Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhPhối hợp chính sách hài hòa để giảm áp lực lạm phát

Phối hợp chính sách hài hòa để giảm áp lực lạm phát


Cho đến thời điểm hiện nay, hầu hết các chuyên gia, tổ chức trong các dự báo đưa ra đều nhận định áp lực lạm phát năm nay lớn hơn và CPI cả năm được dự báo cao hơn năm 2023 dù vẫn trong phạm vi mục tiêu đặt ra. Đơn cử, WB dự báo tăng nhẹ lên 3,5%; HSBC dự báo tăng 3,9%; ADB dự báo tăng 4%; Standard Chartered dự báo tăng 4,3%…

Áp lực không lớn nhưng gia tăng

Liên tiếp trong các tháng trở lại đây, CPI luôn tăng xung quanh ngưỡng 4%. Cụ thể, CPI tháng 4/2024 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 4 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93%. Trước đó, CPI tháng 3 tăng 3,97%; CPI quý I tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước. Nếu nhìn lại năm 2023, lạm phát cũng khá cao vào những tháng đầu năm, nhưng đã liên tục hạ nhiệt trong thời gian sau đó (CPI bình quân cả năm tăng 3,25%). Đáng chú ý, sau 2 tháng đầu năm 2023 ghi nhận CPI bình quân tăng tới 4,6% so với cùng kỳ, lạm phát đã giảm nhiệt nhanh trong tháng 3 và tháng 4 sau đó để về ngưỡng dưới 4% (bình quân 4 tháng đầu năm 2023 tăng 3,84%). Trong khi đó, số liệu tháng 3, tháng 4/2024 và bình quân 3 tháng, 4 tháng đầu năm 2024 như đề cập ở trên cho thấy, CPI chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Như vậy nhìn về xu hướng, rất có thể quy luật CPI hạ nhiệt dần như trong năm 2023 sẽ không lặp lại vì nhiều yếu tố gây áp lực lạm phát đang khác so với năm ngoái.

Phối hợp chính sách hài hòa để giảm áp lực lạm phát

Thực tế trong “đóng góp” của các nhóm hàng hóa và dịch vụ khiến chỉ số CPI tăng vào tháng 4 vừa qua, những đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước (khiến nhóm giao thông tăng cao nhất) là một trong những yếu tố đẩy CPI tăng mạnh. Điều này phần nào cho thấy những biến động lớn hơn từ bên ngoài – trực tiếp là thị trường dầu mỏ – đã, đang và có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng không thuận đến Việt Nam. Theo bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá – Tổng cục Thống kê, do là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên biến động của giá hàng hóa trên thế giới (hiện vẫn đang ở mức cao) sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên.

Cùng với đó, giá điện sinh hoạt tăng cũng là yếu tố đẩy nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng, trong khi thời gian điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân đã được rút ngắn từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần cũng tiềm ẩn áp lực lớn hơn đến CPI. Các tính toán cho thấy, chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 10% sẽ tác động trực tiếp làm CPI tăng khoảng 0,33%, chưa kể các tác động gián tiếp. Bên cạnh đó, cải cách tiền lương của khu vực Nhà nước và tăng lương tối thiểu cho khu vực doanh nghiệp dự kiến được thực hiện từ 1/7/2024 có thể làm gia tăng kỳ vọng lạm phát kéo theo giá các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng lên. Ngoài ra, giá các hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước quản lý có thể tiếp tục tăng theo lộ trình theo hướng tính đúng, tính đủ; việc đẩy mạnh thực hiện các gói kích cầu, mở rộng tín dụng, đẩy mạnh đầu tư công… một mặt giúp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nhưng mặt khác có thể tạo sức ép lên mặt bằng giá nếu không được kiểm soát hợp lý.

Phối hợp chính sách hài hòa để giảm áp lực lạm phát
Cần đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng hàng hóa nhất là đối với các mặt hàng
chiến lược

Không để “góp gió thành bão”

Cho đến thời điểm hiện nay, hầu hết các chuyên gia, tổ chức trong các dự báo đưa ra đều nhận định áp lực lạm phát năm nay lớn hơn và CPI cả năm được dự báo cao hơn năm 2023 dù vẫn trong phạm vi mục tiêu đặt ra. Đơn cử, WB dự báo tăng nhẹ lên 3,5%; HSBC dự báo tăng 3,9%; ADB dự báo tăng 4%; Standard Chartered dự báo tăng 4,3%… “Lạm phát chủ yếu vẫn ổn. Mặc dù vậy, các rủi ro tăng lạm phát vẫn còn đó. Một phần là do lạm phát giá gạo vẫn dao động ở mức hai con số. Điều đó cho thấy tác động của giá gạo thế giới lên giá gạo trong nước ngay cả đối với một nước xuất khẩu gạo như Việt Nam. Trong khi đó, mặc dù lạm phát năng lượng đã thuyên giảm nhưng vẫn cần theo dõi chặt chẽ”, bà Yun Liu, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC nhận định sau diễn biến quý I vừa qua.

Như đã đề cập ở trên, dù áp lực chung không quá lớn và mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4-4,5% năm nay vẫn hoàn toàn khả thi, tuy nhiên khi nhìn vào từng thành tố như vậy, có thể thấy các áp lực gây lạm phát vẫn đang dần tích tụ và gia tăng. Đặt trong bối cảnh bên ngoài có nhiều biến động và bất định hơn hiện nay, những áp lực nhỏ kiểu “góp gió thành bão” như vậy cho thấy vẫn không thể chủ quan với lạm phát. Có lẽ cũng chính vì vậy nên tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 mới đây, một trong các thách thức nổi lên được các thành viên Chính phủ nhắc đến là sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Xác định kiểm soát chặt chẽ lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế là một trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong báo cáo mới đây đã kiến nghị cần nắm chắc tình hình giá cả, thị trường, phân tích các mặt hàng tăng giá… để có giải pháp điều hành phù hợp kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.

Để kiểm soát lạm phát năm 2024 đạt được mục tiêu, một trong những giải pháp theo bà Nguyễn Thu Oanh là cần đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột, căng thẳng địa chính trị hiện nay. Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng dầu, gas…) để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng nhằm hạn chế tăng giá, nhất là vào dịp cuối năm. Đồng thời, cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Thủ tướng lưu ý, không điều hành “giật cục” và chính sách tài khoá phải tích cực hơn; Tăng cường quản lý giá cả, thị trường, có lộ trình phù hợp điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, các dịch vụ công; Không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương…





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/phoi-hop-chinh-sach-hai-hoa-de-giam-ap-luc-lam-phat-151602.html

Cùng chủ đề

Bà Harris thất bại vì không quan tâm đến kinh tế và lạm phát

(CLO) "Tất cả những gì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tập trung vào là nền kinh tế", chiến lược gia James Carville của cựu Tổng thống Bill Clinton đã nói như vậy vào năm 1992. ...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11

Tỷ giá trung tâm tăng 10 đồng, chỉ số VN-Index tăng mạnh 15,52 điểm hay CPI tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 6/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 4/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 ...

Mưa bão làm CPI tháng 10 tăng 0,33% so với tháng trước

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước, tăng 2,52% so với tháng 12/2023 và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố vào sáng 6/11, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước, tăng 2,52% so với tháng 12/2023 và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm ngoái. Bình...

CPI tháng 10 tăng 0,33% do giá lương thực, thực phẩm tăng cao sau mưa bão

Giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước. ...

CPI tháng 10 của Hà Nội tăng hơn 2% so với cùng kỳ

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, trong tháng 10/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn Hà Nội tăng 0,28% so với tháng trước, tăng 2,24% so với tháng 12 năm 2023 và tăng 2,20% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể có tới 9/11 nhóm hàng CPI tăng so với tháng trước. Trong đó, nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống tăng 0,55% (tác động làm tăng CPI chung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 7/11

Tỷ giá trung tâm tăng 25 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 1,53 điểm hay giá xăng, dầu (trừ mazut) cùng tăng 350-770 đồng một lít, kg... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 7/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11 ...

Nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt...

Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động". Đây là sự kiện thường niên, được...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11

Tỷ giá trung tâm tăng 10 đồng, chỉ số VN-Index tăng mạnh 15,52 điểm hay CPI tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 6/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 4/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 ...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Hơn 90 tỉ khuyến công cho 20 địa phương phía Nam, do chưa mạnh dạn làm đề án quy mô?

Bà Nguyễn Thanh Hà - phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho rằng chính sách khuyến công trong thời gian qua là cú hích giúp cho cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển, sản phẩm địa phương có mặt trên thị trường.UBND tỉnh Bình Dương thời gian qua ban hành chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp...

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Thế giới bật tăng, vàng trong nước có dừng lao dốc?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024 trên thị trường quốc tế quay đầu tăng sau báo cáo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ. Vàng trong nước liệu có giảm tiếp, sau khi rớt mạnh về mức 85 triệu đồng/lượng. Tỷ giá trung tâm ngày 8/11/2024 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 24.278 đồng/USD, giảm 5 đồng so với phiên giao dịch trước đó. Giá USD ở các ngân hàng thương mại sáng nay (8/11) được niêm...

Tập đoàn nhà Donald Trump muốn đầu tư ở Hưng Yên: DN ông Đặng Thành Tâm bùng nổ?

Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) của đại gia Đặng Thành Tâm bùng nổ sau khi ông Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ. Dự án nhà ông Trump dự kiến đầu tư ở Hưng Yên được xem là một cú hích cho Kinh Bắc. Đầu giờ chiều 6/11, ông Donald Trump tuyên bố thắng cử. Chốt phiên 6/11, cổ phiếu KBC của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc tăng kịch trần thêm 1.850 đồng, lên 28.850...

Cùng chuyên mục

Sẽ tăng cường chế tài với người nội bộ mua bán chui cổ phiếu

Dự thảo Luật sửa đổi 7 Luật bao gồm Luật Chứng khoán sẽ không còn luật hoá hành vi vi phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin giao dịch của người nội bộ và người có liên quan, nhưng sẽ "mạnh tay" hơn khi áp dụng chế tài. Sẽ tăng cường chế tài với người nội bộ mua bán chui cổ phiếu Dự thảo Luật sửa đổi 7 Luật bao gồm Luật Chứng khoán sẽ không còn luật...

Vietnam Airlines tiếp tục được vinh danh là Thương hiệu quốc gia

Vietnam Airlines được Bộ Công Thương và Hội đồng Thương hiệu quốc gia vinh danh là doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Chất lượng dịch vụ cũng là cơ sở để hãng được công nhận là "Hãng hàng không quốc tế...

Chứng khoán HSC tính chào bán cổ phiếu cho cổ đông, huy động 3.600 tỷ đồng

HSC chào bán gần 360 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Công ty chứng khoán này dự kiến nâng tổng số cổ phiếu lên gần 1,08 tỷ đơn vị, tương ứng quy mô vốn điều lệ 10.800 tỷ đồng. Chứng khoán HSC tính chào bán cổ phiếu cho cổ đông, huy động 3.600 tỷ đồngHSC chào bán gần 360 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Công ty chứng khoán này dự kiến nâng tổng số...

Một loạt ngân hàng cảnh báo về thẻ tín dụng, thẻ thanh toán sắp bị ngừng giao dịch

(NLĐO) – Những tài khoản, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng chưa xác thực sinh trắc học, giấy tờ tùy thân hết hạn sẽ bị ngân hàng ngừng giao dịch. ...

Thủ tướng: Cần dự báo tác động kết quả bầu cử Mỹ, phản ứng chính sách kịp thời

Cần chủ động, tích cực, phản ứng chính sách kịp thời, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống, Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành tất cả các mục tiêu của năm 2024. Sáng 9-11,...

Mới nhất

Công tác dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị

Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024, diễn ra ngày 9/11, tại thành phố Hạ Long.Sáng 9/11, tại Hội trường 2/9 Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV...

Đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM ưu tiên nguồn vốn từ PPP

Nguồn vốn đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM ưu tiên vốn huy động từ hình thức PPP (bao gồm cả hình thức BT), nếu ngân sách nhà nước tham gia thì ưu tiên nguồn vốn địa phương. Nguồn vốn đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM ưu tiên vốn huy động từ hình thức PPP (bao gồm cả hình...

Giá chung cư tăng nghẹt thở, nhà đầu tư chuyển sang bất động sản liền kề

Trong bối cảnh giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, nhiều nhà đầu tư phải cân nhắc lại chiến lược của mình. Phân khúc bất động sản liền kề đã trở thành lựa chọn sáng giá hơn bao giờ hết. Giá chung cư tăng "nghẹt thở", nhà đầu tư chuyển sang bất động sản liền kềTrong bối cảnh giá...

Nụ cười trở lại trên khuôn mặt học sinh vùng cao sau bão số 3

Ngày 8.11, tại Trường PTDT bán trú tiểu học số 1 xã Sán Chải (H.Si Ma Cai, Lào Cai), Ban tổ chức dự án 'Nối vòng tay...

Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV: Tự tin lãnh đạo

Ngày 6/11/2024, Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029 đã bầu ra 33 doanh nhân nữ tham gia Ban Chấp hành. Bà Hoàng Thị Hồng tiếp tục được tín nhiệm làm Chủ tịch Hội khóa mới. Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV: Tự tin lãnh đạo...

Mới nhất