Trang chủNewsThời sựĐông Xuân 1953 - 1954

Đông Xuân 1953 – 1954


Cục diện chiến trường Việt Nam và Đông Dương

Sau 8 năm cả nước thực hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cục diện chiến trường Việt Nam và Đông Dương đã có nhiều thay đổi.

Về phía ta, lực lượng vũ trang 3 thứ quân ngày càng phát triển. Bộ đội chủ lực của Bộ Tổng Tư lệnh, bộ đội chủ lực của các phân khu, liên khu, bộ đội địa phương các tỉnh, huyện trong cả nước đã lên tới 300 nghìn người. Các binh đoàn chủ lực trưởng thành nhanh chóng. Đến năm 1953, ta đã có 6 đại đoàn chủ lực (Đại đoàn 308, 304, 312, 316, 325, 320), 1 đại đoàn công pháo (Đại đoàn 351) và các trung đoàn độc lập 148, 246. Đầu tháng 4, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Trung đoàn phòng không 367 trực thuộc Bộ. Mặc dù số tiểu đoàn của ta chỉ bằng 2/3 binh lực địch nhưng chúng ta vượt trội địch về lực lượng cơ động chiến lược. Cũng đầu năm 1953, phong trào giải phóng lan rộng, các vùng tự do trong cả nước được mở rộng và củng cố. Chiến tranh du kích các vùng sau lưng địch phát triển. Thế và lực cuộc kháng chiến của ta ngày càng vững mạnh.

1.-ngay-20-11-1953-phap-bat-dau-nhay-du-xuong-dien-bien-phu-thuc-hien-y-do-bien-noi-day-thanh-phao-dai-bat-kha-xam-pham..png
Ngày 20-11-1953, Pháp bắt đầu nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, thực hiện ý đồ biến nơi đây thành pháo đài bất khả xâm phạm.

Về phía địch, đến cuối năm 1953, trước sự lớn mạnh của bộ đội chủ lực Việt Minh và sự phát triển của chiến tranh du kích, quân Pháp trên chiến trường Đông Dương đã lâm vào tình trạng khốn cùng. Tuy quân số của chúng tăng lên đến khoảng 465 nghìn với trên 120 nghìn lính Âu – Phi, số còn lại là quân ngụy ô hợp nhưng tinh thần của chúng bạc nhược, bi quan; lúng túng giữa phân tán và tập trung, cơ động và chiếm đóng. Vùng chiếm đóng của chúng càng ngày càng bị thu hẹp và không ổn định. Trên khắp chiến trường Đông Dương mà đặc biệt là Việt Nam, một mặt quân Pháp bị đánh thiệt hại và ngày càng lún sâu vào thế bị động chống đỡ, một mặt, chúng phải đối mặt với phong trào phản đối chiến tranh Đông Dương đang lan rộng mạnh mẽ tại Pháp khiến chính phủ La-ni-en ở Pháp phải tính nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về chính trị, quân sự, kinh tế và tiến tới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh.

Lập trường này của Pháp cũng được Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Gioóc-giơ Bi-đôn tuyên bố tại cuộc hội đàm ở Oa-sinh-tơn giữa 3 bên Mỹ, Anh, Pháp. Pháp muốn giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương trong đàm phán nhưng là đàm phán trên thế mạnh. Đế quốc Mỹ với mưu đồ ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa xuống vùng Đông Nam Á và sau này sẽ hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương đã tăng cường viện trợ cho Pháp và ép Pháp tiếp tục duy trì chiến tranh, giữ Đông Dương trong địa bàn của chủ nghĩa đế quốc.

Với ý đồ đó, Mỹ đã tăng cường viện trợ cho Pháp nuôi chiến tranh. Lợi dụng việc Pháp cầu cứu viện trợ do gia tăng các hoạt động quân sự nhưng không gánh vác nổi chi phí, đế quốc Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh Dông Dương. Viện trợ của Mỹ năm 1951 chiếm 12% ngân sách chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, đến năm 1953 đã tăng lên tới 71%.

Sau khi Hội đồng quốc phòng Pháp thông qua Kế hoạch Na-va (24/7/1953), Bộ Chỉ huy Pháp ở Đông Dương nhanh chóng triển khai kế hoạch này. Đến cuối năm 1953, tổng số các đơn vị của Pháp và của Chính phủ Bảo Đại tập trung ở Đồng bằng Bắc Bộ đã lên tới 112 tiểu đoàn, trong đó có 44 tiểu đoàn cơ động. Cùng với tăng cường và tập trung lực lượng cơ động, Bộ Chỉ huy Pháp tổ chức liên tiếp các cuộc hành quân, càn quét, bình định vùng chiếm đóng và đánh ra vùng do các lực lượng kháng chiến kiểm soát nhằm phá sự chuẩn bị tác chiến của ta.

Chủ trương, kế hoạch tác chiến của Đảng ta

Đầu tháng 10/1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng, bàn về kế hoạch, nhiệm vụ Đông Xuân 1953 – 1954. Sau khi cân nhắc các phương án tác chiến do Bộ Tổng Tham mưu xây dựng và ý định của Tổng Quân ủy, Bộ Chính trị đề ra phương châm tác chiến chung là “tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt” và xác định chủ trương tác chiến trong Đông Xuân 1953 – 1954 là: Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở, đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch trong vận động ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta, trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch, tích cực tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết.

Tại hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Trong Đông Xuân 1953 – 1954, bộ đội chủ lực dự kiến hoạt động trên ba hướng: Tây Bắc; Thượng Lào; hướng Trung Lào, Hạ Lào và hướng Tây Nguyên; hướng phối hợp là trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.

2.1.-da-co-chu-thich-trong-anh.png

Ngày 19/11/1953, Bộ Tổng Tư lệnh triệu tập hội nghị phổ biến nhiệm vụ và kế hoạch quân sự Đông Xuân 1953 – 1954. Cũng thời điểm đó, Bộ Chỉ huy Pháp cho 6 tiểu đoàn nhảy dù xuống chiếm đóng Điện Biên Phủ bằng cuộc hành binh mang tên Cát-stơ (Hải Ly). Từ đây, chiến trường Tây Bắc xuất hiện yếu tố mới: Điện Biên Phủ trở thành địa điểm thứ hai ở khu vực Tây Bắc, cùng với Lai Châu, có quân Pháp chiếm giữ.

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị thông qua báo cáo của Tổng Quân ủy, quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, thành lập Bộ Chỉ huy Chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy.

Ngày 29/12/1953, Cơ quan tiền phương chiến dịch họp tại hang Thẩm Púa (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên), họp bàn kế hoạch tác chiến, dự kiến phương châm tác chiến chiến dịch là “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Ngay sau khi đến Sở Chỉ huy tiền phương chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hội ý Đảng ủy Mặt trận. Ý kiến chung nêu ra là cần đánh sớm trong lúc địch chưa tăng quân và củng cố hệ thống phòng ngự, có khả năng giành thắng lợi trong thời gian ngắn.

Ngày 14/1/1954, hội nghị triển khai kế hoạch tác chiến được tổ chức tại hang Thẩm Púa, với sự tham dự của cán bộ chủ chốt các đơn vị tham gia chiến dịch. Trên cơ sở phân tích tình hình địch ta, kế hoạch tác chiến dự kiến theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” là tập trung tuyệt đối ưu thế binh hỏa lực đột phá từ phía tây rồi nhanh chóng đánh vào trung tâm Mường Thanh, đồng thời đánh mạnh từ phía đông. Trận đánh dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày, ba đêm; thời gian dự định nổ súng mở màn chiến dịch là ngày 20/1/1954.

2.2.-so-chi-huy-chien-dich-hop-tai-tham-pua.-cuc-truong-cuc-tac-chien-tran-van-quang-dung-sau-dai-tuong-vo-nguyen-giap.-anh-trieu-dai..png
Sở chỉ huy chiến dịch họp tại Thẩm Púa. Cục trưởng Cục Tác chiến Trần Văn Quang đứng sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh Triệu Đại.

Quá trình Kết thúc hội nghị, Đảng ủy Mặt trận, Bộ Chỉ huy Chiến dịch cùng các đơn vị được phân công nhiệm vụ chiến đấu trên các mũi, các hướng khẩn trương chuẩn bị các công việc cuối cùng cho ngày nổ súng dự kiến là 20/1/1954.

Do không lường hết những khó khăn nên công tác chuẩn bị không đạt được như dự kiến, đặc biệt là việc kéo pháo vào trận địa. Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã quyết định lùi thời gian nổ súng thêm 5 ngày, dự kiến chiều 25/1 sẽ mở màn chiến dịch. Tuy nhiên, do gần đến ngày nổ súng, một chiến sĩ của Đại đoàn 312 bị quân báo của Pháp bắt, đề phòng ngày giờ nổ súng bị lộ, Bộ Chỉ huy Chiến dịch tiếp túc quyết định lùi giờ nổ súng thêm 24 tiếng, đến 17 giờ ngày 26/1/1954.

Mọi công tác chuẩn bị cuối cùng được khẩn trương hoàn tất.

Chuyển phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”

Vấn đề quan trọng nhất lúc này đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp là cân nhắc lựa chọn phương châm tác chiến chiến dịch sao cho phù hợp, bảo đảm chắc thắng. Sau cuộc họp bàn ngày 14/1/1954, nhận thấy có điều không ổn nếu thực hiện “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, Đại tướng chỉ thị cho các cơ quan tham mưu, tác chiến, quân báo, bảo đảm cung cấp… phải thường xuyên theo dõi tình hình địch để báo cáo kịp thời.

Theo thông tin ta nắm được, lúc này, số quân Pháp ở Điện Biên Phủ đã lên tới 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh tinh nhuệ; 3 tiểu đoàn pháo binh; 1 tiểu đoàn công binh; 1 đại đội 10 xe tăng M24; 1 đại đội 200-tô vận tải; 1 phi đội máy bay khu trục, trinh sát (12 chiếc, sau tăng lên 14),… Bộ Chỉ huy Pháp tổ chức hệ thống bố phòng gồm 49 cứ điểm lớn nhỏ với 8 trung tâm đề kháng được tổ chức thành 3 phân khu. Toàn bộ các cứ điểm, cụm cứ điểm bố trí trong thung lũng Điện Biên.

Phân tích cục diện chiến trường và theo sát diễn biến hiện tại, chỉ ra 3 khó khăn nếu ta thực hiện phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, trong suy nghĩ của Chỉ huy trưởng chiến dịch hình thành ngày càng rõ quyết định phải chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” để vừa có thể đánh thắng, vừa bảo toàn được lực lượng.

3.jpg
Tiễn Đại tướng lên đường đi chiến dịch ĐBP, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đại tướng: ” Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Đây là mục tiêu quan trọng nhất để Đại tướng trên cơ sở nắm tình hình chiến trường, đã quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc”.

Sáng sớm 26/1/1954, sau khi Đại tướng chủ động gặp, trao đổi với Trưởng đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc Vi Quốc Thanh về việc thay đổi phương châm tác chiến chiến dịch, một cuộc họp bất thường của Đảng ủy Mặt trận nhanh chóng được triệu tập. Với những lập luận và phản biện sắc bén của Đại tướng, dù vẫn còn một vài ý kiến băn khoăn nhưng về cơ bản thấy rõ, không ai nhìn thấy một kết quả chắc chắn nếu ta triển khai phương châm đánh nhanh, giải quyết nhanh, đó là chưa kể tới thương vong mà ta phải đối mặt khi tương quan lực lượng, hình thái chiến trường ngay lúc đó có sự chênh lệch có lợi cho địch.

Quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”; được kết luận tại hội nghị. Ngày 27/1/1954, Đại tướng gửi thư báo cáo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh và Bộ Chính trị.

Cùng với hoãn lệnh cho các đơn vị trên toàn tuyến chiến đấu lui về địa điểm tập kết, kéo pháo ra, công tác tư tưởng chính trị được đẩy mạnh bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh chiến đấu, ta đồng thời thực hiện các hướng tiến công nghi binh thu hút sự chú ý của hỏa lực địch để hỗ trợ các đơn vị kéo pháo ra. Một cuộc tổng chuẩn bị cho chiến dịch theo phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc” bắt đầu, rất khẩn trương và to lớn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Sắc xuân Đà Lạt

(NADS) - Đà Lạt được xem là trung tâm bảo tồn, sản xuất hoa lớn nhất nước. Với nghề trồng hoa truyền thống 130 năm nay, mỗi năm Đà Lạt sản xuất khoảng 4 tỷ cành hoa các loại, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu (doanh thu trung bình đạt 700 triệu đồng/ha/năm). ...

Xuân với đổi mới sáng tạo

Mùa Xuân 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp, tiếp đó năm 1920, Nguyễn Ái Quốc là người đồng sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, là chiến sĩ cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Mười năm sau, vào mùa Xuân năm 1930 (ngày 3/2/1930), Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng với đường lối sáng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Trước thềm chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 của Chủ tịch nước Lương Cường, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan. ...

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế Việt Nam

Dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tại Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác, đầu tư, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế. Đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường hàng đầu thế giới, Thủ tướng cho biết. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Trùng Khánh (Trung Quốc)

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Viên Gia Quân, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. ...

Đấu tranh từ sớm, từ xa giảm tác hại của ma túy

(TN&MT) - Sáng 8/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội dung phiên họp. ...

Tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất để quản lý hoạt động quảng cáo

(TN&MT) - Sáng 8/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Phát huy hơn nữa mối quan hệ keo sơn đặc biệt Việt Nam

(ĐCSVN) - Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, bày tỏ phấn khởi trước những thành tựu mỗi nước đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội. ...

Phà qua sông bị hỏng, dân xã đảo chật vật vào đất liền

Chiếc phà sắt duy nhất để đi vào đất liền bị hỏng khiến hàng nghìn người dân xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) chật vật di chuyển bằng ghe máy. ...

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ mở ra cơ hội thúc đẩy và tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam - Philippines, nhất là trong lĩnh vực thương mại gạo. Ngày 8/11, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, thực hiện chương trình công tác và xúc tiến thương mại quốc gia năm 2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam do ông Trần...

Các nhóm cử tri giúp ông Trump thắng cử Tổng thống Mỹ

(CLO) Ông Donald Trump đã thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sau khi giữ vững lập trường đối với nhóm cử tri cốt lõi và thu hút thêm một số nhóm cử tri vốn nghiêng về Đảng Dân chủ. ...

Gần 300 đại biểu sẽ tham dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV

Với chủ đề: "Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV sẽ được tổ chức trong 2 ngày 13 - 14/11/2024.Bạc Liêu xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm,...

Mới nhất

Quốc Cường Gia Lai rút kháng cao, đồng ý trả 2.882 tỉ đồng cho bà Trương Mỹ Lan

(NLĐO) - Quốc Cường Gia Lai từng kháng cáo bản án sơ thẩm liên quan phán quyết buộc công ty trả cho bà Trương Mỹ Lan...

Tước vương miện hoa hậu Panama sau khi bị loại khỏi Miss Universe 2024

Tổ chức Miss Universe Panama vừa thông báo tước bỏ ngôi vị hoa hậu của Italy Mora, sau khi cô bất ngờ bị loại khỏi cuộc thi Miss Universe ở Mexico vì vi phạm quy chế. Theo Hola!, quyết định này được đưa ra sau khi Italy Mora liên tục vi phạm hợp đồng với Tổ chức Hoa hậu Panama. "Việc...

Phong tỏa DN huy động vốn trả lãi 50%: Nợ hơn 7.500 người, gốc hơn 3.700 tỷ đồng

Kết quả điều tra ban đầu xác định, Công ty GFDI ở Đà Nẵng mất khả năng chi trả cho 7.541 khách hàng với tổng số tiền dư nợ gốc hơn 3.700 tỷ đồng. Chiều 8/11, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Đà Nẵng đã thông báo thông tin liên quan đến vụ việc tại Công ty TNHH...

Phà qua sông bị hỏng, dân xã đảo chật vật vào đất liền

Chiếc phà sắt duy nhất để đi vào đất liền bị hỏng khiến hàng nghìn người dân xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) chật vật di chuyển bằng ghe máy. ...

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội. Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia (MITI) đã có thông báo khởi xướng điều tra...

Mới nhất