Trang chủNewsThời sựXếp hạng đại học: Học hỏi để cải thiện chất lượng

Xếp hạng đại học: Học hỏi để cải thiện chất lượng


Xếp hạng đại học (ĐH) hiện đang nhận được sự quan tâm và trở thành chiến lược của nhiều trường ĐH trên thế giới để đối sánh chất lượng hoạt động, từ đó có những giải pháp cải thiện và phát triển phù hợp.

Tại Việt Nam, nhiều cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) đã xuất hiện trên bảng xếp hạng do các tổ chức uy tín thực hiện như Quacquarelli Symonds (QS) – bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường ĐH trên thế giới của Nhà xuất bản Quacquarelli Symonds Limited, Times Higher Education (THE) – bảng xếp hạng thuộc tạp chí Times Higher Education chuyên thông tin về các vấn đề liên quan đến GDĐH (Vương quốc Anh).

Xu thế tất yếu

Từ năm 2019, Việt Nam bắt đầu có 2-3 đại diện xuất hiện trong bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới của QS và THE, đứng trong nhóm hạng 801-1.000. Và đến nay, số lượng được xếp hạng tăng lên với 6 cơ sở GDĐH, bao gồm: Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội, ĐHQG TPHCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Duy Tân, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Huế. Theo Th.S Ngô Tiến Nhật, Viện Đảm bảo chất lượng, ĐHQG Hà Nội, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, số ĐH của Việt Nam được xếp hạng còn khiêm tốn, thấp hơn 3-6 lần so với Malaysia, Indonesia hay Thái Lan. Cụ thể, ở bảng xếp hạng QS, Việt Nam mới có 5 ĐH góp mặt, thứ hạng cao nhất là 514. Trong khi đó, Indonesia có 26 trường, Malaysia có 28 trường, Thái Lan có 13 trường với thứ hạng dao động 65-237. Hay như Brunei chỉ có 2 trường được xếp hạng nhưng vị trí cao nhất là 387, Singapore có 4 trường với hạng cao nhất là 8.

C1h.jpg
Các chuyên gia đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử (Đại học Quốc gia TPHCM). Ảnh: THANH HÙNG

Như vậy, ở bảng QS, thứ hạng của Việt Nam thấp nhất trong 7 nước Đông Nam Á có đại diện. Trong khi đó, tại bảng xếp hạng THE, Việt Nam có 6 trường ĐH góp mặt trong bảng xếp hạng, vị trí cao nhất là 601-800. TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐHQG TPHCM, cho rằng, các bảng xếp hạng ĐH đánh giá 3 sứ mệnh quan trọng của một trường ĐH là đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng thông qua hệ thống các tiêu chí với trọng số khác nhau, tùy theo mục tiêu và phương pháp luận của mình. Dữ liệu phục vụ xếp hạng được thu thập từ nhiều nguồn tin cậy khác nhau: do cơ sở GDĐH cung cấp, trích xuất từ bên thứ ba (đặc biệt là các dữ liệu về nghiên cứu khoa học), trích xuất từ dữ liệu quốc gia hoặc website của cơ sở GDĐH, thông qua ý kiến của các bên liên quan.

Nhiều quan điểm trái chiều

Giữa tháng 3 năm nay, ĐH Zurich, một trường ĐH hàng đầu của Thụy Sĩ, xếp hạng 80 trên thế giới, tuyên bố rút khỏi “cuộc chơi” xếp hạng của THE với lý do: việc xếp hạng tạo ra động lực sai lầm. Trước đó, các khoa luật của ĐH Harvard, ĐH UC Berkeley và ĐH Yale đã từ chối tham gia việc xếp hạng hàng năm của tạp chí U.S. News & World Report. Động thái này đang làm thay đổi “cuộc chơi” xếp hạng ĐH đáng kể trên thế giới.

C4c.jpg
Sinh viên ngành Công nghệ sinh học, Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TPHCM) học thực hành tại phòng thí nghiệm

Theo TS Nguyễn Quốc Chính, mặc dù còn nhiều tranh luận trái chiều về sự phù hợp của các tiêu chí và trọng số đánh giá, sự hiện diện của các bảng xếp hạng ĐH là xu hướng tất yếu và không thể phủ nhận, khi nhiều quốc gia đầu tư rất lớn cho các dự án trọng điểm nhằm đưa cơ sở GDĐH của mình vào vị trí hàng đầu của các bảng xếp hạng toàn cầu. Chẳng hạn, Dự án 5-100 của Nga với mục tiêu đưa 5 ĐH hàng đầu của nước này vào tốp 100 ĐH xuất sắc nhất thế giới; Đức và Pháp đầu tư hàng triệu euro thu hút giới tinh hoa thế giới đến nghiên cứu, học tập nhằm đưa các cơ sở GDĐH vào các bảng xếp hạng toàn cầu; Trung Quốc lập ra danh sách các ĐH hàng đầu của quốc gia này để tập trung nguồn lực đầu tư…

Trong khi đó, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia là những quốc gia có chiến lược rõ ràng trong việc thúc đẩy các ĐH tham gia và cải thiện vị thế trên các bảng xếp hạng. Nghiên cứu kết quả về xếp hạng quốc tế của các ĐH Việt Nam (từ năm 2019 đến nay), Th.S Ngô Tiến Nhật cho rằng, một trong những lý do chính khiến Việt Nam ít có đại diện trong bảng xếp hạng quốc tế là rào cản tâm lý, các trường nghĩ rằng rất khó để tham gia.

Hiện nay, theo công bố của IREG Observatory on Academic Ranking and Excellence (Tổ chức quốc tế về xếp hạng ĐH, do nhóm các chuyên gia quốc tế về xếp hạng ĐH thế giới thành lập), lĩnh vực GDĐH có gần 100 bảng xếp hạng với các mức độ khác nhau, bao gồm 31 bảng xếp hạng quốc tế, 9 bảng xếp hạng khu vực và 57 bảng xếp hạng quốc gia.

Hiện nay, có tổ chức xếp hạng ĐH bằng cách tự tổng hợp thông tin mà các trường công khai, nhưng cũng có tổ chức vừa tự thu thập thông tin vừa đòi hỏi các trường đăng ký tham gia và gửi dữ liệu (QS và THE thuộc nhóm này). Nếu tình trạng quá ít trường ĐH Việt Nam góp mặt trong các bảng xếp hạng khu vực và thế giới kéo dài, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới trách nhiệm giải trình xã hội của các trường. So với khu vực Đông Nam Á, chất lượng đào tạo của ĐH Việt Nam không thua kém, nhưng “làm được thì phải thể hiện cho thế giới thấy”. Việc tham gia xếp hạng cũng là bước để các trường so sánh mình với thế giới, từ đó học hỏi những mô hình tiến bộ hay tự biết những điểm cần cải thiện.

* PGS-TS VŨ HẢI QUÂN, Giám đốc ĐHQG TPHCM:

Chất lượng phải được thế giới công nhận

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cạnh tranh về chất lượng thì ĐH Việt Nam nên tham gia xếp hạng ĐH (theo hướng tích cực). Một chương trình (ngành) đào tạo hay một trường ĐH thực sự có chất lượng thì không thể tự phong mà trước tiên phải đạt các tiêu chí về mặt kiểm định trong nước lẫn quốc tế. Khi đã đạt các tiêu chí thì nên tham gia các tổ chức xếp hạng uy tín để biết mình ở đâu. Việc được xếp hạng trên các tổ chức xếp hạng uy tín của thế giới là minh chứng thuyết phục để khẳng định một ngành hay một trường có chất lượng. Việc tham gia xếp hạng quốc tế cần có tính chọn lọc, không thể bằng mọi giá để có được vị trí trên các bảng xếp hạng. Thứ hạng quốc tế mang đến danh tiếng cho trường nhưng đây chỉ là một kênh tham khảo, không nói lên toàn bộ chất lượng đào tạo.

* TS THÁI DOÃN THANH, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công thương TPHCM:

Tham gia để biết được mình mạnh, yếu ở điểm nào

Có thể thấy rằng, thành quả của xếp hạng ĐH quốc tế tạo tác động tích cực đến toàn hệ thống GDĐH Việt Nam nói chung cũng như mang đến nhiều lợi ích cho mỗi cơ sở GDĐH. Tham gia xếp hạng ĐH là một tiến trình trong mô hình cải tiến chất lượng liên tục, sau khi hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong được hình thành và hoạt động kiểm định chất lượng được triển khai đồng bộ. Thông qua việc đối sánh kết quả xếp hạng, các cơ sở GDĐH sẽ nhận thấy được những cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực GDĐH. Cải tiến chất lượng liên tục là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tính cạnh tranh bền vững với các ĐH trong khu vực và thế giới. Trên cơ sở dữ liệu đối sánh, các cơ sở GDĐH sẽ biết được mình mạnh, yếu ở điểm nào để từ đó tự cải tiến, đồng thời nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo theo chuẩn mực quốc tế, tăng cường công bố quốc tế, đa dạng hóa và mở rộng phương thức hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, thực hiện đổi mới sáng tạo giảng dạy và học tập.

* TS LÊ VĂN ÚT, Trưởng nhóm Nhóm nghiên cứu Đo lường khoa học và Chính sách quản trị nghiên cứu, Trường ĐH Văn Lang:

Tranh thủ để được xuất hiện trên bản đồ ĐH thế giới

Mỗi bảng xếp hạng ĐH đều có những giá trị nhất định trong việc đối sánh các cơ sở GDĐH. Mỗi sự đối sánh có thể được thực hiện trong những hệ quy chiếu khác nhau, cũng giống như mỗi bảng xếp hạng ĐH có bộ tiêu chí riêng. Các bảng xếp hạng ĐH nói chung là không trùng nhau tuyệt đối về các tiêu chí, nhưng nhìn chung là dựa trên các yếu tố cơ bản cấu thành đẳng cấp theo chức năng của một ĐH gồm đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng theo Điều 4 của Luật Giáo dục Đại học. Bởi những lẽ trên, tiếp cận xếp hạng ĐH nên theo hướng thực chất; kết quả xếp hạng ĐH và đẳng cấp thực sự của ĐH nên có sự tương đồng. Việc một ĐH được đầu tư bằng mọi giá để có đẳng cấp thực sự, toàn diện và đồng thời được vào vị trí cao trong các bảng xếp hạng ĐH là rất nên làm. Tuy nhiên, đây là điều không phải ĐH nào cũng có thể thực hiện được. Đối với những ĐH đã có đẳng cấp cao và lừng danh trên thế giới, có thể việc xếp hạng đối với họ không còn quá quan trọng. Tuy nhiên, những ĐH chưa đủ danh tiếng thì rất cần tranh thủ được xuất hiện trên bản đồ ĐH cả trong nước và trên thế giới. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là cơ hội thu hút nhiều nguồn lực trong và ngoài nước để phục vụ cho sự phát triển và xây dựng đẳng cấp thực sự.

THANH HÙNG





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/xep-hang-dai-hoc-hoc-hoi-de-cai-thien-chat-luong-post738132.html

Cùng chủ đề

Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến giảm chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

TPO - Từ năm 2025, kì thi tốt nghiệp THPT có nhiều thay đổi khi thí sinh chỉ thi 4 môn bắt buộc thay vì 6 môn như hiện nay. Chính vì vậy, việc tuyển sinh của Đại học Bách khoa Hà Nội cũng sẽ có những thay đổi cho phù hợp với thực tế. Theo PGS.TS Vũ Duy Hải, Trưởng ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội, năm 2025, ĐH...

Lần đầu tiên ĐH Bách khoa Hà Nội có 2 thủ khoa tốt nghiệp tuyệt đối

ĐH Bách khoa Hà Nội lần đầu tiên có 2 thủ khoa tốt nghiệp với điểm tuyệt đối 4.0/4.0 kể từ khi áp dụng cách tính điểm này vào năm 2007. Hai thủ khoa tốt nghiệp với điểm số tuyệt đối của ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay là Trần Trung Hiếu (2002), sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông, Trường Điện – Điện tử và Nguyễn Thế An (2002), sinh viên ngành Khoa học dữ liệu...

Ngành Công nghệ thông tin tiếp tục lấy điểm chuẩn cao nhất ĐH Bách khoa Hà Nội

17h30 chiều nay (17/8), Đại học Bách khoa Hà Nội kết thúc nhiệm vụ chủ trì nhóm lọc ảo miền Bắc, bàn giao dữ liệu cho 60 trường đại học khu vực phía Bắc; đồng thời công bố điểm chuẩn xét tuyển đại học của trường theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 và phương thức xét tuyển dựa theo kết quả bài thi đánh giá tư duy (đánh giá tư duy)...

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội 2024 cao nhất 28,53

Chương trình Khoa học máy tính (IT1) lấy điểm chuẩn cao nhất là 83.82 đối với điểm thi Đánh giá tư duy (TSA) và 28.53 đối với điểm thi tốt nghiệp THPT.Chương trình Kỹ thuật máy tính (IT2) lấy điểm chuẩn là 82.08 đối với điểm thi TSA và 28.48 đối với điểm thi tốt nghiệp THPT, cao thứ hai năm nay.Kế đó chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10) với số điểm...

Những trải nghiệm ấn tượng khi trở thành tân sinh viên Trường ĐH Luật, ĐH Huế

Thời gian tiếp đón được phân chia cụ thể: Sáng từ 7h-11h dành cho tân sinh viên ngành Luật; chiều từ 13h30-17h dành cho sinh viên ngành Luật Kinh tế. Đội Tiếp đón Tân sinh viên của Trường ĐH Luật, ĐH Huế đã sẵn sàng chào đón và sẽ đồng hành, hỗ trợ các bạn sinh viên cùng người thân trong thời gian đến Huế nhập học. Dưới đây là những trải nghiệm đầu tiên khi là tân sinh viên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Samsung cùng Keppel ứng dụng công nghệ thông minh vào lĩnh vực bất động sản

Công ty Điện tử Samsung Vina và Keppel đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) để triển khai các giải pháp công nghệ thông minh ứng dụng trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. Với việc hợp tác này, Samsung và Keppel cùng nhau khám phá và thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông minh vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam, vận...

Khởi tố vụ án lấn chiếm rừng phòng hộ lấy đất trồng cao su

Ngày 18-9, Hạt Kiểm lâm TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã có quyết định khởi tố vụ án "Hủy hoại rừng" diễn ra tại Tiểu khu 571 (xã Hoà Bình, TP Kon Tum, lâm phần do Cộng đồng thôn Plei Chor, xã Hòa Bình quản lý). Như Báo SGGP đã thông tin, khi tuần tra tại vị trí trên, lực lượng liên ngành phát hiện khoảng 4.710m2 đất trong quy hoạch...

Giá vàng nhẫn 9999 vẫn neo ở đỉnh bất chấp vàng thế giới quay đầu giảm

Giá vàng thế giới quay đầu giảm sau khi liên tục lập đỉnh trong thời gian qua nhưng giá vàng trong nước sáng 18-9 vẫn đứng yên. Vàng nhẫn vẫn giao dịch ở mức đỉnh lịch sử trên 79 triệu đồng/lượng. Vào khoảng 9 giờ ngày 18-9, Công ty SJC, PNJ, Tập đoàn Doji đều niêm yết giá vàng SJC ở mức 80 triệu đồng/lượng mua vào và 82 triệu đồng/lượng bán ra - giá không...

Triều Tiên phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn

Ngày 18-9, hãng tin Yonhap dẫn nguồn tin từ Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn về phía Đông Bắc nước này. Theo thông báo của JCS, các vụ phóng diễn ra vào lúc 6 giờ 50 phút sáng 18-9 (giờ địa phương) từ tỉnh Nam Phyongan của Triều Tiên. JCS không cung cấp thêm thông tin chi tiết và...

Bản lĩnh người đứng đầu

Câu chuyện anh Ma Seo Chứ, trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cứu được 115 người trong thôn thoát khỏi vụ sạt núi được nhắc đến rất nhiều trong những ngày qua. Câu chuyện ấy mang lại một nguồn sáng tích cực giữa muôn trùng đau thương tang tóc do thiên tai gây ra. Cùng với câu chuyện về anh Ma Seo Chứ,...

Bài đọc nhiều

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão, miền Trung mưa to đến rất to từ hôm nay

Hiện áp thấp nhiệt đới đang di chuyển nhanh và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Từ hôm nay (18-9) ở miền Trung bắt đầu có mưa to đến rất to. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 4h sáng 18-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 4h sáng 18-9, tâm áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Hợp tác tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Đến nay, Đội K92 tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang) đã phối hợp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập được 2.132 hài cốt liệt sĩ tại địa bàn 4 tỉnh Preah Sihanouk, Koh Kong, Kampot và Kép, Vương quốc Campuchia.   Từ ngày 15 - 19/9, Đoàn công tác Ban Chuyên trách tỉnh Kiên Giang về tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh...

Kỳ tích: Lê Quang Liêm đánh bại ‘vua cờ’ Trung Quốc, Việt Nam lên hạng nhì Olympiad

Lê Quang Liêm cùng đội tuyển cờ vua Việt Nam tiếp tục gây tiếng vang ở nội dung đồng đội nam giải cờ vua đồng đội thế giới (Olympiad) 2024 diễn ra tại Hungary. Sau khi quật ngã đương kim vô địch Uzbekistan ở ván 4, đánh bại đối thủ mạnh Ba Lan ở ván 5, rạng sáng nay (17.9), đội tuyển cờ vua Việt Nam xuất sắc cầm hòa Trung Quốc ở ván 6 với màn tỏa sáng của Lê Quang Liêm khi...

Điều rất nguy hiểm của bão số 4

TPO - Thời gian di chuyển rất nhanh khiến cho bão hình thành từ áp thấp nhiệt đới đang tồn tại trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng rất sớm đến đất liền. Tuy nhiên, khi áp sát vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình, bão đi chậm lại, men theo đường bờ biển trước khi vào đất liền khiến thời gian ảnh hưởng lâu và vùng ảnh hưởng rất rộng. Vào 4 giờ sáng nay (18/9), tâm...

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng thanh tra, kiểm toán tại các địa phương

Thanh tra Chính phủ, các bộ ngành tạm ngừng hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các địa phương để các địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão lũ. Ngày 18.9, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh,...

Miền Trung “lên dây cót” ứng phó áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão

(Dân trí) - Trước những diễn biến của áp thấp nhiệt đới được dự báo sắp mạnh lên thành bão trên Biển Đông, các tỉnh, thành miền Trung đã chủ động triển khai công tác ứng phó.   Chủ động di dời dân vùng nguy hiểm Nhằm ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) được dự báo đang mạnh lên thành bão số 4, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công điện đề nghị các đơn vị, địa phương tập trung...

Áp thấp nhiệt đới gây mưa rất lớn, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở 5 tỉnh miền Trung

Dự báo áp thấp nhiệt đới (sau có thể là bão) gây mưa lớn cho các tỉnh Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 10h sáng 18-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 12h trưa 18-9, tâm áp thấp nhiệt đới đang cách...

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Tính đến 9h sáng nay 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 16.9 độ Vĩ Bắc; 113.4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 213km. Sức gió mạnh nhất: Cấp 7, giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10. Vnews

“Công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng”

VOV.VN - Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương 10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt lưu ý, công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng, là “then chốt” của “then chốt”. Sáng nay (18/9) tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì,...

Mới nhất

Đắk Lắk đề nghị thanh tra việc chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo

TPO - Quá trình thanh tra, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk phát hiện nhiều địa phương chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên không đúng quy định. Có địa phương chi không đúng tới hơn 5,6 tỷ đồng. Thanh tra tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo và đề xuất hướng xử...

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sơn La

TPO - Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Hoàng Quốc Khánh vừa ban hành Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó mưa lớn, sạt lở đất trên địa bàn các xã Mường Bú, Ngọc Chiến, Pi Toong, Tạ Bú, huyện Mường La và bản Ngậm, xã Song Pe, huyện Bắc Yên.  Thời gian...

Sinh viên Đại học Đông Á ủng hộ khắc phục hậu quả bão Yagi

DNVN - Tại lễ khai giảng năm học mới 2024 – 2025 sáng 18/9, trường Đại học Đông Á đã trao 500 triệu đồng cho đại diện Uỷ ban MTTQVN TP Đà Nẵng hỗ...

“Công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng”

VOV.VN - Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương 10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt lưu ý, công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng, là “then chốt” của “then chốt”. Sáng nay (18/9) tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành...

Hội Dầu khí Việt Nam thăm hỏi, động viên cán bộ, hội viên, NLĐ Dầu khí bị ảnh hưởng do bão lũ ở khu...

Hội Dầu khí Việt Nam thăm hỏi, động viên cán bộ, hội viên, NLĐ Dầu khí bị ảnh hưởng do bão lũ ở khu vực Đông Bắc Đoàn công tác do TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội DKVN làm trưởng đoàn; tham gia đoàn có Anh hùng Lao động TS. Nguyễn Hùng Dũng...

Mới nhất