Trang chủNewsNhân quyềnVững tin trên con đường đã chọn

Vững tin trên con đường đã chọn

Có thể khẳng định, Việt Nam đã xây dựng Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV một cách kỹ lưỡng, toàn diện với những kết quả cụ thể về việc thực hiện các khuyến nghị đã chấp thuận chu kỳ III.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)

239 trong tổng số 241 (99,2%) các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận đã được thực hiện toàn bộ hoặc một phần. Đây là thông tin đã được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định tại Phiên đối thoại bảo vệ Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kì IV, ngày 7/5 tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva, Thụy Sỹ.

Đây là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi nghiêm túc cam kết quốc tế trong thúc đẩy quyền con người theo đúng nguyên tắc “đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan và minh bạch”, đồng thời phản bác thông tin sai lệch về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Hành trình bền bỉ và nỗ lực

Ngay từ khi cơ chế UPR ra đời – năm 2008, Việt Nam đã chủ động tham gia vào tiến trình này với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm. Xuất phát từ chính sách nhất quán về bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, đặt con người ở vị trí trung tâm của mọi chính sách phát triển, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ xây dựng báo cáo quốc gia theo đúng hạn định cũng như thực hiện các khuyến nghị đã chấp thuận ở tất cả các chu kỳ UPR.

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam càng dành sự chú trọng đặc biệt đối với tiến trình UPR.

Để triển khai hiệu quả các khuyến nghị đã được chấp thuận trong chu kỳ III, Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch tổng thể với phân công cụ thể cho các cơ quan liên quan cũng như cơ chế rà soát tiến độ, và đánh giá kết quả. Báo cáo quốc gia của Việt Nam chu kỳ IV được xây dựng một cách toàn diện với sự tham gia đóng góp tích cực của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các đối tác phát triển và người dân, theo đúng nguyên tắc “đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan và minh bạch” của tiến trình UPR.

Việc hoàn thành Báo cáo theo đúng yêu cầu của Hội đồng Nhân quyền, cùng việc xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện đã thể hiện nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành liên quan của Việt Nam và tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm của Việt Nam đối với cơ chế UPR.

Trong 241 khuyến nghị đã chấp thuận tại chu kỳ III, Việt Nam đã hoàn thành thực hiện có kết quả 209 khuyến nghị (chiếm 86,7%), thực hiện một phần 30 khuyến nghị (12,4%), chỉ có hai khuyến nghị đang được xem xét thực hiện vào thời điểm phù hợp.

Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Quốc hội Việt Nam đã thông qua 45luật, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Trong bối cảnh đối mặt với nhiều thách thức, Việt Nam đã nỗ lực bảo đảm, thúc đẩy quyền con người trên tất cả các lĩnh vực. Kể từ năm 2019, GDP trên đầu người đã tăng 25%, tỷ lệ hộ dân nghèo giảm 1,5% mỗi năm.

Trên thực tế, những thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam, đặc biệt là trong gần 40 năm Đổi mới đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Trong giai đoạn từ 1989 tới 2023, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 40 lần. Trong vòng 2 thập kỷ kể từ năm 1993, hơn 40 triệu người đã thoát cảnh đói nghèo. Và trong vòng 15 năm kể từ năm 2005, tỷ lệ nghèo đa chiều đã giảm một nửa. Các quyền tự do báo chí, tự do Internet, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do lập hội… cũng được thực thi nghiêm túc.

Việc Việt Nam hai lần được cộng đồng quốc tế tín nhiệm bầu chọn làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ là minh chứng rõ ràng cho những nỗ lực của Việt Nam.

Năm 2022, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã phát biểu, những kết quả đó là “minh chứng rõ nét cho sự quật cường và nỗ lực của người dân Việt Nam, và cho các chính sách lấy người dân làm trung tâm của phát triển.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao đổi với các đại biểu. (Nguồn: TTXVN)
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao đổi với các đại biểu tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)

Không thể xuyên tạc sự thật

Có thể khẳng định, Việt Nam đã xây dựng Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV một cách kỹ lưỡng, toàn diện với những kết quả cụ thể về việc thực hiện các khuyến nghị đã chấp thuận chu kỳ III. Quá trình xây dựng báo cáo cũng được thực hiện nghiêm túc với sự tham vấn rộng rãi với những bên liên quan theo đúng yêu cầu của cơ chế UPR.

Tuy nhiên, trước thềm Phiên đối thoại bảo vệ Báo cáo quốc gia của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền, nhiều tổ chức NGO (UNNP – tổ chức Các quốc gia, dân tộc không có đại điện, ICJ – Ủy ban Luật gia quốc tế, FIDH -Liên đoàn nhân quyền quốc tế…) và một số tổ chức phản động lưu vong (Ủy ban cứu người vượt biển – BPSOS, đảng Việt Tân, Liên đoàn Khmers Kampuchea Krom – KKF…) đã tăng cường tán phát các thông tin, tài liệu với tần suất liên tục nhằm tác động, hướng lái dư luận, xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam không có cải thiện gì kể từ sau lần bảo vệ trước.

Đáng chú ý, Báo cáo của các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam theo cơ chế UPR chu kỳ IV đã sử dụng nhiều thông tin không được kiểm chứng, đánh giá thiếu khách quan, không phản ánh chính xác, đầy đủ tình hình tại Việt Nam.

“Chúng tôi rất thất vọng dù có sự hiện diện đầy đủ tại Việt Nam và có quan hệ hợp tác lâu dài toàn diện với các bộ, ban, ngành địa phương của Việt Nam nhưng báo cáo riêng của các cơ quan LHQ tại Việt Nam về cơ chế UPR chu kỳ IV vẫn có nhiều nội dung sai sự thật, không được kiểm chứng, cùng nhiều đánh giá không khách quan, không công bằng, không phản ánh chính xác và đầy đủ về tình hình, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người”, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt đã phát biểu nêu rõ quan điểm của Việt Nam.

Quá trình xây dựng báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam đã được tiến hành một cách nghiêm túc, công khai có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan cũng như các cơ quan của LHQ tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Báo cáo riêng của cơ quan LHQ đã không được xây dựng một cách minh bạch, tương xứng với thiện chí hợp tác và quá trình xây dựng báo cáo cấp quốc gia của Việt Nam; hoàn toàn không thể hiện đúng tinh thần và thực tiễn hợp tác giữa Việt Nam và LHQ, các ưu tiên hợp tác mà các cơ quan hợp tác phát triển đã nhất trí.

Trên thực tế, bản thân những người xây dựng Báo cáo này không có mặt tại Việt Nam, không tận mắt chứng kiến và ghi nhận thực tế tình hình Việt Nam và cũng không tham gia vào quá trình tham vấn khi Việt Nam xây dựng Báo cáo quốc gia. Điều này đã ngược lại nguyên tắc “đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan và minh bạch” mà cơ chế UPR đặt ra.

Việt Nam mong muốn các nước, các tổ chức khi đánh giá về tình hình Việt Nam cần khách quan, toàn diện và sử dụng nguồn thông tin chính xác và đầy đủ.

Tự tin chọn con đường của riêng mình

Việc đánh giá về một vấn đề luôn có những ý kiến trái chiều. Đối với tình hình nhân quyền Việt Nam, thường xuyên có những cá nhân, tổ chức đưa ra thông tin thiếu khách quan, sai lệch, thậm chí xuyên tạc bởi bản chất cực đoan, chống phá, hận thù đối với Việt Nam. Những nguồn thông tin này lại được một số cơ quan, tổ chức khác sử dụng mà không có sự kiểm chứng kỹ càng.

Thực tế không có một quốc gia nào là hoàn hảo về vấn đề nhân quyền. Với tinh thần cởi mở, cầu thị, Việt Nam xác định rõ vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: vẫn còn 800.000 hộ nghèo, khoảng cách giàu – nghèo giữa các vùng miền và nhóm dân cư vẫn tồn tại, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn cao, vẫn còn tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, nguồn lực tài chính, công nghệ và nhân lực để bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho mọi người dân còn hạn chế…

Đoàn Việt Nam đến với Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế UPR chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva, Thuỵ Sỹ ngày 7/5 với tinh thần cởi mở, cầu thị và sẵn sàng đối thoại.

Tại Phiên đối thoại, có hơn 130 nước tham gia đối thoại và phát biểu trong không khí cởi mở, thẳng thắn và thực chất. Các nước ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, việc Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận. Nhiều nước hoan nghênh các thành tựu của Việt Nam về phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội, đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người, thúc đẩy quyền phụ nữ, quyền của nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới, quyền của người dân tộc thiểu số.

Đại tá Nguyễn Thị Thanh Hương, đại diện Bộ Công an phát biểu tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)
Đại tá Nguyễn Thị Thanh Hương, đại diện Bộ Công an phát biểu tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)

Các đại biểu đoàn Việt Nam cũng đã trả lời nhiều câu hỏi, cung cấp thêm thông tin về các vấn đề được các nước quan tâm, trong đó có nỗ lực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế xanh, bao trùm, phát triển của Internet và mạng xã hội, quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin của người dân, quyền của người lao động, vai trò của Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do học thuật, gia nhập và thực thi các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), phòng, chống mua bán người, thực hiện Công ước Chống tra tấn, hỗ trợ người dân tộc thiểu số… Đối với một số ý kiến dựa trên những nguồn tin chưa được kiểm chứng, đoàn Việt Nam đã giải đáp, cung cấp thông tin xác thực, nhấn mạnh nguyên tắc đối thoại, hợp tác, tôn trọng khác biệt.

Pháp luật quốc tế về quyền con người ghi nhận quyền tự quyết của mỗi dân tộc được tự do lựa chọn con đường phát triển. Thực tế, không có một mô hình chung cho tất cả các nước bởi mỗi nước có những đặc thù, điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nên sẽ có những cách thức riêng cần phải được tôn trọng.

Sự lựa chọn ấy được quyết định bởi chính người dân Việt Nam, chứ không phải bất cứ một cá nhân, tổ chức và quốc gia nào khác. Việt Nam tự tin tiếp bước trên con đường đã chọn để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩ Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, trong đó, mọi người dân được thụ hưởng các quyền con người và thành quả của phát triển.

“Báo cáo quốc gia của Việt Nam trong chu kỳ IV phản ánh tiến triển đạt được trong quá trình triển khai các khuyến nghị trên. Báo cáo được xây dựng một cách toàn diện, bao trùm, và minh bạch. Chúng tôi đã tổ chức tham vấn rộng rãi với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, trong đó có các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức xã hội, các quốc gia thành viên, đối tác phát triển, và người dân. Hàng trăm các ý kiến, phản hồi đã được thu thập, và được thể hiện rõ nét trong Báo cáo này”. (Phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt – Trưởng Đoàn Việt Nam tại phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam tại phiên họp lần thứ 46 của Nhóm làm việc về UPR)





Nguồn: https://baoquocte.vn/viet-nam-bao-ve-bao-cao-quoc-gia-thuc-thi-co-che-upr-chu-ky-iv-vung-tin-tren-con-duong-da-chon-271131.html

Cùng chủ đề

Thêm một “lần đầu tiên” với Tổng thống quần đảo Marshall

Vừa qua, Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) đã vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.

Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “li khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu...

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh tiến hành hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “li khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu số.

Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “ly khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu...

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh tiến hành hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “ly khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu số.

Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền

Các nước đánh giá việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức đa chiều và phức tạp.

An ninh lương thực bền vững cho mọi người dân

Bảo đảm an ninh lương thực là một trong những thành tố của an ninh con người, là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền sống của con người. Theo Chương trình Lương thực thế giới (WFP), 309 triệu người ở 72 quốc gia khác nhau đang bị ảnh hưởng bởi nạn đói.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ca nhiễm H5N1 đầu tiên phát hiện ở người tại Canada thuộc tuổi vị thành niên

Giới chức y tế Canada cho biết trường hợp nghi ngờ đầu tiên mắc cúm gia cầm H5N1 ở người tại Canada đã được phát hiện tại bang British Columbia.

Kinh tế tuần hoàn – con đường phát triển bền vững

Dân số ngày càng tăng, sự giàu có gia tăng và quá trình đô thị hóa nhanh chóng, nhưng không được hỗ trợ bởi các hệ thống quản lý rác thải phù hợp đã và đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu.

Những con số biết nói “giải oan” cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Chính phủ Sudan đã đưa ra hàng loạt số liệu để bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này ngăn cản hoạt động chuyển hàng viện trợ nhân đạo.

Tin vui cho game thủ, công ty Nhật Bản đột phá chiến lược phát hành trò chơi ra thị trường

Thời gian tới là giai đoạn đầy hứa hẹn với viễn cảnh về một quý tăng trưởng mạnh mẽ khác của Sony Interactive Entertainment (SIE), công ty chuyên trò chơi điện tử và giải trí kỹ thuật số đa quốc gia, là công ty con thuộc sở hữu của tập đoàn Sony Nhật Bản, đặt trụ sở tại San Mateo, California, Mỹ.

‘Chè Việt – Di sản và tương lai”: Nơi cộng đồng yêu trà Việt kết nối giá trị

Chương trình "Chè Việt - Di sản và tương lai" là một hành trình khám phá văn hóa trà từ khắp các vùng miền của Việt Nam.

Bài đọc nhiều

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Cùng chuyên mục

Những con số biết nói “giải oan” cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Chính phủ Sudan đã đưa ra hàng loạt số liệu để bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này ngăn cản hoạt động chuyển hàng viện trợ nhân đạo.

Yên Bái tạo diễn đàn cho tiếng nói trẻ thơ

Ngày 9/11 tại Yên Bái, Tỉnh đoàn, Hội đồng đội tỉnh đã tổ chức Kỳ họp giả định Hội đồng nhân dân (HĐND) trẻ em tỉnh Yên Bái năm 2024. Sự kiện có sự tham gia của 30 trẻ em là thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh Yên Bái và 50 trẻ em tiêu biểu trong toàn tỉnh. Trong kỳ họp giả định, các đại biểu trẻ em, với vai trò đại biểu HĐND,...

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Mới nhất

Lãnh đạo Vietjet truyền cảm hứng cho phụ nữ thành công

Tại Hội nghị Phụ nữ Việt Nam 2024 với chủ đề "Những người tạo thay đổi", bà Hồ Ngọc Yến Phương, Thành viên HĐQT và Phó tổng giám đốc Tài chính Vietjet, đã mang đến những chia sẻ giá trị về hành trình của mình trong ngành hàng không - một lĩnh vực thường được coi là "sân chơi"...

70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc

Sau Hiệp định Geneva 1954, đất nước tạm chia thành hai miền Nam - Bắc. Để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng miền Nam, hàng vạn cán bộ, bộ đội, học sinh và đồng bào miền Nam đã được Đảng và Bác Hồ đưa ra Bắc. Trong những ngày đầu gian khó, miền Bắc mở rộng vòng...

Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có ý nghĩa gì với Trung Quốc?

Sự trở lại của ông Trump có thể đưa mức thuế quan lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và điều này có thể ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng như đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu với nhiều biện pháp kiểm soát công nghệ, làm...

Bão số 7 chưa qua, biển Đông lại sắp đón bão số 8

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 7 đang di chuyển theo hướng Tây Nam. Cường độ bão đã giảm nhưng ảnh hưởng trên biển, ven biển và đất liền vẫn rất đáng lo ngại. Trog khi bão số 7 chưa qua, cơ quan khí tượng thuỷ...

4 điều các chuyên gia khuyên làm khi khó ngủ

Mất ngủ, ngủ ít, khó ngủ… là những dấu hiệu rối loạn có hại sức khỏe. Dưới đây là 4 mẹo mà các...

Mới nhất