Trang chủNewsChính trịSức mạnh hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ


Trong quá trình triển khai nhiệm vụ hậu cần chiến dịch, nổi lên một số nội dung chủ yếu sau:

Một là, kết hợp chặt chẽ giữa hậu cần quân đội với hậu cần nhân dân, hậu cần tại chỗ tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo đảm cho chiến dịch giành thắng lợi: Trước nhu cầu to lớn và khẩn trương của chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung ương Đảng và Chính phủ đã chỉ thị cho toàn Đảng, toàn dân tập trung toàn lực chi viện cho tiền tuyến, trong đó, huy động hậu cần tại chỗ ở Tây Bắc được xác định là đặc biệt quan trọng.

Thực hiện mệnh lệnh, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng trực tiếp xuống các liên khu, các tỉnh để kiểm tra đôn đốc việc huy động nhân lực, vật lực. Hội đồng Cung cấp mặt trận Trung ương chỉ đạo các địa phương, các ngành kinh tế, tài chính tổ chức động viên nhân tài, vật lực của cả nước phục vụ tiền tuyến. Nhờ đó, đã huy động được sức người, sức của từ các địa phương tại chỗ và từ Liên khu 3, 4, Liên khu Việt Bắc bảo đảm đáp ứng yêu cầu hậu cần chiến dịch.

Hai là, tổ chức, bố trí tạo lập thế trận hậu cần liên hoàn, vững chắc, phát huy sức mạnh các lực lượng hậu cần: Thực hiện kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954, hướng chính là Tây Bắc, Tổng cục Hậu cần tiến hành điều chỉnh, dồn các kho tàng và các binh trạm vận tải của Tổng cục các nơi về tập trung, hình thành năm khu vực hậu cần chiến lược: Căn cứ trung tâm ở khu vực Bắc Kạn-Thái Nguyên, các căn cứ còn lại bố trí trên các hướng chiến trường.

Tổng cục Cung cấp đã tổ chức hậu cần thành hai tuyến: Tuyến hậu phương do Tổng cục Cung cấp phối hợp Hội đồng Cung cấp các Liên khu Việt Bắc, Liên khu 3 và Liên khu 4 đảm nhiệm; tuyến chiến dịch do Tổng cục Cung cấp Tiền phương phối hợp Hội đồng Cung cấp Khu Tây Bắc đảm nhiệm. Ngoài ra, Tổng cục Tiền phương còn tổ chức tuyến Mường Luân-Nà Sang để khai thác, vận chuyển gạo ở vùng thượng nguồn sông Mã về nam Điện Biên Phủ; tổ chức tuyến Ba Nậm Cúm-Lai Châu sử dụng thuyền, mảng theo sông Nậm Na chuyển 1.700 tấn gạo do Trung Quốc giúp về Lai Châu và Điện Biên Phủ.

Tuyến hậu cần chiến thuật được tổ chức ở cấp đại đoàn và trung đoàn. Quân y chiến dịch tổ chức ba đội điều trị ở ngay sau đội điều trị của các đại đoàn.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hậu cần chiến dịch đã kết hợp chặt chẽ các lực lượng triển khai trên các hướng tạo nên thế bố trí liên hoàn, vững chắc, hợp lý bảo đảm cho các lực lượng tác chiến giành thắng lợi.

Ba là, chỉ đạo, chỉ huy, điều hành hậu cần chiến dịch chủ động, linh hoạt, sáng tạo: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, hậu cần chiến dịch đã chủ động, linh hoạt trong tổ chức chỉ huy, chỉ đạo, điều hành công tác hậu cần, kịp thời đề ra nhiều biện pháp để giải quyết khó khăn, đáp ứng nhu cầu của chiến dịch. Với phương châm “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, Hậu cần đã đáp ứng nhiệm vụ bảo đảm cho bộ đội từ chuẩn bị cho tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang chuẩn bị bảo đảm cho bộ đội đánh lâu dài, liên tục.

Để giải quyết vấn đề vận tải, Tổng cục triệt để vận chuyển bằng cơ giới, đồng thời tranh thủ mọi phương tiện thô sơ, tranh thủ thời gian để có dự trữ lớn. Việc bảo đảm sức khỏe cho bộ đội chiến đấu liên tục, dài ngày ở chiến trường rừng núi, thời tiết khắc nghiệt, xa hậu phương, điều kiện cấp dưỡng khó khăn là nhiệm vụ đòi hỏi nỗ lực rất lớn của ngành Hậu cần.

Sức mạnh hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ ảnh 1

Đoàn xe cơ giới trên đường vào chiến dịch. Ảnh: TTXVN

Trong giai đoạn chuẩn bị, Tổng Quân ủy yêu cầu phải bảo vệ sức khỏe cho bộ đội tham gia chiến dịch và tự cải thiện đời sống; nhiều biện pháp, sáng kiến đã được vận dụng linh hoạt, sáng tạo như: Chế biến các loại thực phẩm khô (vừng, đỗ, lạc), ướp muối thịt, muối dưa… gửi lên mặt trận. Từ đợt hai chiến dịch, đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, đào bếp Hoàng Cầm ngay tại trận địa, tổ chức dự trữ lương thực, thực phẩm, củi khô, nước, đào giếng tại trận địa; các hầm, công sự đều có nhà vệ sinh, bộ đội được luân phiên tắm giặt…

Thành công của công tác hậu cần chiến dịch Điện Biên Phủ đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm:

Trước hết, phát huy sức mạnh to lớn của hậu cần nhân dân thông qua Hội đồng Cung cấp mặt trận Trung ương và các cấp trong tạo nguồn, khai thác nguồn; triệt để khai thác hậu cần tại chỗ để bảo đảm cho chiến dịch.

Hai là, tổ chức hệ thống hậu cần các cấp chặt chẽ bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy, điều hành tập trung, thống nhất theo phân cấp.

Ba là, lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động, linh hoạt tổ chức tốt công tác chuẩn bị hậu cần; tập trung bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, bám sát phương châm chiến dịch.

Bốn là, tổ chức bảo vệ, khai thác hiệu quả mạng đường vận tải và các lực lượng tham gia vận chuyển.

Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi nhanh chóng, phức tạp. Các thế lực thù địch vẫn không ngừng gia tăng thực hiện “diễn biến hòa bình” can thiệp vào công việc nội bộ nước ta, chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra) sẽ là chiến tranh nhân dân phát triển cao chống lại chiến tranh xâm lược bằng vũ khí công nghệ cao của địch. Điều đó đặt ra những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi công tác hậu cần phải chủ động chuẩn bị, trong đó cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, quan điểm hậu cần toàn dân của Đảng; cùng với phát huy kinh nghiệm, truyền thống ngành Hậu cần, nhất là tự lực, tự cường; xây dựng hậu phương đất nước, hậu phương tại chỗ từng địa phương toàn diện cả thế trận và tiềm lực, lấy “thế trận lòng dân” làm cơ sở nền tảng; lấy tạo nguồn, khai thác tiềm năng tại chỗ là cơ bản; thường xuyên củng cố hệ thống tổ chức hậu cần nhân dân các cấp vững mạnh, xây dựng hậu cần khu vực phòng thủ vững mạnh toàn diện, thực hiện hậu cần gắn với dân, gắn với kinh tế, gắn với địa bàn trọng yếu của từng quân khu.

Hình thành các khu vực hậu cần tại chỗ có khả năng độc lập bảo đảm cho lực lượng vũ trang hoạt động, tác chiến trong mọi tình huống. Coi trọng nâng cao năng lực công tác hậu cần; duy trì lực lượng hậu cần tinh, gọn, mạnh; xây dựng lực lượng hậu cần dự bị hùng hậu, chất lượng cao, nhất là lực lượng quân y và vận tải để sẵn sàng động viên khi có tình huống.

Thứ hai, xây dựng tiềm lực hậu cần mạnh, thế trận hậu cần liên hoàn, vững chắc trên phạm vi cả nước. Hoàn thiện cơ chế, phương thức, đẩy mạnh xây dựng và hoạt động hậu cần phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ địa phương, huy động các nguồn lực để bảo đảm hậu cần. Kết hợp chặt chẽ kinh tế-quốc phòng, quốc phòng-kinh tế, thực hiện xây dựng tiềm lực ở tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội, ở các địa bàn, tạo tiềm lực hậu cần đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng bảo đảm cho tác chiến. Quy hoạch, tổ chức bố trí các thành phần hậu cần phù hợp với thế trận quân sự theo quyết tâm, kế hoạch tác chiến ở các cấp, bảo đảm liên hoàn, vững chắc, cơ động, sẵn sàng chuyển hóa linh hoạt theo tình huống tác chiến. Kết hợp chặt chẽ xây dựng thế trận quốc phòng, xây dựng thế trận hậu cần với phát triển kinh tế-xã hội; đồng bộ với quy hoạch, phát triển kinh tế-xã hội trên từng hướng, địa bàn, tạo thế liên hoàn, vững chắc, đáp ứng tốt yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.

Thứ ba, nâng cao năng lực, chỉ huy, chỉ đạo, điều hành của cán bộ hậu cần các cấp: Thực hiện đồng bộ hoạt động của các tổ chức, các lực lượng tác động vào đội ngũ cán bộ hậu cần các cấp, nhằm nâng cao năng lực chỉ huy, quản lý, điều hành hậu cần theo phân cấp trong bảo đảm hậu cần cho tác chiến, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm cho tác chiến trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Trong mọi điều kiện, đòi hỏi cán bộ hậu cần các cấp phải có phẩm chất, đạo đức tốt, thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện năng lực tổ chức, chỉ huy, chỉ đạo, quản lý, điều hành.

——————————————–

(1) Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2014, tr.270.





Nguồn: https://nhandan.vn/suc-manh-hau-can-trong-chien-dich-dien-bien-phu-post806964.html

Cùng chủ đề

Ấn phẩm đặc biệt, khơi dậy tình yêu lịch sử đất nước

Từ ngày 14-16/10, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Sơn La đã trao tặng 4.500 ấn phẩm đặc biệt “Cột cờ Hà Nội” cho học sinh và lưu học sinh Lào thuộc các trường học trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ấn phẩm đặc biệt phụ san của Báo Nhân Dân gồm 1 trang nội dung về Cột cờ Hà Nội và 1 trang cắt dán mô hình. Bạn đọc có thể cắt, dán trang...

Ký ức một thời hoa lửa

“Từ khắp bốn phương trời lửa đạn/ Đàn con về sau những năm xa/ Cởi súng gạt mồ hôi trên trán/ Ta lại xây Hà Nội của ta”, ông Nguyễn Như Thiện ngân nga bài thơ “Ngày về” của nhà văn, người đồng đội Nguyễn Đình Thi, vẽ ra trước mắt chúng tôi những ký ức khó quên của người lính về một thời hoa lửa. “Ta đã về đây, Hà Nội ơi!” Từ thành phố...

Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ nhận Giải thưởng đổi mới và phát triển báo in bền vững tại Áo

Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại châu Âu, ông Ingi Olafsson, Giám đốc Diễn đàn báo in thế giới nhấn mạnh: Ban tổ chức đánh giá phụ san của Báo Nhân Dân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là một sản phẩm...

Triển lãm 103 tác phẩm ảnh “Dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Điện Biên Phủ”

Triển lãm giới thiệu 103 bức ảnh thể hiện những đóng góp to lớn, vai trò chỉ đạo cùng những quyết định mang tính chiến lược của Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và Chiến dịch Điện Biên Phủ...

Xây dựng đảo Phú Quý thành trung tâm khai thác, dịch vụ hậu cần nghề cá, kết hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển

Ngày 16-8, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 861/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng đảo Phú Quý thành trung tâm khai thác, dịch vụ hậu cần nghề cá, kết hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển. Theo đó, xây dựng đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận thành trung tâm khai thác, dịch vụ hậu cần nghề cá, kết hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cổ phiếu viễn thông công nghệ khởi sắc, VN-Index giảm tiếp hơn 7 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 8/11, sau khoảng một giờ giao dịch trong sắc xanh, áp lực bán dâng cao khiến thị trường đảo chiều chìm trong sắc đỏ. Trong đó, các nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng lao dốc. Tâm điểm phiên này là nhóm cổ phiếu viễn thông và công nghệ thông tin khởi sắc. Chốt phiên, VN-Index giảm 7,19 điểm và xuống mức 1.252,56 điểm. Trên sàn HoSE, giá trị khớp...

Quảng Bình hỗ trợ chế độ hằng tháng cho nhân viên y tế và cô đỡ thôn, bản

Ngày 8/11, thông tin từ Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, từ đầu tháng 11 này, tỉnh thực hiện hỗ trợ đối với nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản nhằm động viên đội ngũ này trong việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch; khám, chữa bệnh ban đầu và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em ở cơ sở. Trước đó cuối tháng 10/2024, tại Kỳ...

Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng

NDO - Bộ Y tế cho biết, hiện bộ đang triển khai thực hiện Hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng trong đấu thầu, mua sắm và sẽ hoàn thành vào quý 3/2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngày 7/11/2024, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì buổi làm việc với các bệnh viện tuyến trung ương, Sở Y tế...

Thiết bị đo chất lượng đất không dây loRaWan xuất sắc giành giải Nhất Cuộc thi SCAPA-2024

NDO - Tại vòng chung kết Cuộc thi Smart Campus châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 (SCAPA-2024) diễn ra tại Đại học Đà Nẵng ngày 8/11, nhóm sinh Nguyễn Đại, Trần Lê Xuân Huy đến từ Trường đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng với Ứng dụng Soil Quality Monitoring - Thiết bị đo chất lượng đất 7in1 không dây loRaWan đã xuất sắc giành giải Nhất. Ngày 8/11, Đại học Đà Nẵng phối hợp...

Mở rộng cơ hội hợp tác cho khởi nghiệp sáng tạo

Hải Phòng hướng đến việc phát triển thành một trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của vùng Bắc Bộ và của cả nước. Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest) năm 2024 diễn ra vào tháng 11 tại Hải Phòng tới đây, sẽ là cơ hội thu hút nguồn lực quốc tế và thúc đẩy môi trường khởi nghiệp công nghệ tại Hải Phòng, góp phần thực hiện mục tiêu nêu trên của thành phố...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký...

Cần Thơ phân cấp tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị, dự án nhà ở

Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển vừa ký ban hành Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND phân cấp việc tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn Thành phố. Cần Thơ phân cấp tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu...

Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển

Con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 10 tháng tiếp tục cao. Hàng loạt khó khăn của doanh nghiệp vẫn đang đợi được giải quyết. Yêu cầu gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp không chỉ bức bách về thời gian, mà cả về cách tư duy. Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp: Đòi hỏi tư duy thúc đẩy...

VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes

Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9% và là “tội đồ” góp nhiều điểm giảm nhất cho chỉ số chung. Hàng loạt cổ phiếu lớn khác như VIC, VCB, CTG, VHM… giảm giá và tạo áp lực mạnh lên thị trường chung. VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9%...

Mới nhất