Trang chủNewsDu lịchCần tiếng nói dung hòa giữa cộng đồng bản địa và khách...

Cần tiếng nói dung hòa giữa cộng đồng bản địa và khách quốc tế


Thời gian qua, đoạn clip ngắn kèm tiêu đề “bán 3 quả dứa vừa với giá 500 nghìn cho khách nước ngoài” đã gây xôn xao khắp mạng xã hội. Trong clip, không đạt được thương thảo, một nữ du khách hất văng đồ hàng của bà N.T.T. xuống đất. Nghe tiếng cãi vã, nhiều người chung quanh chạy tới can ngăn, yêu cầu bà T. trả lại tiền. Chưa rõ thực hư, hàng nghìn người đã lên án, chỉ trích người bán. Đến lúc lực lượng chức năng vào cuộc, xác minh thông tin trên là không chính xác, người ta mới biết nguyên căn của vụ việc phần lớn do bất đồng ngôn ngữ, dẫn đến không thuận mua vừa bán.

Câu chuyện trên cho thấy, trước một sự việc, đặc biệt là những mâu thuẫn trong quá trình cung cấp dịch vụ, xã hội cần có cái nhìn khách quan và công tâm khi đánh giá về đối tượng nào đó. Riêng với ngành du lịch, để xây dựng môi trường hoạt động văn minh cần đạt được sự hài hòa giữa tiếng nói, quyền lợi của cộng đồng bản địa và du khách quốc tế.

Cái khó của người làm dịch vụ du lịch

Bấy lâu nay, nhắc đến hành nghề dịch vụ trong môi trường du lịch, nhiều người thường nghĩ đến những chuyện tiêu cực như “chặt chém” khách hàng hay hét giá vào mùa cao điểm. Thế nhưng, khó có thể phủ nhận, làm dịch vụ vốn là “làm dâu trăm họ” và hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành đã, đang gặp phải không ít khó khăn. Ở nước ta, một trong những nhân tố cấu thành nên vướng mắc ấy xuất phát từ định kiến của người Việt dành cho người Việt.

Nhìn lại thực hư chuyện bán 3 quả dứa với giá 500 nghìn trên phố cổ Hà Nội, ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Lữ hành Việt Nam nhận định: “Hiện nay, việc thông tin được truyền tải nhanh chóng mang lại cả mặt lợi lẫn hại. Nhiều người chưa kịp hiểu rõ đầu, đuôi sự việc đã vội quy chụp và đổ lỗi. Đến lúc lực lượng chức năng vào cuộc, họ lại chẳng quan tâm đến kết quả và nguyên nhân. Đối với ngành du lịch, điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường hoạt động và làm xấu đi thương hiệu du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế”.

Chỉ trong vòng vài tháng, đã có liên tiếp nhiều vụ hét giá du khách khi bán táo, bán bánh rán ở cùng khu vực phố cổ Hà Nội. Người dân còn chưa thôi bức xúc thì đã xuất hiện thêm những thông tin trên, khiến ai nấy đều có xu hướng đánh đồng và lập tức đẩy phản ứng lên cao trào dẫu chưa xác minh. Chuỗi sự việc này có thể tạo ra hiệu ứng liên hoàn, khiến hình ảnh về điểm đến của địa phương chịu tác động tiêu cực.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hạnh

Rõ ràng, phán quyết cuối cùng của những vụ việc dân sự được đưa ra bởi các cơ quan chức năng. Chỉ khi có kết luận xác đáng, từng cá nhân, tập thể mới nên tỏ rõ thái độ và đưa ra đánh giá phù hợp. Việc thiếu bình tĩnh trong khâu xử lý thông tin, nóng vội chia sẻ những hình ảnh thiếu tính chính xác có thể để lại những hậu quả khôn lường cho hệ thống du lịch của cả quốc gia.

Suy xét ở góc độ khác, Thạc sĩ Vũ Thanh Ngọc, giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) lại cho rằng: “Dư luận phản ứng dữ dội với người bán hàng là diễn biến tâm lý dễ đoán. Trong thời đại 4.0, mạng xã hội đã phổ cập và đại chúng, bất cứ ai cũng có thể làm một nhà phê bình, một đối tượng dẫn dắt truyền thông. Thêm vào đó, tâm lý đám đông khiến ít ai dám đưa ra ý kiến theo chiều hướng phản biện vì sợ bị chỉ trích”.

Du lịch văn minh: Cần tiếng nói dung hòa giữa cộng đồng bản địa và khách quốc tế ảnh 1

Đoạn clip gây tranh cãi giữa bà N.T.T. và 2 nữ du khách trên phố cổ Hà Nội. (Ảnh: Cắt từ clip)

Lý giải về hiện tượng trên, Thạc sĩ Vũ Thanh Ngọc phân tích thêm, việc người bán hoa quả tức khắc bị phán quyết là có hành vi ép giá khách du lịch một phần dựa trên những vụ việc tương tự đã xảy ra. Và chúng từng là tâm điểm của những cuộc luận bàn, bị lên án trên các mặt báo suốt thời gian dài. Vậy là với ngần đó dữ liệu, thực tế đã bị bẻ cong, dư luận bị định hướng: người bán hàng trên phố cổ luôn “chặt, chém”, còn du khách nước ngoài không sai.

Cùng quan điểm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển du lịch bền vững thuộc Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Chỉ trong vòng vài tháng, đã có liên tiếp nhiều vụ hét giá du khách khi bán táo, bán bánh rán ở cùng khu vực phố cổ Hà Nội. Người dân còn chưa thôi bức xúc thì đã xuất hiện thêm những thông tin trên, khiến ai nấy đều có xu hướng đánh đồng và lập tức đẩy phản ứng lên cao trào dẫu chưa xác minh. Chuỗi sự việc này có thể tạo ra hiệu ứng liên hoàn, khiến hình ảnh về điểm đến của địa phương chịu tác động tiêu cực”.

Không khó để nhận ra rằng, việc những thông tin thiếu tính chân thực được lan truyền một cách chóng mặt khiến định kiến về những người làm dịch vụ trong ngành du lịch ngày càng sâu sắc hơn trước. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng người Việt thiếu niềm tin với những người làm du lịch nội địa, còn khách quốc tế có thể sẽ hoài nghi khi sử dụng những dịch vụ ở Việt Nam.

Cần các bên cùng hành động trách nhiệm

Thực tế, kể từ năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch, nhằm quy định rõ về hành vi, thái độ, thói quen và cách thức xử sự của các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động trong ngành này. Đối tượng cần tuân thủ ở đây không chỉ là người Việt Nam đi du lịch trong và ngoài nước mà còn là người ngoại quốc đến nước ta.

Theo đó, các quy tắc ứng xử đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh lĩnh vực này được đề cập rõ như: tuân thủ pháp luật, quy định của địa phương trong kinh doanh du lịch; niêm yết công khai và bán đúng giá dịch vụ; tư vấn trung thực về sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng; cạnh tranh lành mạnh, ứng xử đúng mực, thân thiện, trách nhiệm; không chèo kéo, đeo bám, nài ép khách; không có hành vi, thái độ phân biệt đối xử với khách du lịch…

Còn với khách du lịch, Bộ Quy tắc yêu cầu du khách văn minh, tự trọng và trách nhiệm khi tham gia các hoạt động du lịch. Họ cần tuân thủ các nội quy, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cộng đồng địa phương; ứng xử văn minh, thân thiện, vui chơi lành mạnh…

Mâu thuẫn trong dịch vụ du lịch đều có bối cảnh và nguyên nhân khác nhau. Nhiều quốc gia trên thế giới đã linh hoạt để đưa ra những chính sách, cách xử lý phù hợp. Với Việt Nam, cần thêm các nguyên tắc, quy định cụ thể hơn đối với nhóm khách quốc tế để xây dựng môi trường du lịch thực sự văn minh, đạt được sự dung hòa trong quyền lợi từ phía cung cấp dịch vụ lẫn đối tượng thụ hưởng.

Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Lữ hành Việt Nam Phùng Quang Thắng

Tuy nhiên, các quy định này sẽ chỉ phát huy hiệu quả nếu có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành liên quan, cùng sự chung tay từ các cơ sở kinh doanh, cung ứng dịch vụ du lịch, ẩm thực, vận tải, mua sắm và ý thức của du khách lẫn cộng đồng dân cư địa phương.

Thạc sĩ Vũ Thanh Ngọc, giảng viên Trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: “Trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch, đội ngũ giảng viên luôn nhấn mạnh vấn đề then chốt: du lịch là đáp ứng mọi nhu cầu chính đáng của khách. Do đó, những người làm trong lĩnh vực này phải học cách để tỉnh táo khi đón nhận vấn đề, dung hòa giữa nhiều yếu tố: du khách, người dân bản địa, doanh nghiệp dịch vụ và điểm đến”.

Du lịch văn minh: Cần tiếng nói dung hòa giữa cộng đồng bản địa và khách quốc tế ảnh 2

Môi trường du lịch văn minh cần đạt được sự hài hòa giữa tiếng nói, quyền lợi của cộng đồng bản địa và du khách quốc tế. (Ảnh: NGỌC KHÁNH)

Theo ghi nhận, khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam thường dưới 2 dạng: trải nghiệm theo đoàn và du lịch tự túc. Với các khách đi theo đoàn, họ thường sử dụng dịch vụ của đơn vị lữ hành, tuân thủ quy định mà công ty và hướng dẫn viên đưa ra. Họ cũng được bảo vệ quyền lợi, truyền đạt về trách nhiệm, kinh nghiệm để hạn chế tối đa rủi ro không đáng có trong suốt quá trình đi tour.

Còn với đối tượng đi lẻ, không thông qua dịch vụ để tránh tốn kém, họ thường dựa vào đánh giá trên các trang mạng xã hội và khá cảnh giác với người dân địa phương. Đa phần, các sự cố du lịch cũng xảy ra ở nhóm đối tượng này.

Theo ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Lữ hành Việt Nam, du lịch là dịch vụ đòi hỏi sự tinh tế, giúp cho người thụ hưởng sở hữu tâm thế thoải mái, vui vẻ và hài lòng. Những người làm dịch vụ phải làm sao để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Cho nên, họ cần kiên nhẫn để hướng dẫn, hỗ trợ cho khách hàng, tránh xung đột giữa cộng đồng bản địa và du khách. Đây cũng là cách để xây dựng hình ảnh đẹp cho điểm đến quốc gia.

Mỗi địa phương đều có những nét đặc sắc riêng về văn hóa, ngôn ngữ và cộng đồng dân cư. Điều cốt yếu để du lịch văn minh là tôn trọng văn hóa bản địa, giữ sự bình tĩnh nếu chẳng may xảy ra bất đồng, mâu thuẫn với bên kinh doanh dịch vụ. Đồng thời, luôn giữ thái độ khách quan trước những luồng thông tin đa chiều. Hơn hết, trước khi khám phá vùng đất mới, cá nhân cần có sự tìm hiểu kỹ càng về các quy định và phong tục, tập quán.

“Mâu thuẫn trong dịch vụ du lịch đều có bối cảnh và nguyên nhân khác nhau. Nhiều quốc gia trên thế giới đã linh hoạt để đưa ra những chính sách, cách xử lý phù hợp. Với Việt Nam, cần thêm các nguyên tắc, quy định cụ thể hơn đối với nhóm khách quốc tế để xây dựng môi trường du lịch thực sự văn minh, đạt được sự dung hòa trong quyền lợi từ phía cung cấp dịch vụ lẫn đối tượng thụ hưởng”, ông Phùng Quang Thắng cho biết thêm.





Nguồn: https://nhandan.vn/du-lich-van-minh-can-tieng-noi-dung-hoa-giua-cong-dong-ban-dia-va-khach-quoc-te-post809115.html

Cùng chủ đề

“Phú Quốc đã xinh đẹp rồi, giờ cần quyết liệt để làm sạch và làm đẹp hơn nữa”

(Tổ Quốc) - Ông Trần Minh Khoa - Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc chia sẻ về chiến dịch quyết liệt làm sạch, làm đẹp thành phố Phú Quốc, cùng nhiều dự án cộng đồng đang gấp rút triển khai sẽ làm nên thay đổi lớn cho đảo Ngọc trong thời...

Lạng Sơn sẵn sàng cho Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

(Tổ Quốc) - Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024 với chủ đề “Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa” được tổ chức tại Lạng Sơn trong 3 ngày, từ ngày...

Đà Nẵng đón 8,7 triệu lượt khách lưu trú trong 9 tháng năm 2024

Theo Cục Thống kê TP Đà Nẵng, trong 9 tháng năm 2024, hoạt động du lịch thành phố tiếp tục phát triển mạnh mẽ, là điểm sáng trong phát triển kinh tế của thành phố. Nhiều hoạt động sự kiện, lễ hội mang tầm quốc gia và quốc tế; nhiều...

Dừng thí điểm kinh doanh quầy ẩm thực

Theo báo cáo của Ban quản lý...

Chia sẻ kinh nghiệm phục vụ và xây dựng sản phẩm khai thác thị trường Ấn Độ

Tham gia sự kiện có 200 đơn vị kinh doanh lữ hành và hướng dẫn viên, cùng 2 chuyên gia người Ấn Độ là Mr. Parker Singh - Giám đốc kinh doanh và Tiếp thị tại Khu nghỉ dưỡng Furama Danang và Mr. Sai Raghunath - Phó giám đốc của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tọa đàm khoa học “Tăng cường nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong triển khai chính sách ngành y tế”

NDO - Sáng 12/11, tại Hà Nội, Viện Dư luận xã hội và Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Y tế đồng tổ chức tọa đàm về “Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, góp phần triển khai hiệu quả các chính sách của ngành y tế”. Hơn 20 tham luận và các ý kiến phát biểu trực tiếp của Lãnh đạo Viện Dư...

Nhận diện thách thức trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

NDO - Ngày 12/11, tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn. Sự kiện nằm trong khuôn khổ hội thảo thường niên về phát triển bền vững, nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bền vững, qua đó lan tỏa nguồn cảm hứng đổi mới sáng tạo để phát triển xanh hơn, bền vững...

Chủ động việc dạy và học phù hợp đề thi tham khảo

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo của 10 môn văn hóa và 7 môn ngoại ngữ sớm hơn gần 5 tháng so với các năm học trước tạo điều kiện thuận lợi, giúp các nhà trường chủ động trong quá trình dạy học và...

HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC

HDBank vừa chính thức hợp tác với PwC, trở thành ngân hàng tiên phong tại Việt Nam triển khai toàn diện dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững”. Thông qua dự án này, HDBank cam kết tích hợp sâu sắc hơn các nguyên tắc ESG vào mọi khía cạnh của tổ chức - từ hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp đến công tác báo cáo ESG. Đây là nền tảng để HDBank tiếp...

Nơi kết nối, thúc đẩy cung cầu sản phẩm OCOP

Nhiều tỉnh, thành phố đem các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng… giới thiệu, quảng bá tại Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng, miền năm 2024 (Tuần lễ sản phẩm OCOP) vừa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuần lễ sản phẩm OCOP là hoạt động cụ thể hóa thỏa thuận hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố thuộc các vùng, miền trên phạm...

Bài đọc nhiều

Xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ trở thành vùng trọng điểm Nam Trung bộ

Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ là vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch cho tỉnh Ninh Thuận nói riêng và khu vực Nam Trung bộ nói chung, với các tiềm năng du lịch nổi trội trong khu vực theo đó xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ khoảng 12.200 ha, là dải không...

Ngắm kiến trúc tuyệt đẹp của trường đại học trăm tuổi giữa lòng Thủ đô

(Tổ Quốc) - Đại học Tổng hợp trước đây là trụ sở của Đại học Đông Dương. Tuy quen thuộc với người dân Thủ đô nhưng đây lại là ngôi trường bí ẩn nhất vì có những khu vực chưa từng xuất hiện, nay lần đầu tiên mở cửa đón công chúng và du khách tham quan. ...

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Bắc Hà “Nghiêng say mùa Đông”

Kinhtedothi- Theo UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, từ ngày 15/11-7/12/2024, chương trình Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2024, chủ đề "Nghiêng say mùa Đông" sẽ diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn du khách và Nhân dân địa phương. Đây là hoạt động thường niên trong chuỗi sự kiện "Bắc Hà bốn mùa nghiêng say", nhằm tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có của Bắc Hà; đồng thời bảo tồn, tôn vinh,...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Du lịch nông nghiệp, nông thôn – Xu hướng đang được ưa chuộng

Những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đầu tư bài bản để phát triển tương xứng tầm tiềm năng và vẫn đang chờ thời cơ, chính sách thích hợp để “cất cánh.” Ở miền Bắc, hiện có nhiều tour du lịch nông nghiệp khai thác các hoạt động trồng, cấy lúa nước truyền thống, các nghề thủ công, trang trại chăn nuôi... Đáng nói, quanh khu vực ngoại...

Cùng chuyên mục

Long An sẵn sàng đón 1 triệu du khách đến Tuần văn hóa thể thao du lịch

Điểm mới của Tuần văn hóa - thể thao - du lịch Long An lần này là có thêm nhiều giải đấu thể thao và sự tham gia tổ chức nhiều chương trình từ Hàn Quốc. ...

Đến Mai Châu chiêm ngưỡng khung cảnh tựa cổ tích của Hang Kia-Pà Cò

Với cảnh quan nguyên sơ, núi đồi hùng vĩ cùng giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông vẫn được lưu giữ gần như nguyên vẹn, Hang Kia-Pà Cò hứa hẹn sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/den-mai-chau-chiem-nguong-khung-canh-tua-co-tich-cua-hang-kia-pa-co-post992751.vnp

Ninh Thuận kêu gọi doanh nghiệp TP. HCM đầu tư vào du lịch chất lượng cao

(Tổ Quốc) - Ninh Thuận lên kế hoạch tổ chức hội nghị giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, môi trường đầu tư của tỉnh tới doanh nghiệp TP.HCM. ...

Thức quà chiều ngày Đông ấm

Ngọt ngào vị ngọt của đường, của mật, thơm bùi vị của nhân đậu xanh tan trong miệng, tất cả hòa quyện trong thức quà dân dã của Hà Nội. Hà Nội mùa Thu – Đông, luôn là điểm hẹn lý tưởng của những tâm hồn yêu sự lãng mạn, nhẹ nhàng, nắng hanh hao, gió cũng hanh hao, trời chưa quá lạnh, những vệt nắng trải dài như dải lụa mềm thướt tha, vắt qua từng con phố, chao...

Đón hơn 4.700 khách quốc tế du lịch tàu biển

Ngày 12/11, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đã đón 2 tàu biển Noordam và Celebrity Solsitce cập cảng, đưa hơn 4.700 khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh. Tàu Noordam di chuyển theo hải trình từ Hồng...

Mới nhất

Trúc Nhân nhảy hơn 500 lần trong MV, mẹ anh khóc giữa họp báo

Sau 2 năm vắng bóng, ca sĩ Trúc Nhân chính thức trở lại với MV "Không ra gì". Không ra gì (sáng tác: Mew Amazing) là MV được sản xuất kỳ công và đầu tư cao nhất sự nghiệp Trúc Nhân.  Tại sự kiện, anh cho biết viết kịch bản trong 2 ngày, quay trong 5 ngày tại bối cảnh khu...

Phát huy tinh thần nói đi đôi với làm, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đã đề ra

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Nội dung...

Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, TP Hà Nội phải tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí ở địa phương; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện. ...

Kiểm tra việc triển khai Dự án 6 – Chương trình MTQG 1719 tại huyện Văn Quan

Vừa qua, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn do ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi kiểm tra việc thực hiện Dự án 6 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I...

“Thi đua là phải ra sức nhưng không tạo ra sức ép, không hình thức”

Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng trong phát biểu tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm học 2023-2024, triển khai phong trào thi đua năm học 2024-2025 và...

Mới nhất