ngày 7/11 ở thủ đô Moscow, đã lập kỷ lục về thời lượng của diễn đàn này, kéo dài hơn 4 giờ đồng hồ.

Đại biểu Quốc hội đề nghị khởi động lại nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề nghị khởi động lại nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong thời gian sớm nhất. Đây là một vấn đề rất hệ trọng vì năng lượng của Việt Nam hiện nay đang rất thiếu. Chiều 7/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Điện lực sửa đổi. Chính sách phát triển điện hạt nhân là một trong các nội dung được nhiều đại biểu góp ý thảo...

Đồng minh của Nga chúc mừng, Tổng thống Ukraine gấp rút gọi điện, Pháp tranh thủ gửi thông điệp

Các lãnh đạo thế giới tiếp tục gửi lời chúc mừng cựu tổng thống Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, tái đắc cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2025-2029, trong đó, đáng chú ý là của các tổng thống Belarus, Ukraine và Pháp.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

MG Việt Nam và Vietnam Airlines ký thoả thuận hợp tác nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Công ty TNHH SAIC Motor Việt Nam (MG Việt Nam) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam- CTCP- Chi nhánh trung tâm Bông Sen Vàng (Lotusmiles) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác, đánh dấu một chương mới trong sự hợp tác phát triển mang đến những trải nghiệm hoàn hảo và trọn vẹn cho khách hàng của MG Việt Nam và hội viên Bông Sen Vàng tại thị trường Việt Nam.

Giá vàng “bốc hơi dữ dội”, vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng… đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 mất mốc 2.600 USD/ounce, giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi đồng USD mạnh lên. Nhà đầu tư quan tâm đến thị trường nhiên liệu và cổ phiếu, kết quả, tiền chảy vào kim loại quý rất ít.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Baoquocte.vn. Những thành quả đạt được trong 70 năm qua là tiền đề quan trọng, tạo đà để giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới; đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô trong giai đoạn mới.

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Cùng chuyên mục

Iran, Nga liên kết ngân hàng để đối phó lệnh cấm vận

Thẻ ngân hàng Iran hiện có thể được sử dụng tại Nga, khi hai nước liên kết hệ thống ngân hàng của nhau trong nỗ lực mới nhất nhằm chống lại các lệnh cấm vận. ...

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ô tô tông vào nhóm người đi bộ ở Trung Quốc, 35 người thiệt mạng

Đài CCTV vừa đưa tin 35 người thiệt mạng sau khi ô tô tông vào một nhóm người tại một trung tâm thể thao ở thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc vào tối 11.11. ...

Nêu ý tưởng kỳ quặc về phụ nữ, chính khách Nhật Bản xin lỗi

Lãnh đạo đảng Bảo thủ tại Nhật Bản Hyakuta Naoki vừa phải xin lỗi vì đã đặt vấn đề cấm phụ nữ kết hôn và phải triệt sản. ...

Nga-Trung ca ngợi “mối tình” bền chặt, Moscow chỉ điểm nhiệm vụ quan trọng nhất với Bắc Kinh, Mỹ bị gọi tên

Ngày 12/11, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, đang ở thăm Bắc Kinh tham gia cuộc họp tham vấn về các vấn đề an ninh chiến lược với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Mới nhất

Hai nam sinh đâm hai nữ sinh trọng thương vì mâu thuẫn

Ngày 12/11, Cơ quan điều tra Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiến hành lấy lời khai các bên liên quan để điều...

Tọa đàm khoa học “Tăng cường nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong triển khai chính sách ngành y tế”

NDO - Sáng 12/11, tại Hà Nội, Viện Dư luận xã hội và Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Y tế đồng tổ chức tọa đàm về “Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, góp phần triển khai hiệu quả các chính sách của ngành...

Kinh tế toàn cầu thiệt hại 2.000 tỷ USD do thời tiết cực đoan

(ĐCSVN) – Báo cáo mới đây của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) cho thấy, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây thiệt hại 2.000 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu trong thập kỷ qua. ...

Đông nghệ sĩ chào mừng khai mạc Liên hoan Sân khấu TP HCM lần 1 – năm 2024

(NLĐO) - Liên hoan được khai mạc tối 12-11; liên hoan có màn "so tài" giữa 25 vở kịch, triển lãm ảnh "Giới thiệu về những thành...

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thanh Trì

Kinhtedothi-Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì. Báo cáo tại Ngày hội,...

Mới nhất