Trang chủNewsNhân quyềnHạnh phúc cho tất cả mọi người

Hạnh phúc cho tất cả mọi người

“Hạnh phúc” là cảm giác hài lòng của mỗi người với cuộc sống xung quanh. Những năm gần đây, xếp hạnh chỉ số hạnh phúc của Việt Nam trên thế giới đã tăng lên vượt bậc không chỉ minh chứng cho nỗ lực bảo đảm quyền con người mà còn thể hiện sự tin tưởng của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Hạnh phúc cho tất cả mọi người
7.000 tác phẩm ảnh và video gửi đến tham dự cuộc thi Ảnh và video ‘Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam năm 2023’. (Nguồn: Vietnam.vn)

Xã hội hạnh phúc

Ngày 20/3 hằng năm được Liên hợp quốc lựa chọn là Ngày quốc tế Hanh phúc và coi đây là thước đo tiến bộ, công bằng xã hội và là mục tiêu của chính sách công với mức độ hài lòng của người dân về các chỉ số như: thu nhập bình quân theo đầu người, hỗ trợ xã hội, tự do lựa chọn cuộc sống, sức khỏe cộng đồng, thái độ và phản ứng tích cực xã hội…

Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để người dân được sống trong một môi trường hạnh phúc. Điều này đã được ghi nhận qua việc tăng 12 bậc, từ vị trí thứ 77 lên 65 trong xếp hạng chỉ số Hạnh phúc thế giới 2023 của Liên hợp quốc. Người dân Việt Nam đang được sống trong xã hội hạnh phúc và được bảo đảm mọi mặt để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm, GDP năm 2023 của cả nước ước tính tăng 5,05% so với năm trước, đưa quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD; GDP bình quân đầu người ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 11,76% năm 2011 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015) xuống còn dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều), năm 2023 còn 2,93%; từ chỗ thiếu lương thực, nay trở thành cường quốc xuất khẩu gạo và được đánh giá là điểm sáng về công tác giảm nghèo; là quốc gia duy nhất ở châu Á thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững.

Để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người dân, Việt Nam đã tập trung làm tốt công tác hỗ trợ xã hội. Trong đó, bên cạnh chủ trương, chính sách hỗ trợ thường xuyên, định kỳ, các chương trình hỗ trợ đột xuất, kịp thời với tình hình thực tiễn cũng đã góp phần quan trọng trong việc giúp đỡ người dân vượt qua hoàn cảnh khó khăn như trong thiên tai, lũ lụt và đặc biệt là đại dịch Covid-19…

Tổng kết Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tính đến 30/6/2022, gần 36,5 triệu người lao động, người dân, 394.000 đơn vị sử dụng lao động và 500.000 hộ kinh doanh đã được hỗ trợ với tổng số tiền là 45.600 tỷ đồng.

Công tác an sinh xã hội được thực hiện tốt cũng là một điểm nhấn góp phần mang lại cuộc sống hạnh phúc cho người dân như: hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, thương binh, gia đình liệt sĩ… Tính đến cuối năm 2023, cả nước đã thành lập được 425 cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó có 195 cơ sở công lập và 230 cơ sở ngoài công lập nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội của đối tượng cần trợ giúp xã hội.

Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe người dân, cung cấp nước sạch, điện… được chú trọng triển khai thực hiện với những kết quả tích cực. Chỉ tính riêng năm 2022, cả nước có 17,5 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, đạt 38,08% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, đến tháng 9/2023, ước tăng 8 nghìn người so với năm 2022; độ bao phủ bảo hiểm y tế đến hết năm 2023 ước đạt 93,22%.

Nhà nước không ngừng đầu tư cơ sở, vật chất, đào tạo chuyên môn để phát triển y tế. Hiện nay, Việt Nam có 47 bệnh viện cấp trung ương, 419 bệnh viện cấp tỉnh, 684 bệnh viện cấp huyện và 100% các xã đều có trung tâm y tế để đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Hạnh phúc cho tất cả mọi người
Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe người dân, cung cấp nước sạch, điện… được chú trọng triển khai thực hiện với những kết quả tích cực. (Nguồn: Nguoiduatin.vn)

Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới. Tuổi thọ trung bình cũng tăng nhanh, năm 2023 là 73,7 tuổi, được xếp vào nhóm cao trong các quốc gia có mức thu nhập tương đương.

Ở Việt Nam, người dân được tự do làm những việc mà pháp luật không cấm. Vấn đề tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do Internet… luôn được pháp luật tôn trọng, bảo vệ. Mọi người dân đều có quyền theo hoặc không theo tôn giáo nào; đời sống tín ngưỡng, tôn giáo vô cùng đa dạng phong phú. Nhà nước tạo mọi điều kiện để tín ngưỡng, tôn giáo được hoạt động, phát triển mạnh mẽ.

Hiện nay tổng số tín đồ các tôn giáo khoảng 26,5 triệu, chiếm 27% dân số; trên 54 ngàn chức sắc; trên 135 ngàn chức việc; hơn 29 ngàn cơ sở thờ tự; hàng nghìn điểm, nhóm được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Tính đến đầu năm 2024, có 78,44 triệu người sử dụng Internet; 72,70 triệu người sử dụng mạng xã, tương đương với 73,3% tổng dân số; 168,5 triệu kết nối di động, tương đương với 169,8% tổng dân số. Nhà nước tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tự do làm giàu chính đáng; tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng chủ chương, chính sách, pháp luât và phát triển đất nước dù công dân đó đang ở trong hay ngoài nước.

Mọi người dân đều được hưởng lợi về chính sách giáo dục. Tính đến tháng 10/2023, tỷ lệ người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 và đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 đổ tuổi 15 đạt 98,55% và 60 đạt 96,70%. Hệ thống giáo dục quốc dân phát triển, được UNESCO đánh giá xếp thứ 64/127 nước trên thế giới, bảo đảm cho mọi công dân được thụ hưởng nền giáo dục công bằng, tiến bộ.

Với phương châm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, công tác phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh, thật sự đạt hiệu quả, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Hạnh phúc cho tất cả mọi người
Ảnh minh họa.

Vẫn còn nhiều thách thức

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn chặng đường dài phía trước để nâng cao chất lượng cuộc sống hạnh phục cho mọi người dân Việt Nam, nhất là trong bối cảnh diễn biến tình hình hình trong nước và thế giới đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến quyền thụ hưởng hạnh phúc của con người.

Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Vẫn còn tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là lao động dân tộc thiểu số (DTTS), thu nhập thiếu ổn định lại không cao; sự chênh lệch mức sống giữa các vùng, miền và khoảng cách giàu nghèo còn khá lớn. Vùng núi, nông thôn, DTTS vẫn là “Lõi nghèo” của cả nước với chất lượng dịch vụ y tế còn nhiều khó khăn, bất cập. Tầm vóc, thể trạng con người Việt Nam còn thấp so với một số nước trong khu vực; tình trạng ô nhiễm môi trường, thiên tai lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn còn diễn biến khá phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân…

Bên cạnh đó, tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường cạnh tranh giữa các nước lớn, xung đột, kinh tế thế giới giảm sút… đang tác động không nhỏ đến tình hình trong nước và đến đời sống người dân Việt Nam Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan, ô nhiễm môi trường gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh kế của người dân, nhất là vùng nông nghiệp, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản…

Trong bối cảnh đó, để hướng đến cuộc sống hạnh phúc cho mọi người dân Việt Nam, cần tập trung thực hiện tốt những giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về giá trị hạnh phúc. Tăng cường công tác tuyên truyền về giá trị hạnh phúc, tầm quan trọng của chất lượng cuộc sống đối với sự ổn định, phát triển quốc gia. Xây dựng xã hội hạnh phúc là trách nhiệm của cả cộng đồng dân tộc chứ không phải là trách nhiệm riêng của bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; phát huy vai trò trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, phải tiêu biểu về phẩm chất và năng lực.

Hai là, coi trọng nhân tố con người, luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; Nhân dân là trung tâm. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; củng cố và tăng cường niềm tin đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm hạnh phúc thực sự và lâu dài cho Nhân dân.

Ba là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng hệ thống chính sách và pháp luật đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và công bằng; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành, giữa các cơ quan quản lý nhà nước; phát triển trình độ khoa học, công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, độ mở nền kinh tế, năng lực tiếp cận nền kinh tế số, xã hội số để không ngừng nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân.

Hạnh phúc cho tất cả mọi người
Giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán của Đảng và Nhà nước, được triển khai xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.(Ảnh: Nguyễn Hồng)

Bốn là, hoạch định và thực thi chính sách xã hội đảm bảo tính bao trùm, bền vững, lâu dài dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Xây dựng môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ổn định, công bằng, thuận lợi cho tất cả các thành phần xã hội có cơ hội làm giàu.

Thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững, khuyến khích làm giàu chính đáng, xử lý nghiêm hành vi làm giàu bất chính; kiên quyết, kiên trì phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào DTTS.

Năm là, chủ động ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. Thiên tai, khí hậu, môi trường tác động mạnh mẽ đến khả năng sinh kế và sức khỏe của con người, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của người dân. Do đó, nâng cao nhận thức nhận thức, trách nhiệm cho hệ thống chính trị và Nhân dân về phòng chống thiên tai, thảm họa, bảo vệ môi trường. Khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích tài nguyên. Xử lý nghiêm đối với hành vi xâm hại đến môi trường tự nhiên.

Sáu là, mở rộng hợp tác quốc tế theo quan điểm trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam” trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc; tích cực tham gia giữ gìn hòa bình thế giới, chung sức cùng với các quốc gia ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống đe dọa đến tính mạng, sức khỏe cũng như hạnh phúc của nhân loại; tranh thủ tối đa nguồn lực để xây dựng, phát triển đất nước, tạo cơ sở vững chắc để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Hưởng ứng Ngày quốc tế Hạnh phúc, ngày 26/12/2013, Thủ tưởng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2589/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm”.

Từ năm 2014 đến nay Việt Nam đều đặn tổ chức Ngày quốc tế Hạnh phúc. Chủ đề của Ngày quốc tế Hạnh phúc năm 2024 là “Hạnh phúc cho mọi người” nhằm khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng có hoạt động tích cực đem lại hạnh phúc cho người thân, gia đình, cộng đồng.





Nguồn: https://baoquocte.vn/hanh-phuc-cho-tat-ca-moi-nguoi-270832.html

Cùng chủ đề

Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất người lao động bị sa thải hoặc kỷ luật buộc thôi việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, đang gây nhiều tranh luận. Tác động đến an sinh xã hội Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định...

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tôi không thể ngờ chồng cũ dám tái hôn với người phụ nữ này

(Dân trí) - Sau khi chúng tôi ly dị, chồng cũ nhanh chóng quyết định tái hôn. Tuy nhiên, tôi như chết lặng khi phát hiện người anh muốn sống chung chính là... Khi nhìn lại mọi thứ đã xảy ra, tôi không khỏi ngậm ngùi. Từ khi bước vào cuộc hôn nhân này, tôi từng nghĩ rằng, mọi thứ sẽ ổn thỏa, rằng dù không có một tình yêu nồng cháy, ít nhất tôi và anh ấy cũng có...

Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 1.400 tỷ đồng

Thành phố Hà Nội đã tiến hành chi trả kinh phí trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên 1.400 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm 2024. Theo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, toàn TP hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Các cơ sở trợ giúp xã hội của TP Hà Nội thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng 3.080 đối tượng bảo trợ xã...

Muốn con hạnh phúc, phụ huynh đừng ngăn cản con làm điều này

GĐXH - Phụ huynh thường muốn nuôi dạy con trở thành người hoàn hảo. Thực tế, trẻ có thể hạnh phúc hơn rất nhiều nếu không bị cha mẹ ngăn cản làm điều dưới đây. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.

Giá vàng ngừng “thoái lui”, nên mua hay bán? Cơ hội tốt để tích lũy, cần lưu ý một điều

Giá vàng hôm nay 14/11/2024 "xoay mình" bật tăng nhờ hoạt động mua vào các nhà đầu tư, vượt trên mốc 2.600 USD/ounce. Chuyên gia nhận định: "Đây cũng là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư muốn mua tích trữ hay đầu tư cũng khá tốt".

Nhận định thời điểm xuất khẩu tiêu Việt tăng, kỳ vọng lớn từ thị trường tỷ dân

Giá tiêu hôm nay 14/11/2024 tại thị trường trong nước giảm mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Tiểu ban Kinh tế-xã hội đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tư duy đổi mới, đột phá mạnh mẽ...

Nga “nóng mặt” vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Bài đọc nhiều

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Cùng chuyên mục

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm…

Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời...

Thêm 9 hài cốt liệt sĩ được tìm kiếm, cất bốc và quy tập trên đất nước bạn Lào

Sau 21 ngày xuất quân thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào mùa khô 2024-2025. Đến nay, Đội quy tập hài cốt liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã tìm kiếm, cất bốc và quy tập được 9 hài cốt liệt sĩ và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất nước bạn Lào. ...

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát... "Đây là chủ trương lớn, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chỉ đạo", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. Chiều ngày 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sau khi trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được...

Nhà ở xã hội tăng giá: Cơ hội nào cho người thu nhập thấp?

(LĐXH) - Việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn loay hoay với bài toán tìm quỹ đất, bố trí nguồn vốn và các chính sách ưu đãi cho cả người mua và người bán thì giá nhà chung cư tiếp tục tăng mạnh. Giá NƠXH tăng mạnh khiến giấc mơ sở hữu nhà của người thu nhập thấp ngày càng xa vời.Giá NƠXH “sánh vai” nhà ở thương mạiMới mở bán vào hồi tháng 5/2023, các căn hộ...

Hỗ trợ hơn 21,8 nghìn tấn gạo cho người dân trong 10 tháng đầu năm 2024

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, trong mười tháng năm nay đã hỗ trợ cho người dân hơn 21.800 tấn gạo. Theo báo cáo, công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả. Theo báo cáo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong mười tháng năm nay, Chính phủ, các Bộ,...

Mới nhất

Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn lực mạnh mẽ nhất

Kinhtedothi - Tối 13/11, Tổ dân phố 7, phường Mộ Lao, quận Hà Đông đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã đến dự và phát biểu tại ngày hội. Tổ dân phố 7 (phường Mộ Lao, quận Hà Đông) là địa bàn đông dân...

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chánh án Tòa án Tối cao Peru

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Peru, sáng 12/11, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chánh án Tòa án Tối cao Peru Javier Arévalo Vela. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-luong-cuong-hoi-kien-chanh-an-toa-an-toi-cao-peru-post992998.vnp

Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do ông Lý Seo Vảng - Phó Trưởng Ban cùng công chức Ban Dân tộc và đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai vừa có chuyến công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang.Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi...

Thi đua Quyết thắng – Động lực quan trọng để Văn phòng Bộ Quốc phòng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao

(Bqp.vn) - Nhận thức rõ “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”, những năm qua, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Văn phòng Bộ Quốc phòng đã coi trọng...

Mới nhất