Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcViệt Nam tăng số bài báo công bố quốc tế trong năm...

Việt Nam tăng số bài báo công bố quốc tế trong năm 2023


Theo bảng xếp hạng Journal & Country Rank của SCImago, Việt Nam đứng thứ 47/234 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng với 19.196 bài báo đã công bố, tăng so với con số hơn 18.000 bài báo năm 2022.

Công bố thống kê số bài báo quốc tế năm 2023 được SCImago, tổ chức chuyên cung cấp thông tin về chất lượng nghiên cứu khoa học của các quốc gia, trụ sở tại Tây Ban Nha, đưa ra đầu tháng 5. Trong khu vực, Việt Nam xếp sau Indonesia (thứ 19), Malaysia (thứ 23), Singapore (thứ 35) và Thái Lan (thứ 36). Ba quốc gia dẫn đầu gồm Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ. Trong đó, Trung Quốc có hơn 1 triệu công bố, gấp 1,4 lần so với Mỹ và 3,4 lần so với Ấn Độ. Trong đó Indonesia có cải thiện vượt bậc, tăng từ thứ hạng 25 (năm 2022) lên thứ 19 (năm 2023).

Chia sẻ với VnExpress, một số nhà khoa học nhìn nhận việc duy trì thứ hạng trong top 50 từ năm 2020 cho thấy Việt Nam đã ổn định về mặt sản lượng nghiên cứu khoa học và có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Công bố khoa học của Việt Nam tăng liên tục qua các năm, riêng 2022-2023 số lượng bài báo tăng nhẹ từ 18.551 lên 19.196 bài báo, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của cộng đồng khoa học Việt Nam trong việc đóng góp cho khoa học toàn cầu.

Biểu đồ dựa trên dữ liệu của SCImago về số công bố quốc tế của Việt Nam (2015-2023)

TS Lê Duy Tân, trường Đại học Quốc tế, ĐHQG TP HCM, đồng sáng lập Phòng Thí nghiệm AIoT Lab VN, cho biết năm 2023 số công bố Việt Nam chỉ bằng 1,84% của Trung Quốc (1.043.131 bài) và 2,69% của Mỹ (714.412 bài). Tỷ lệ này gần như không thay đổi nhiều so với bảng xếp hạng năm 2022. “Song chỉ số trích dẫn theo từng bài nghiên cứu (Citations per document) của Việt Nam (1.06) tiếp tục cao hơn Trung Quốc (1.05) và Mỹ (0.92)”, TS Tân nói.

Lý giải về công bố quốc tế tăng nhẹ trong năm qua, TS Tân nêu nguyên nhân là trong xu thế phát triển chung thị trường giáo dục ngày càng cạnh tranh, hiện rất nhiều đại học, trường đại học đã có KPI về nghiên cứu rõ ràng cho giảng viên. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted) cùng nhiều cơ sở giáo dục đại học như ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP HCM, ĐH Kinh tế TP HCM… gần đây đều có chính sách hỗ trợ công bố quốc tế đều đặn qua các năm.

Anh dẫn chứng, vừa qua Đại học Quốc gia TP HCM đã đưa ra chương trình “Thu hút, giữ chân và phát triển 350 nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành công tác tại Đại học Quốc gia TP.HCM” (VNU350). Ngoài việc hỗ trợ thực hiện các đề tài cơ sở, đề tài nghiên cứu khoa học loại A, B, và C hàng năm với chỉ tiêu đặt ra là các sản phẩm khoa học, bài báo được quy định cụ thể.





Bên trong Phòng kiểm tra chất lượng và đánh giá hoạt tính sinh học của tế bào gốc tại Viện tế bào Gốc (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM). Ảnh: Hà An

Bên trong Phòng kiểm tra chất lượng và đánh giá hoạt tính sinh học của tế bào gốc tại Viện tế bào Gốc (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM). Ảnh: Hà An

TS Tân nhấn mạnh, công bố quốc tế không chỉ là cách để các nhà khoa học chia sẻ kết quả nghiên cứu, còn là phương tiện khẳng định uy tín và năng lực khoa học. “Đây là sứ mạng và nhiệm vụ của một nhà khoa học”, anh nói. Để duy trì và cải thiện khả năng công bố quốc tế, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, như tập trung vào chất lượng công trình và ứng dụng thực tiễn. Bên cạnh đó cần đổi mới cơ chế quản lý, thủ tục hành chính, tạo môi trường nghiên cứu cạnh tranh và thuận lợi, phát triển thị trường công nghệ, và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Những bước tiến này sẽ giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong cộng đồng khoa học quốc tế và góp phần vào sự phát triển của ngành khoa học toàn cầu.

Song anh lưu ý bảng xếp hạng của Scimago hiện vẫn chủ yếu đếm số lượng bài, chưa thể dựa vào đó để đánh giá chất lượng của các công trình nghiên cứu. Do đó Việt Nam cần có thêm bước tiến lớn hơn để cải thiện vị thế “không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng và tác động của các công trình nghiên cứu”.

TS Tân cho hay hiện đã nhiều quỹ, chương trình để hỗ trợ các nhà khoa học, đặc biệt là thế hệ nhà khoa học trẻ. Tuy nhiên vướng mắc trong các thủ tục hành chính để triển khai cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ, kể cả việc thanh toán, quyết toán còn phức tạp. “Tôi hy vọng sắp tới cơ chế tài chính sẽ được đơn giản hóa để “cởi trói” cho các nhà khoa học, chỉ như vậy mới để các nhà nghiên cứu đầu tư toàn bộ chất xám tạo ra những công trình chất lượng”, anh nói.

Như Quỳnh




Nguồn: https://vnexpress.net/viet-nam-tang-so-bai-bao-cong-bo-quoc-te-trong-nam-2023-4741696.html

Cùng chủ đề

Trường ĐH Việt Nam tăng vượt bậc trên bảng xếp hạng châu Á

(NLĐO) - QS Top Universities (Anh) vừa công bố bảng xếp hạng các đại học châu Á năm 2025. Trong đó, Việt Nam có 17 đại học, trường đại học được gọi tên. ...

Nhiều trường trọng điểm Việt Nam vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất châu Á

Trong 17 đơn vị được xếp hạng ĐH tốt nhất châu Á có nhiều ĐH vùng thay vì chỉ ĐH tại TP.HCM và Hà Nội "áp đảo", phản ánh bức tranh thứ hạng đa dạng. ...

4 đại học Việt lọt top 200 trường tốt nhất châu Á

Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) vừa công bố bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2025. Việt Nam có 17 trường trong danh sách, tăng hai trường so với lần xếp hạng trước. Hai trường mới này gọi tên Đại học Mở TP.HCM và Đại học Vinh.Trong top 200, trường Đại học Duy Tân có vị trí cao nhất, hạng 127 trong số các trường ở nước ta được xếp hạng. Tiếp đến là Đại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Loạt ‘ông lớn’ ngành bán dẫn tới Việt Nam tìm cơ hội hợp tác đầu tư

Triển lãm do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia - NIC (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu (SEMI) tổ chức từ ngày 7 đến 8-11 tại Hà Nội.Ngày 23-10, tại buổi gặp gỡ báo chí trước Triển lãm Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam - SemiExpo Vietnam 2024, ông...

OpenAI chuẩn bị chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp vì lợi nhuận

DNVN - Theo thông tin từ Bloomberg ngày 4/11, OpenAI đang trong giai đoạn đàm phán ban đầu với Văn phòng Tổng Chưởng lý California để thay đổi cấu trúc tổ chức, hướng tới mô hình hoạt động vì lợi nhuận. ...

FPT hợp tác cùng EDC thúc đẩy kết nối doanh nghiệp Canada-Việt Nam

NDO - FPT sẽ hỗ trợ các công ty Canada phát triển thị trường, khai phá các cơ hội kinh doanh mới. Bên cạnh đó, trong ba năm tới, FPT cũng sẽ kết nối ít nhất 20 công ty Canada với các công ty thành viên của mình để cùng hợp tác và mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam. Export Development Canada (EDC) và FPT vừa ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) trong khuôn...

8 vật thể lớn nhất trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học phát hiện một số loại thiên thể đồ sộ nhất trong vũ trụ, từ hành tinh tới siêu cụm thiên hà. Hành tinh lớn nhất: ROXs 42Bb Mô phỏng hành tinh ROXs 42 Bb. Ảnh: NASA Sao Mộc, hành tinh lớn hơn Trái Đất 11 lần về bán kính, là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời. ROXs 42Bb là hành tinh lớn nhất tìm thấy trong vũ trụ. Nó có khối lượng gấp 9 lần...

Cùng chuyên mục

Đà Nẵng tìm giải pháp huy động nguồn lực xã hội cho đề án thành phố đổi mới sáng tạo

DNVN - Việc xây dựng Đà Nẵng trở thành TP đổi mới sáng tạo (ĐMST), trung tâm khởi nghiệp ĐMST quốc gia tại miền Trung - Tây Nguyên rất cần sự chung tay của các cơ quan nhà nước, các viện trường, cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia và người dân. ...

Thiết bị đo chất lượng đất không dây loRaWan xuất sắc giành giải Nhất Cuộc thi SCAPA-2024

NDO - Tại vòng chung kết Cuộc thi Smart Campus châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 (SCAPA-2024) diễn ra tại Đại học Đà Nẵng ngày 8/11, nhóm sinh Nguyễn Đại, Trần Lê Xuân Huy đến từ Trường đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng với Ứng dụng Soil Quality Monitoring - Thiết bị đo chất lượng đất 7in1 không dây loRaWan đã xuất sắc giành giải Nhất. Ngày 8/11, Đại học Đà Nẵng phối hợp...

Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng công nghệ, chuyển đổi số uy tín quốc tế

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024. Đây là một trong những giải thưởng thường niên uy tín trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại khu vực châu Á - châu Đại dương. Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 không chỉ là sự ghi nhận những thành tựu xuất sắc mà còn là cơ hội để các đơn vị Việt Nam giao lưu, học...

Có khung pháp lý rõ ràng để quản lý, sử dụng hiệu quả, an toàn các loại dữ liệu

Cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu, một số đại biểu cho rằng Chính phủ cần siết chặt quy định nhằm kiểm soát việc chuyển giao các dữ liệu cốt lõi, dữ liệu quan trọng của quốc gia để đảm bảo an ninh. Cũng góp ý về nội dung này, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) đánh giá đây là một nội dung mới, giúp thúc đẩy việc trao đổi...

Ra mắt ứng dụng ‘Sáng kiến Hưng Gia’, kết nối các thế hệ và phát triển văn hoá gia tộc Việt

DNVN - Được sáng lập và phát triển bởi ông Nguyễn Đắc Minh Hải - Giám đốc CTCP Sáng Kiến Hưng Gia, ứng dụng "Sáng kiến Hưng Gia" được coi là nền tảng đột phá giúp chuyển đổi số gia phả, quản lý các hoạt động dòng họ và tạo sự gắn kết giữa...

Mới nhất

Cập nhật mới nhất bão số 7 Yinxing, miền Bắc lại đón không khí lạnh tăng cường

Cập nhật tin bão mới nhất: Hồi 16 giờ (08/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 117,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của...

Trung Quốc nói về hợp tác sau khi ông Trump đắc cử

Trung Quốc thông qua đại sứ tại Mỹ là ông Tạ Phong gửi thông điệp tới Washington rằng sẽ không có ai chiến thắng trong cuộc chiến thuế quan hay thương mại. ...

Tin nhắn bắt, kiểm điểm giáo viên dạy thêm là giả mạo

Theo đó, chiều 7/11, lãnh đạo nhiều trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 1 (TP Hồ Chí Minh) nhận được tin nhắn gửi qua Zalo do lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận này chuyển đến. Nội dung...

Tặng áo dài, áo ấm cho cô, trò trường mầm non thuộc Trại giam Hồng Ca

Đoàn công tác của Cục Công tác Đảng và công tác chính trị - Bộ Công an vừa...

Rơi nước mắt những câu chuyện vượt khó trong học tập

(NLĐO) – Những người trong hội trường đã không cầm được nước mắt khi nghe những câu chuyện trải lòng về vượt khó của các tân sinh...

Mới nhất