Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Kỳ vọng học sinh 18 tuổi chọn đúng ngành để đi trọn...

‘Kỳ vọng học sinh 18 tuổi chọn đúng ngành để đi trọn đời là bất khả thi’


Thạc sĩ Trần Thị Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành SiF Career, chia sẻ với phụ huynh và học sinh trong một ngày hội thông tin tại TP.HCM

Thạc sĩ Trần Thị Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành SiF Career, chia sẻ với phụ huynh và học sinh trong một ngày hội thông tin tại TP.HCM

Chỉ vài tuần nữa, học sinh trên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ hè. Đây không chỉ là thời điểm các bạn tham gia các hoạt động vui chơi, mà còn là cơ hội để có thể tìm hiểu thêm về ngành nghề và công việc tương lai, từ đó sớm ra quyết định phù hợp nhất cho bản thân và gia đình. Và việc chọn ngành cũng là kỹ năng cần phải học mới làm tốt được, theo chuyên gia hướng nghiệp.

Phụ huynh ít tự tin hơn khi tư vấn cho con

Thạc sĩ Trần Thị Ngọc Thủy, ngành định hướng và tư vấn hướng nghiệp ĐH Queensland (Úc), hiện là Giám đốc điều hành SiF Career, cho biết do tác động của công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo (AI), những năm tới sẽ hình thành thêm nhiều công việc mới và chứng kiến sự biến mất của không ít ngành nghề. Điều này không chỉ tác động đến thị trường lao động mà còn giảm sự tự tin của cha mẹ khi tư vấn hướng nghiệp cho con.

“Nhiều phụ huynh thú nhận sự tự tin của họ giảm đến hơn một nửa, bởi dù có kiến thức lẫn kinh nghiệm, họ vẫn ngại ngần tư vấn cho con vì không chắc những yếu tố này có còn chính xác trong tương lai hay không, nhất là khi mọi thứ thay đổi liên tục. Ngược lại, nhiều bạn trẻ chưa đủ tự tin để đưa ra quyết định, nên việc kỳ vọng một học sinh 18 tuổi chọn đúng ngành để đi trọn đời là bất khả thi”, bà Thủy nhận định.

Cũng theo nữ chuyên gia, ngày xưa khái niệm “con đường sự nghiệp” (career path) khá phổ biến vì các công ty hoạch định lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên, dựa theo ngành hay số năm làm việc. Còn bây giờ, trong một tương lai bất định nơi các cuộc sa thải thường xuyên diễn ra, “quỹ đạo sự nghiệp” (career trajectory) thay thế cho “con đường” bằng phẳng trước kia, trở thành khái niệm mới mà người trẻ phải lưu tâm.

“Đó cũng là lý do học sinh cần học kỹ năng ra quyết định liên quan đến sự nghiệp (make career decision) và áp dụng nó trong các thời điểm khác nhau, khi bây giờ các bạn không chỉ cạnh tranh trong ‘ao làng’ như trước nữa”, bà Thủy nói.

Sự phát triển của công nghệ tác động đến cả thị trường lao động và lộ trình phát triển sự nghiệp. Trong ảnh: Học sinh THPT lắp ráp, lập trình máy tái chế chai nhựa thành vật liệu in 3D

Sự phát triển của công nghệ tác động đến cả thị trường lao động và lộ trình phát triển sự nghiệp. Trong ảnh: Học sinh THPT lắp ráp, lập trình máy tái chế chai nhựa thành vật liệu in 3D

3 nhân tố hợp thành một quyết định đúng đắn đến sự nghiệp

Thạc sĩ Thủy chia sẻ, có 3 nhân tố hợp thành một quyết định đúng đắn liên quan đến sự nghiệp. Đầu tiên, học sinh cần hiểu rõ bản thân, như mình là ai, muốn trở thành ai trong tương lai. Tiếp theo, các bạn cần có thông tin về thế giới nghề nghiệp trước sự thay đổi thường xuyên và nhanh chóng ở các lĩnh vực. Cuối cùng, học sinh phải nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng chính, như toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, nền kinh tế tri thức…

“Thế giới nghề nghiệp và nhân tố ảnh hưởng chính là hai phần mà con cái vẫn rất cần sự hỗ trợ và khuyến khích từ phụ huynh, như cung cấp tài liệu, rèn giũa cho con kỹ năng tìm kiếm thông tin hoặc tạo điều kiện để con có thể gặp gỡ những người đi trước… Nhìn chung, cha mẹ sẽ đóng vai một người hướng dẫn thay vì quyết định thay con, để con tự sàng lọc thông tin sau đó đưa chúng ta góp ý thêm”, bà Thủy nêu quan điểm.

Nên sớm bắt đầu từ lớp 10

Theo tiến sĩ Nguyễn Vinh Quang, ngành quản lý giáo dục tại ĐH Hertfordshire (Anh), hiện là Giám đốc Tổ chức giáo dục hướng nghiệp quốc tế Mr.Q, để thực sự chốt được ngành học phù hợp, học sinh cần sớm chuẩn bị ngay từ lớp 10. “Nếu không, các bạn dễ rơi vào mơ hồ khi chọn ngành, chọn ngành theo yêu cầu của cha mẹ hay thậm chí mất định hướng khi đang học ĐH, CĐ”, tiến sĩ Quang nhận định.

Một trong những phương pháp hiệu quả, theo ông Quang, là học sinh cần dấn thân vào chính ngành nghề mình quan tâm ngay từ thời phổ thông, có thể thông qua hình thức thực tập, học việc không lương. Hãy chủ động tìm đến những bậc tiền bối có thể hỗ trợ mình trải nghiệm hoặc thông tin. Bởi, khi “va chạm” càng nhiều, các bạn sẽ càng hiểu câu chuyện nghề nghiệp tương lai và càng kiên định với lựa chọn của mình.

Tiến sĩ Nguyễn Vinh Quang, Giám đốc Tổ chức giáo dục hướng nghiệp quốc tế Mr.Q, trong một phiên tư vấn cho sinh viên

Tiến sĩ Nguyễn Vinh Quang, Giám đốc Tổ chức giáo dục hướng nghiệp quốc tế Mr.Q, trong một phiên tư vấn cho sinh viên

Ngoài ra, ông Quang gợi ý học sinh có thể tìm đến những bài “kiểm tra tính cách” như MBTI, sinh trắc vân tay, nhân tướng học… để có thể tìm ra những “manh mối”, từ khóa về bản thân. Đây là cơ sở dữ liệu để các bạn ghi nhận, sàng lọc những yếu tố trùng lặp và sau đó phản tư lại xem đâu là những đặc điểm miêu tả chính xác về mình, rồi kết nối nó đến những ngành nghề phù hợp.

Và dù chọn nghề là quyết định cá nhân, học sinh cũng cần tìm đến phụ huynh để nhận được sự tư vấn cần thiết ở góc độ xã hội, như nhu cầu của thị trường lao động, thu nhập ngành nghề… “Chưa kể, sau nửa năm đến một năm đi học, khả năng cao các bạn sẽ nhận ra mình có thực sự phù hợp với ngành học hiện tại hay không. Và đây là lúc các bạn cần ra quyết định càng sớm càng tốt”, tiến sĩ Quang lưu ý.

Trong trường hợp sinh viên đang học tập ở nước ngoài, ông Quang cũng lưu ý quy định thị thực du học của các quốc gia không quá khắt khe về việc chuyển ngành, trừ khi các bạn muốn chuyển bậc học như từ ĐH xuống trường nghề. “Quan trọng nhất là hãy làm việc kỹ với trường và đơn vị tư vấn du học để hiểu rõ các quy định, thủ tục cần làm để tránh rủi ro không đáng có”, tiến sĩ Quang cho hay.




Nguồn: https://thanhnien.vn/ky-vong-hoc-sinh-18-tuoi-chon-dung-nganh-de-di-tron-doi-la-bat-kha-thi-185240516202635532.htm

Cùng chủ đề

‘Không phải cứ học trường có tiếng là sẽ thành công’

Đó là những điều 'gan ruột' mà ông Đống Lương Sơn, nguyên tổng giám đốc khách sạn Yasaka-Saigon-Nhatrang, nói với học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM tại buổi định hướng nghề nghiệp giữa tháng 11-2024. Yêu nghề nên đi đến đâu...

Gen Z ‘thiếu chuyên nghiệp’, chưa sẵn sàng cho công việc, nhà tuyển dụng ngại

Tại Mỹ, có thể nói sinh viên gen Z vừa tốt nghiệp đã tràn ngập thị trường lao động. Những bạn trẻ này đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh cam go, đồng thời còn bị các nhà tuyển dụng hoài nghi. Dù...

Không được tăng chỉ tiêu khi có 15% sinh viên bị thôi học, các trường nói gì?

Dự thảo thông tư về xác định chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục ĐH và chỉ tiêu tuyển sinh ngành giáo dục mầm non quy định trường ĐH không được tăng so với chỉ tiêu và số thực tuyển của năm trước liền...

Sớm đánh giá Đề án phân luồng, hướng nghiệp

Phân luồng sau bậc THCS hướng tới mục tiêu định hướng nghề nghiệp tương lai cho người học. Tuy nhiên các làm hình thức thời gian qua đã dẫn tới hiệu ứng ngược, đó là gia tăng áp lực tuyển sinh vào lớp 10 - nhất là ở các thành phố lớn. Nhiều ý kiến cho rằng để thực hiện hiệu quả chủ trương phân luồng học sinh sau THCS và THPT, đòi hỏi triển đồng bộ các giải...

Mời nhà báo dạy kỹ năng cho học sinh phổ thông để tư vấn nghề

(Dân trí) - Để học sinh học tốt kỹ năng xử lý văn bản thông tin và văn bản báo chí, trường mời nhà báo lâu năm về cho học sinh trực tiếp phỏng vấn những điều các em quan tâm. Ý tưởng trên được giáo viên bộ môn Văn ở trường THPT Phú Nhuận (TPHCM) triển khai nhằm giúp các em học sinh được học tập một cách trực quan, đồng thời kết hợp chương trình hướng nghiệp trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não

Sở cảnh sát thành phố Oklahoma (bang Oklahoma, Mỹ) hôm 14.11 thông báo đình chỉ công tác đối với cảnh sát Joseph Gibson, người đã quật ngã một cụ ông gốc Việt khiến nạn nhân bị xuất huyết não, nứt xương cổ đến mức vẫn chưa thể xuất viện. Cụ ông gốc Việt bị cảnh sát khống chế trong clip được công bố ảnh: Sở cảnh sát thành phố Oklahoma Tờ The Washington Post đưa tin cụ ông gốc Việt 71 tuổi đã nhập viện hơn...

Việt Nam nhập khẩu 3,2 triệu tấn gạo, nhiều thứ 3 thế giới

Năm 2024, Việt Nam sẽ nhập khẩu đến 3,2 triệu tấn gạo và trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Philippines và Indonesia. Trong báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam sẽ nhập khẩu gạo đến 3,2 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so với báo cáo cách đây một tháng. Việt Nam nhập khẩu gạo có thể lên tới trên 3 triệu tấn, nhiều...

Đề thi đánh giá năng lực đổi cấu trúc, thí sinh đổ xô ôn toán, tiếng Anh

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM chính thức công bố cấu trúc đề thi đánh giá năng lực vào năm tới, thí sinh cũng lập tức điều chỉnh lại kế hoạch ôn luyện nhằm đạt kết quả tối ưu. ...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

GS.NGND Đoàn Quỳnh qua đời

GS.NGND Đoàn Quỳnh - một nhà trí thức uyên bác, tài hoa, am hiểu nhiều lĩnh vực toán học và giáo dục toán học đã qua đời vào hồi 14h25 ngày 12/11. GS Đoàn Quỳnh là một trí thức thuần túy; dù bắt gặp ông trong khoảnh khắc nào, ta đều thấy toát lên cốt cách của một người trí thức. Ông thuộc về số rất ít những ngoại lệ của các “định luật số đông” mỗi người diễn nhiều...

Cùng chuyên mục

Đề thi đánh giá năng lực đổi cấu trúc, thí sinh đổ xô ôn toán, tiếng Anh

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM chính thức công bố cấu trúc đề thi đánh giá năng lực vào năm tới, thí sinh cũng lập tức điều chỉnh lại kế hoạch ôn luyện nhằm đạt kết quả tối ưu. ...

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định không tổ chức bài thi V-SAT

Những ngày qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải thông tin về bài thi V-SAT do 18 cơ sở giáo dục đại học phối hợp với Trung tâm Khảo thí Quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục thuộc Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD & ĐT) với tiêu đề “Bộ Giáo dục...

Tuyên dương 60 giáo viên tiêu biểu xuất sắc toàn quốc

(ĐCSVN) - Chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029; kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), tối 15/11 tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Tham dự có Ủy viên...

Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng

Hoàn thiện cơ chế chính sách tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng với công sức của mình, nhất là giáo viên mầm non, những người đang công tác ở vùng sâu, vùng xa... Hoàn thiện chính...

Hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu

Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc...

Mới nhất

Thủ tướng Đức bất ngờ điện đàm với Tổng thống Nga, Ukraine nói chẳng ích lợi gì

Ngày 15/11, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc điện đàm kéo dài 1 tiếng với Tổng thống Nga Vladimir Putin sau gần 2 năm.

Hoàn thành cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng – Đồng Đăng

Nếu kế hoạch này hoàn thành, đến cuối năm 2025, Việt Nam sẽ nối thông tuyến cao tốc xuyên Việt từ Cao Bằng tới Cà Mau, tạo động lực lớn cho phát triển đất nước. Hoàn thành cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng - Đồng Đăng - Trà Lĩnh vào cuối năm 2025Nếu kế hoạch này hoàn thành, đến...

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nền kinh tế trong và ngoài APEC

Chủ tịch nước Lương Cường nêu 3 nguyên tắc và 4 giải pháp để xây dựng các liên kết kinh tế khu vực hiệu quả tại Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo APEC với các khách mời. Chủ tịch nước Lương Cường dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời - Ảnh:...

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não

Sở cảnh sát thành phố Oklahoma (bang Oklahoma, Mỹ) hôm 14.11 thông báo đình chỉ công tác đối với cảnh sát Joseph Gibson, người đã quật ngã một cụ ông gốc Việt khiến nạn nhân bị xuất huyết não, nứt xương cổ đến mức vẫn chưa thể xuất viện. Cụ ông gốc Việt bị cảnh sát khống chế trong clip...

Việt Nam nhập khẩu 3,2 triệu tấn gạo, nhiều thứ 3 thế giới

Năm 2024, Việt Nam sẽ nhập khẩu đến 3,2 triệu tấn gạo và trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Philippines và Indonesia. Trong báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam sẽ nhập khẩu gạo đến 3,2 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so...

Mới nhất