Trang chủNewsThời sựMặc "áo giáp" cho vựa lúa - Bài 3: “Trở bộ” trước...

Mặc “áo giáp” cho vựa lúa – Bài 3: “Trở bộ” trước khó khăn, thách thức


Nông dân Hậu Giang thu hoạch khóm. Ảnh: LÝ ANH LAM
Nông dân Hậu Giang thu hoạch khóm. Ảnh: LÝ ANH LAM

Chủ động lên kế hoạch ứng phó

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè cho biết, Cần Thơ ghi nhận có 2 đợt xâm nhập mặn theo đường sông Hậu vào đến cảng Cái Cui thuộc phường Tân Phú, quận Cái Răng (giáp ranh tỉnh Hậu Giang) vào năm 2016 và 2020. Điều này cho thấy tác động của biến đổi khí hậu, tác động của thiên tai cả nhân tai (như vận hành thủy điện, hồ chứa ở thượng nguồn…) ngày càng cực đoan, gay gắt.

Để chủ động phòng chống và thích ứng với hạn mặn, thiếu nước, xâm nhập mặn, thành phố đã tập trung làm tốt công tác dự báo, truyền thông thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ đến chính quyền các cấp, để người dân chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn. Thành phố cũng tổ chức vận hành các công trình thủy lợi hợp lý; xây dựng các kịch bản về ứng phó và thích ứng với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với tình hình thực tế của từng quận, huyện…

Nhiều địa phương khác cũng đã xây dựng hệ thống kênh rạch dẫn nước, các công trình ngăn mặn lớn như hệ thống thủy nông Quản Lộ – Phụng Hiệp, hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre, cống đập Ba Lai, kênh Cái Lớn – Cái Bé, hệ thống đê biển… Bên cạnh đó, tập trung rà soát các tuyến giao thông ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở, sụt lún để lắp đặt các biển cảnh báo và triển khai các biện pháp phù hợp nhằm giảm tối đa thiệt hại; huy động nhân dân tham gia thực hiện phòng chống thiệt hại do sụt lún, sạt lở đất và khắc phục những vị trí có nguy cơ đe dọa an toàn đến người và phương tiện trong quá trình lưu thông.

Mô hình sản xuất lúa tôm được xem là mô hình nông nghiệp thông minh, thuận thiên, thích ứng với biển đổi khí hậu. Theo đó, ở vùng sản xuất nông nghiệp thường xuyên bị xâm nhập mặn, bà con nông dân tận dụng 6 tháng mùa mưa (nước ngọt) để sản xuất luân canh mô hình lúa tôm. Hiện diện tích sản xuất lúa tôm tập trung nhiều tại tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… Một số nơi, người dân đã chủ động mua túi bạt trữ nước mưa; nạo vét các kênh, mương, ao, đìa và lót bạt… tích trữ nước. Những mô hình này vừa sống chung được với hạn mặn, vừa gia tăng thu nhập.

Những kiến nghị tâm huyết

Ở góc độ khoa học, nhiều nhà khoa học đã có những nghiên cứu sâu về hiện trạng, đồng thời đề xuất giải pháp giải quyết thách thức cho ĐBSCL. PGS-TS Lê Anh Tuấn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ, đưa ra hướng sử dụng nước mặt hiệu quả, đảm bảo chất lượng thay cho khai thác nước ngầm quá mức như hiện nay. Theo PGS-TS Lê Anh Tuấn, việc chuyển đổi dần từ khai thác nguồn nước ngầm sang nước mặt để phục vụ sinh hoạt là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào chuyển đổi, cần xem xét nguồn nước mặt phải lấy từ đâu, công nghệ xử lý là công nghệ gì? Vì vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến giá thành cũng như khả năng chi trả của người dân.

“Bên cạnh đó, cũng cần xem xét tính dung hòa, linh hoạt trong tiếp cận 2 nguồn nước mặt và nước ngầm. Nếu vào mùa mưa, nguồn nước mặt dồi dào, chất lượng tốt thì ưu tiên dùng nước này; còn vào mùa khô, hạn mặn gay gắt, nước mặt bị nhiễm mặn, ô nhiễm thì mới sử dụng nước ngầm ở mức hạn chế nhất có thể”, PGS-TS Lê Anh Tuấn nói.

Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Tháp Hồ Thanh Phương cho biết, tỉnh Đồng Tháp đang xây dựng lộ trình chuyển đổi khai thác từ nước ngầm sang nước mặt. Tỉnh đặt ra mục tiêu, tất cả trạm cấp nước trên địa bàn tỉnh sẽ không còn khai thác nước ngầm. Việc chuyển đổi này phải đảm bảo 2 tiêu chí là nhà máy cấp nước sử dụng nước mặt và cấp nước đủ số lượng, chất lượng cho người dân sử dụng. Còn theo bà Dương Thị Ngọc Tuyền, Trưởng phòng Tài nguyên nước và Khí tượng thủy văn (Sở TN-MT tỉnh Cà Mau), địa phương đang kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành trung ương sớm triển khai dự án dẫn nước mặt từ sông Hậu về các tỉnh ven biển và bán đảo Cà Mau, để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân và từng bước thay thế nguồn nước ngầm.

PGS-TS Nguyễn Thị Hồng Điệp (ĐH Cần Thơ) đề xuất, cần triển khai đồng bộ các giải pháp để thích ứng với hạn mặn. Theo đó, hướng dẫn người dân trữ nước ngọt để phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trong gia đình. Hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho người dân canh tác phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn nước của từng vùng sinh thái. Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, vật nuôi, cây trồng phù hợp với từng vùng, nghiên cứu, lai tạo giống cây mới chịu hạn, chịu mặn mang lại giá trị kinh tế cao. Tăng cường quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo mặn. Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi linh hoạt, vừa đáp ứng yêu cầu ngăn mặn, trữ ngọt, vừa thực hiện nhiệm vụ tiêu thoát nguồn nước bị ô nhiễm… Cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, địa phương trong hành động cụ thể để giải quyết các vấn đề ứng phó với tình trạng hạn mặn, cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực đang rất cấp bách.

Trồng rừng để bảo vệ đất và nước ngầm

Là một trong những địa phương bị sạt lở nhiều nhất, lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau cho biết, 13 năm qua, hơn 350km bờ biển của tỉnh bị sạt lở, hơn 5.200ha đất bị mất, tương đương diện tích của một xã. Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Cà Mau, tổng chiều dài bờ biển đang tiếp tục bị sạt lở là trên 105km; trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm trên 43km (bờ biển Tây 11km, bờ biển Đông hơn 32km); sạt lở nguy hiểm hơn 62km (bờ biển Tây 22km, bờ biển Đông hơn 40km).

Đại diện Chi cục Thủy lợi Cà Mau cho rằng, với tốc độ sạt lở rất nghiêm trọng như hiện nay, nếu không có giải pháp bảo vệ ngay thì thời gian tới, sạt lở ven biển sẽ tiếp tục làm mất thêm rất nhiều đất, rừng phòng hộ – đây là diện tích đất, cây rừng đã được hình thành qua hàng trăm năm. Nếu để sạt lở tiếp tục tiến sâu vào đất liền thì không chỉ mất thêm đất, mất rừng mà còn nguy cơ ảnh hưởng đến nhiều công trình hạ tầng đã xây dựng bên trong, buộc phải thực hiện bảo vệ theo tình huống khẩn cấp; khi đó việc xây dựng công trình bảo vệ sẽ rất tốn kém, rất khó khôi phục diện tích đất và cây rừng đã mất.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết, hiện Cà Mau đã hoàn thành hơn 55km kè bảo vệ bờ biển, với tổng kinh phí 1.720 tỷ đồng, 9,2km kè bảo vệ bờ sông, kinh phí thực hiện 391 tỷ đồng. Tuy vậy, tình trạng sạt lở vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Hiện tỉnh Cà Mau đang xây dựng và triển khai Đề án Phòng chống sạt lở bờ biển, bờ sông giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, tỉnh sẽ đầu tư xây dựng 177 công trình phòng chống sạt lở bờ biển, bờ sông với kinh phí hơn 31.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021-2025, đầu tư xây dựng 30 công trình, với kinh phí trên 6.000 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030, đầu tư xây dựng 147 công trình, với kinh phí hơn 24.000 tỷ đồng.

Mục đích của đề án nhằm khắc phục sự cố sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng ven biển, rừng phòng hộ ven biển; đầu tư xây dựng tuyến đê biển vừa kết hợp làm đường giao thông, ngăn triều cường, chắn sóng, ngăn chặn sạt lở, đầu tư xây dựng các công trình chống sạt lở kết hợp trồng rừng, nhằm phục hồi đất rừng ngập mặn, phòng hộ ven biển, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo sinh kế cho người dân, khai thác tiềm năng tín chỉ carbon; xây dựng các công trình chỉnh trị sông tại các khu vực trọng điểm, vùng cửa sông, ven biển…

Từ năm 2016 đến nay, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã xuất hiện tổng số 779 điểm sạt lở với tổng chiều dài 1.134km. Trong đó, bờ sông là 666 điểm với chiều dài 744km; bờ biển xuất hiện 113 điểm với 390km. Có 281 điểm với 528km sạt lở đặc biệt nguy hiểm cần phải xây dựng công trình để bảo vệ; 155 điểm với 306km sạt lở nguy hiểm và sạt lở bình thường là 343 điểm với 300km. Thống kê sơ bộ tại 5 địa phương (An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau), trong 5 năm (2018-2022), sạt lở đã làm sập, cuốn trôi ít nhất 2.500 căn nhà, làm thiệt hại hơn 304 tỷ đồng, có trên 20.000 hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cần phải di dời.

Nguồn: BỘ NN-PTNT

NHÓM PV





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/mac-ao-giap-cho-vua-lua-bai-3-tro-bo-truoc-kho-khan-thach-thuc-post739714.html

Cùng chủ đề

Lúa giảm phát thải sinh lời

Đây là vụ lúa đầu tiên nông dân Nguyễn Công Hưởng ở xã Long Đức (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) tham gia thí điểm canh tác lúa chất lượng cao, giảm phát thải.Sau 105 ngày, 2ha lúa của ông đến ngày thu hoạch, năng suất đạt gần 7 tấn/ha và được doanh nghiệp thu mua với giá 10.800 đồng/kg, trừ chi phí lợi nhuận trên 50 triệu đồng/ha.“Chi phí sản xuất khoảng 20 triệu đồng/ha. Tổng chi...

Tính toán kỹ nguồn vốn, hiệu quả đầu tư cao tốc Nha Trang-Đà Lạt

Chiều 4/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc với...

Giảm chi phí, tăng lợi nhuận từ trồng lúa chất lượng cao

Ngày 4.9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) phối hợp với Viện Lúa gạo Quốc tế IRRI, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện 7 mô hình thí điểm vụ thứ nhất thuộc Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (Đề án).Theo Cục Trồng trọt - Bộ NNPTNT, trong...

Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku cần được kết nối liên hoàn để phát huy hiệu quả đầu tư

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku cần kết nối hiệu quảNgày 30/8, Thứ trưởng...

Bí quyết tỏa sáng với những chiếc váy slip dress đầy mê hoặc

Không cần phải cầu kỳ, một chiếc slip dress trơn màu với chất liệu satin hoặc lụa đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kon Tum: Khởi tố phó giám đốc trung tâm đăng kiểm về tội “Nhận hối lộ”

Một phó giám đốc trung tâm đăng kiểm ở Kon Tum bị cơ quan điều tra khởi tố về tội "Nhận hối lộ". Ngày 17-9, nguồn tin cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Xuân Đảm (Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 82.01.S) về tội "Nhận hối lộ". Quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Xuân...

Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày càng đi vào chiều sâu

Trưởng Ban Dân vận Thành ủy TPHCM Nguyễn Mạnh Cường đánh giá, TP Thủ Đức đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, có nề nếp, trách nhiệm, đồng bộ các chỉ tiêu nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn. Ngày 17-9, Thành ủy TP Thủ Đức tổ chức hội nghị tổng kết 25 năm thực hiện Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị về xây dựng và...

Nghệ thuật chế tác hạt thủy tinh của người Paiwan

Huyện Bình Đông (Pingtung) là huyện tận cùng phía Nam của Đài Loan, lưng tựa núi, mặt giáp biển. Do nằm ở vị trí cận nhiệt đới nên Bình Đông có thời tiết quanh năm đều như mùa xuân. Nơi này có nhiều sản vật được biết đến như táo sáp ngọc trai đen mọng nước và ngọt ngào, món chân heo dai và ngon, cá ngừ vây xanh… và đặc biệt ấn tượng với nghệ thuật...

Vertiv ra mắt giải pháp trung tâm dữ liệu mô đun lắp ráp sẵn, đẩy nhanh triển khai điện toán AI trên toàn cầu

Giải pháp Vertiv MegaMod CoolChip tích hợp các công nghệ hàng đầu, bao gồm làm mát bằng chất lỏng mật độ cao, để cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số quan trọng cho AI theo phương thức trọn gói nhanh hơn 50% so với lắp ráp tại chỗ. Vertiv (NYSE: VRT), nhà cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và các giải pháp quản lý toàn cầu...

Amazon chấm dứt chính sách làm việc từ xa từ năm 2025

Sau 4 năm cho phép nhân viên làm việc tại nhà, Giám đốc điều hành (CEO) của nhà bán lẻ trực tuyến Amazon, ông Andy Jassy, vừa ra thông báo, công ty sẽ quay lại chính sách làm việc như trước đại dịch Covid-19. Theo đó, yêu cầu các nhân viên có mặt tại công ty 5 ngày một tuần, kể từ năm tới. Giống như nhiều doanh nghiệp khác, nhân viên...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Thủ tướng ôm chặt cậu bé mất bố vì lũ dữ, chia sẻ về 6 “điểm tựa Việt Nam”

(Dân trí) - Câu chuyện cậu bé 8 tuổi mất bố vì bão lũ khiến Thủ tướng xúc động, ôm chặt động viên. Chia sẻ 6 "điểm tựa Việt Nam", ông tin rằng những điểm tựa ấy sẽ giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại chương trình truyền hình trực tiếp  "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Chương trình...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

Cùng chuyên mục

Tết Trung thu của cộng đồng người Việt ở nước ngoài

(Chinhphu.vn) - Vui Tết Trung thu không chỉ là một trong những hoạt động văn hóa quen thuộc luôn được các em thiếu nhi Việt Nam mong chờ mà đây còn là cầu nối để lan tỏa văn hóa Việt Nam đến gần hơn với người dân các nước trên thế giới.       Em bé mang hai dòng máu Bỉ-Việt và bố biểu diễn bài hát "Trống cơm" - Ảnh: TTXVN Mỗi dịp Trung thu, Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ...

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó

TPO - Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn theo dõi, dự báo, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về diễn biến của áp thấp nhiệt đới cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động triển khai công tác ứng phó theo quy định. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang

Chiều 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang nhân chuyến thăm Thủ đô Hà Nội và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.  Bày tỏ xúc động khi gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang, Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Sri Lanka trình Quốc thư

Chúc mừng Đại sứ Poshitha Perera được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Sri Lanka tại Việt Nam; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và am hiểu về khu vực, Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp thiết thực cho việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Sri Lanka phát triển tốt đẹp. Vnews

Bộ Quốc phòng ủng hộ 40 tỷ đồng cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân các tỉnh phía Bắc. Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng "đội quân công tác" thực hiện nhiệm vụ "chiến đấu trong thời bình", thể hiện vai trò nòng cốt trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố thiên tai, thảm họa. Cụ thể, Quân...

Mới nhất

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang

Chiều 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang nhân chuyến thăm Thủ đô Hà Nội và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.  Bày tỏ xúc động khi gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang, Phó...

Sau dọn dẹp cây gãy đổ, Hà Nội bắt đầu tái thiết không gian xanh

17/09/2024 | 16:18 TPO - Sau đợt vận động ra quân dọn dẹp đường phố, cây cối gãy đổ sau bão số 3 đã cơ bản...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Sri Lanka trình Quốc thư

Chúc mừng Đại sứ Poshitha Perera được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Sri Lanka tại Việt Nam; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và am hiểu về khu vực, Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp thiết thực cho việc thúc đẩy...

Cần Thơ trao học bổng, tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Năm học này, thành phố Cần Thơ đầu tư xây dựng nhiều trường mới ở các cấp học, sửa chữa trường cũ đã xuống cấp, bổ sung thiết bị, tuyển thêm giáo viên để đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trao xe đạp cho học sinh Trường THCS Thới Hòa,...

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn tiếp lãnh đạo MOECO

Tại buổi tiếp, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đã thông tin tới lãnh đạo MOECO về tình hình triển khai chuỗi dự án Lô B cùng một số vấn đề liên quan. Sau một thời gian triển khai tích cực, phối hợp hiệu quả giữa các bên, chuỗi dự án Lô B đã có nhiều tín...

Mới nhất