Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGỡ khó cho trường đại học địa phương

Gỡ khó cho trường đại học địa phương


anhbaitren(5).jpg
Sinh viên Trường Đại học Thái Bình thực hành vận hành nhà máy điện. Ảnh: NTCC.

Không tuyển đủ chỉ tiêu

Những năm gần đây, hệ thống các trường cao đẳng sư phạm, ĐH địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển sinh. Ghi nhận tại Trường ĐH Quảng Bình, lúc cao điểm trường có 10.000 sinh viên, nay chỉ còn 1.000 sinh viên, dẫn đến số giảng viên dôi dư nhiều, không đủ kinh phí để trả lương, đóng bảo hiểm cho nhiều giảng viên, dẫn đến nợ lương của hơn 100 giảng viên nhiều tháng nay. Một trong những giải pháp về tuyển sinh đó là Trường ĐH Quảng Bình mong muốn được giảng dạy bậc THPT nhằm tranh thủ nguồn lực chất lượng cao từ đội ngũ giảng viên, tránh nợ lương, bảo đảm con em Quảng Bình có cơ sở vật chất học tập tốt. Tuy nhiên, đề án này đã không được thông qua dẫn đến khó khăn nối tiếp khó khăn.

Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam cũng gặp khó trong tuyển sinh, không đạt chỉ tiêu UBND tỉnh giao, dẫn đến nợ lương của hơn 100 cán bộ, giảng viên từ năm 2023. Lãnh đạo nhà trường chỉ ra nguyên nhân đó là nhu cầu trường nào cũng tuyển sinh đông nhưng lượng học sinh vào cao đẳng, ĐH lại có hạn. Mặt khác, đa số học sinh sẽ chọn vào các trường cao đẳng, ĐH ở những thành phố lớn thay vì chọn những trường ở tỉnh nên khó giữ chân và thu hút thí sinh.

Chia sẻ quan điểm này, TS Phạm Thị Ánh Nguyệt – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thái Bình cho biết, việc các trường ĐH trong cả nước cùng đưa ra nhiều chính sách học bổng ưu đãi lớn chưa thực sự hiệu quả, tạo sức nóng thiếu bình đẳng trong cạnh tranh tuyển sinh giữa các trường ĐH lớn với các trường ĐH địa phương. Về nguyên nhân chủ quan từ chính các trường ĐH địa phương, công tác tổ chức đào tạo còn một số hạn chế, như thiết kế chương trình đào tạo chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, triển khai chương trình đào tạo chưa đảm bảo tính liên ngành, xuyên ngành, chưa thực sự liên kết đào tạo theo hướng mở, tạo mối quan hệ, cơ hội để người học có thêm thực tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giáo dục ĐH…

Cần tăng cường nguồn lực đầu tư

Bức tranh tuyển sinh ảm đạm của nhiều trường cao đẳng, ĐH địa phương thời gian qua đòi hỏi những giải pháp cấp thiết để các trường tiếp tục tồn tại và phát triển theo đúng định hướng là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương.

Ông Trần Lăng – Hiệu trưởng Trường ĐH Phú Yên đề xuất, cần xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với từng trường và từng địa phương, tạo bản sắc riêng để tồn tại và phát triển. Trong đó, cần chú trọng liên kết với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo và tuyển dụng.

Các cơ sở giáo dục địa phương cần được hỗ trợ bằng chính sách đặt hàng; đào tạo từ các doanh nghiệp, trong quá trình đào tạo nhà trường mời doanh nghiệp tới trường để tuyển dụng sinh viên. Đặc biệt, nhà trường cũng có những ưu đãi cho sinh viên khi vào trường như cam kết chất lượng đầu ra, việc làm… nhằm “trải thảm” đón sinh viên.

TS Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, cao đẳng Việt Nam cho rằng, trường ĐH địa phương giúp cho nhiều học sinh nông thôn có cơ hội tham gia, tiếp cận vào giáo dục ĐH. Phương thức hoạt động của các trường ĐH địa phương gắn với nhu cầu học tập đa dạng của cộng đồng. Để giải quyết bài toán phát triển của các trường này, theo ông Khuyến, cần đồng bộ nhiều giải pháp từ sự chủ động từ chính các trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, tuyên truyền thay đổi nhận thức của người học và xã hội về nhà trường. Đồng thời, cần thêm nhiều hơn những chính sách quan tâm, tăng cường nguồn lực cho giáo dục tại địa phương bằng cách giao nhiệm vụ, bổ sung ngân sách nhằm tạo điều kiện cho các trường phát triển tốt hơn.

Đối với xu hướng nhiều trường ĐH địa phương sáp nhập để trở thành trường thành viên của ĐH quốc gia/vùng, nhiều chuyên gia cho rằng cần xem xét tình hình thực tế của từng trường để có phương án phù hợp. Nếu chỉ “thay tên đổi họ”, chuyển giao quản lý và có thể có vài hỗ trợ khác thì chưa thực sự giúp các trường ĐH địa phương bứt phá. Việc cần làm trước mắt đó là cần có sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương, các ĐH lớn tư vấn để xây dựng chính sách chung, giúp các trường địa phương hoạt động ổn định, đồng thời xây dựng hướng, kế hoạch phát triển lâu dài. Còn nếu để các trường địa phương tự loay hoay tìm giải pháp thì sẽ rất khó.



Nguồn: https://daidoanket.vn/go-kho-cho-truong-dai-hoc-dia-phuong-10280058.html

Cùng chủ đề

Loạt đại học doanh thu nghìn tỷ, trường nào cao nhất?

Theo số liệu được trích từ đề án tuyển sinh, báo cáo công khai của các trường đại học, 10 trường dẫn đầu về doanh thu trên cả nước trong năm 2023 đều đạt từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Trong số này, có 6 trường đại học công lập và 4 trường tư thục. Dẫn đầu về tổng nguồn thu là Trường ĐH FPT với gần 2.920 tỷ đồng. Những năm học trước, trường này cũng thuộc top...

Lý do đặc biệt khiến một trường đại học hủy lễ khai giảng

Mới đây, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội đã viết thư gửi tới thầy cô và sinh viên nhà trường nhân dịp năm học mới. Trong bức thư, GS Hoàng Anh Tuấn bày tỏ, cơn bão Yagi làm đảo lộn kế hoạch khai giảng và chào tân sinh viên của thầy trò Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. “Cũng như các bạn...

Trường đại học Nam Cần Thơ: Hướng đến đào tạo theo chuẩn quốc tế

Tám chương trình đào tạo vừa được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm các ngành: Dược học, Ngôn ngữ Anh, Quan hệ công chúng, Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn, Kỹ thuật xây dựng, Luật Kinh tế và thạc sĩ Luật Kinh tế. Năm học này trường đào tạo 42 ngành bậc đại học, 7...

Tư vấn tuyển sinh không thể là ‘mãi võ’

Báo Tuổi Trẻ ngày 14-9 đăng bài "Quá nhiều thông tin tư vấn tuyển sinh, học sinh chẳng biết tin ai" phản ánh việc tư vấn tuyển sinh tại các trường đại học và các cơ sở giáo dục đang ngày càng phức tạp với sự xuất hiện tràn lan của các thông tin quảng bá cho chính mình. Điều này khiến...

Cậu bé “nhỏ nhắn” nỗ lực vượt lên số phận

Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh hết sức khó khăn tại ấp 8, xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp số phận không ưu ái với em bởi ngay vừa mới chào đời, em đã không được bình thường như bao đứa trẻ khác, do di truyền từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận định nhân loại đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới tốt đẹp hơn, vì sự...

Hiệu trưởng trường mầm non liên tục lên mạng xã hội xúc phạm báo chí, lãnh đạo

Chị Lê Hải Âu (trú tại TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) cho rằng, bà Thuỷ là cán bộ, đảng viên và đang giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước, thế nhưng lại lên mạng...

Đảm bảo học sinh có đủ sách giáo khoa sau bão lũ

Sau cơn bão số 3, ngành Giáo dục chịu thiệt hại rất lớn. Trong đó, chỉ tính riêng SGK, thống kê chưa đầy đủ ở các trường học của 18 tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão số...

Gần 19 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Theo ông Trần Hữu Phước - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Thủ Đức, trong tổng số kinh phí trên có nhu các yếu phẩm trị giá gần 2 tỷ đồng (quy ra tiền). Hàng hóa...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu

Tấm gương cống hiến suốt đờiÔng Nguyễn Đình Đầu sinh ngày 12/3/1923 tại căn nhà số 57 phố Hàng Giấy, Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình Công giáo nghèo, thuở nhỏ, ông theo giúp mẹ kiếm...

Bài đọc nhiều

Nam sinh lớp 11 ở Bình Phước bị đánh hội đồng nhập viện

Hôm nay (21/9), Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước cho biết, đơn vị đã yêu cầu Ban giám hiệu Trường THPT Bù Đăng báo cáo về vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến thương tích. Bên cạnh đó, cơ quan công an cũng đã vào cuộc để xác minh, làm rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật. Theo báo cáo của Trường THPT Bù Đăng (thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng), vào giờ ra chơi tiết 3 buổi học...

Nơi ươm mầm tài năng tương lai

TPO - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến tin tưởng, Cung Thiếu nhi Hà Nội sẽ phát huy vai trò là trung tâm văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, thi đấu thể thao, rèn luyện thể chất cho thiếu nhi. Từ đó tạo môi trường thuận lợi ươm mầm phát triển tài năng tương lai cho thành phố nói riêng và cả nước nói chung....

Người đi xe máy rơi xuống cống, nhóm nam sinh đội mưa liều mình ứng cứu

Hai ngày nay, hình ảnh nhóm học sinh Trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ đội mưa giúp nhiều người vượt qua đoạn đường ngập nước an toàn, được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Đáng chú ý, các em đã cứu được 2 người sẩy chân bị nước lũ cuốn trôi. Cụ thể, hơn 11h ngày 20/9, nhóm học sinh gồm: Nguyễn Văn Thế Anh, Hoàng Văn Kiên, Phạm Mạnh Khôi và Trần Doãn Anh Đức...

Cùng chuyên mục

Cuộc di dời khẩn cấp 214 học sinh bán trú Trung Lý

Clip di dời 214 học sinh tại khu ký túc xá của Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý (huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) do sạt lở đất đá.Sáng 23/9, trao đổi với PV Dân Việt, ông Ngân Văn Lon, Chủ tịch...

Lương giáo viên cao vẫn tranh cãi tăng thêm 10% thu nhập

Nhật Bản đang đối mặt với cuộc tranh luận lớn về việc tăng lương cho giáo viên. Trọng tâm của cuộc tranh luận xoay quanh đề xuất từ Hội đồng Giáo dục Trung ương Nhật Bản nhằm tăng khoản lương bù đắp cho giờ làm thêm của giáo viên- một chính sách chưa từng được điều chỉnh trong hơn 50 năm qua. Người trẻ không còn cạnh tranh làm giáo viên  Số lượng người tham gia kỳ thi tuyển dụng giáo...

Đảm bảo học sinh có đủ sách giáo khoa sau bão lũ

Sau cơn bão số 3, ngành Giáo dục chịu thiệt hại rất lớn. Trong đó, chỉ tính riêng SGK, thống kê chưa đầy đủ ở các trường học của 18 tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão số...

Chỉ có 1 sinh viên tốt nghiệp Xuất sắc, hiệu trưởng lý giải việc đánh giá khắc nghiệt

Năm 2024, Trường Quản trị và Kinh doanh có 134 sinh viên tốt nghiệp, trong đó có 1 sinh viên xuất sắc, 30 sinh viên giỏi, còn lại xếp loại khá. Lý giải nguyên nhân sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc và giỏi của trường chiếm tỉ lệ thấp so với nhiều trường khác, PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, cho hay điều này là do các chương trình đào tạo của...

Mới nhất

Chủ quyền không gian mạng và trí tuệ nhân tạo – hai thành phần quan trọng bảo đảm sự đột phá của cách mạng...

Những quan điểm chiến lược trong bài viết “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa là nền tảng trong lý luận và thực tiễn, thể hiện tầm nhìn...

Nam sinh thắng nghẹt thở ở phút chót, ẵm vòng nguyệt quế tuần cuối cùng Olympia

  Chủ nhân vòng nguyệt quế trận tuần cuối cùng ở cuộc thi truyền hình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 thuộc về Trần Tiến Đạt (Ninh Bình) với màn về đích nghẹt thở. Trận thi đấu tuần 3 tháng 3 quý IV Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài kịch...

Nhóm học sinh cấp 3 dũng cảm đội mưa cứu người trong lũ

(Dân trí) - Một nhóm học sinh Trường THPT Tân Kỳ (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) giúp đỡ nhiều người đi qua đoạn đường ngập nước và kịp thời ứng cứu 2 nạn nhân bị lũ cuốn trôi. Những ngày qua, hình ảnh nhóm học sinh Trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ đội mưa giúp nhiều người vượt qua...

Mưa to, nhiều tuyến đường ở thành phố Vinh ngập sâu

Cơn mưa kéo dài từ tối 22/9 đến sáng 23/9 khiến nhiều tuyến đường tại thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) ngập nặng, nhiều phương tiện bị chết máy. Theo ghi nhận của phóng viên, điểm ngập nặng nằm trên các tuyến đường Duy Tân, Phạm Đình Toái, Đại lộ Lê Nin, Lý Thường Kiệt, Lê Hoàn, Dương Vân Nga,...

Vụ cháy chùa Vạn Phật gây thiệt hại gần 6 tỷ đồng

Sáng 23/8, thông tin từ UBND phường Hoa Lư (TP Pleiku, Gia Lai) cho biết, vụ cháy tại chùa Vạn Phật không gây mất mát về người, nhưng gây thiệt hại về tài sản khoảng 6 tỷ đồng. Theo UBND phường Hoa Lư, khoảng 13h50 ngày 22/9, anh Trần Hoàng Thế Vinh (30 tuổi, trú tại TDP1, phường Hoa...

Mới nhất