Trang chủNewsThế giớiHé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn...

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có



Trong một bài viết đăng trên trang Corriere della Sera (Italy), tác giả Massimo Nava đề cập chiều hướng chi tiêu quân sự gia tăng mạnh mẽ trong năm 2023 cũng như trong giai đoạn 10 năm gần đây.

Nhân loại đang ở ngã ba đường, nơi các quyết định chính trị về ngân sách quốc phòng sẽ quyết định quỹ đạo của nhiều cuộc khủng hoảng. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Spese Militari)
Chi tiêu quân sự góp phần quyết định quỹ đạo của nhiều cuộc khủng hoảng. Ảnh minh họa. (Nguồn: Spese Militari)

Thị trường mở rộng mạnh mẽ

Tác giả bài viết đưa ra số liệu thống kê, thế giới đã chi trung bình hơn 300 USD cho mỗi người và cho rằng đây là một con số quá phi lý nếu xét đến thực tế rằng hàng tỷ người đang phải cố gắng sống sót với chưa đến 2 USD mỗi ngày.

Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), chưa bao giờ chi tiêu quân sự tăng mạnh theo từng năm nhiều như giai đoạn 2022-2023, với mức tăng 6,8%, đạt tổng doanh số 2.443 tỷ USD, xấp xỉ GDP hằng năm của Pháp. Trong năm 2023, chi tiêu quốc phòng chiếm 2,3% GDP toàn cầu, dẫn đến mức trung bình đầu người trên cả hành tinh là 306 USD.

Thị trường vũ khí được thúc đẩy bởi các cuộc xung đột và cho đến nay, Mỹ là nhà cung cấp/xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Thị trường này còn mở rộng bởi những kế hoạch khổng lồ để ứng phó với các cuộc giao tranh trong tương lai.

Các ngân hàng cũng như như toàn bộ lĩnh vực tài chính là những yếu tố tham gia mạnh mẽ. Từ năm 2020 đến năm 2022, các tổ chức tài chính, trong đó bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư lớn, đã hỗ trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng ít nhất 1 nghìn tỷ USD. Số liệu này vẫn thấp so với thực tế, vì không có dữ liệu chính thức nào thu thập đầy đủ các khoản đầu tư, khoản vay và dịch vụ của tất cả các tổ chức tài chính, ngân hàng trên thế giới cho lĩnh vực vũ khí.

Đối với Italy, theo thông tin từ ngân hàng Banca Etica, Thượng viện nước này gần đây đã thông qua một dự luật “nhằm hủy bỏ các cơ chế minh bạch và kiểm soát của quốc hội đối với lĩnh vực buôn bán, xuất khẩu vũ khí cũng như các ngân hàng tài trợ cho những hoạt động này”.

Viện SIPRI nhận thấy có sự gia tăng về ngân sách ở 5 khu vực chính trên thế giới. Nan Tian – nhà nghiên cứu tại viện này nhấn mạnh: “Sự gia tăng chi tiêu quân sự chưa từng có là phản ứng trực tiếp trước sự suy thoái của an ninh toàn cầu trong bối cảnh địa chính trị ngày càng bất ổn”.

Cơ quan này trích dẫn tình trạng đang diễn ra ở Ukraine, cuộc đối đầu giữa Israel và phong trào Hamas ở Trung Đông kể từ ngày 7/10.

Khu vực châu Á cũng chứng kiến sự gia tăng căng thẳng, chẳng hạn như vấn đề Đài Loan.

Bệ phóng tên lửa Hawk. (Nguồn: Reuters)
Bệ phóng tên lửa Hawk. (Nguồn: Reuters)

Những con số biết nói

Theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR), tổng cộng đã xảy ra 55 cuộc xung đột vũ trang trên thế giới.

Tháng 3/2024, một báo cáo của OHCHR nhấn mạnh “hiếm khi nhân loại phải đối mặt với số lượng lớn các cuộc khủng hoảng leo thang như vậy. Các trường hợp khẩn cấp chồng chéo càng làm tăng nguy cơ leo thang xung đột”, trong đó đề cập cụ thể tình hình vùng Sừng châu Phi, Sahel, Myanmar, Syria, Nigeria và Sudan, bất ổn ở Trung Đông trước các cuộc tấn công của lực lượng Houthi trên Biển Đỏ và các vụ việc căng thẳng thường xuyên tại Biển Đông.

Mặc dù tất cả các quốc gia đều có trang bị vũ khí, song chi tiêu chỉ tập trung chủ yếu vào một nhóm nhỏ, chiếm 50% tổng chi tiêu của cả thế giới.

Theo số liệu mà tác giả bài viết đưa ra, Mỹ chi 916 tỷ USD (tăng 2,3% trong năm 2023 và tăng 9,6% trong cả giai đoạn từ 2014-2023), trong đó riêng khoản để hỗ trợ Kiev là 35,7 tỷ USD. Trung Quốc chi 296 tỷ USD (tăng 6% trong năm 2023 và 60% trong vòng 10 năm) và chiếm một nửa tổng chi tiêu quân sự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

10 quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng của SIPRI đã chi thêm 105 tỷ vào năm 2023, nâng tổng số lên 1.799 tỷ USD.

Nga và Ukraine lần lượt đứng thứ 3 và thứ 8 vào năm 2023. Theo SIPRI, Moscow đã chi 109 tỷ USD cho quốc phòng vào năm 2023 (tăng 24%).

Trong 10 năm qua, chi tiêu quân sự của Nga đã tăng 57%, nhất là sau khi nước này sáp nhập Bán đảo Crimea. Trong khi đó, Ukraine tăng ngân sách quốc phòng lên 51% (64,8 tỷ USD) vào năm 2023, chiếm 37% GDP.

Sau cú sốc về cuộc xung đột ở Ukraine, châu Âu đều có phản ứng. Các nước Đông Âu gần biên giới với Nga đã tăng cường ngân sách quân sự.

Trước hết, Ba Lan đứng ở vị trí thứ 14 trên bảng xếp hạng thế giới, ghi nhận ngân sách quốc phòng tăng 75% (31,6 tỷ USD) vào năm 2023 và tăng 81% kể từ năm 2014 đến năm 2023. Tương tự, tăng chi tiêu cho quốc phòng cũng được thúc đẩy ở các nước Tây Âu như Đức, đứng thứ 8 thế giới, tăng 9% (64,8 tỷ USD) và tăng 48% trong 10 năm, tiếp đến là Pháp, đứng vị trí thứ 9 với mức tăng 6,5% (61,3 tỷ USD) và tăng 21% kể từ năm 2014. Đây là hiện tượng “phục hồi” sau nhiều năm thu hẹp đầu tư cho quốc phòng kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh vào đầu những năm 1990.

Đối với Đức, một quỹ đặc biệt trị giá 108 tỷ USD dành cho Bundeswehr (quân đội Đức), được thành lập để ứng phó với tình hình Nga-Ukraine, gần như đã được phân bổ đầy đủ và dự kiến được thực hiện toàn bộ vào cuối năm nay, không còn chỗ cho các dự án mới. Các nhà lãnh đạo quân sự nước này đang kêu gọi tăng ngân sách cần thiết để hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng và tránh gây ảnh hưởng đến nỗ lực cải cách lực lượng vũ trang cũng như việc tuân thủ các cam kết với NATO bắt đầu từ năm 2025.

Đối với NATO, tổ chức gồm 32 quốc gia thành viên chiếm 55% chi tiêu quân sự toàn cầu vào năm 2023, với 1.341 tỷ USD. Nếu xem xét về sự phụ thuộc của châu Âu trong lĩnh vực quốc phòng, hãy nhớ rằng Mỹ chiếm 68% chi tiêu của NATO, so với 28% của các quốc gia châu Âu, 4% còn lại được chia cho Canada và Thỗ Nhĩ Kỳ.

Sự thay đổi trong nhận thức về các mối đe dọa cũng được phản ánh qua việc ngày càng có nhiều quốc gia thành viên (cụ thể là 11 nước, tăng 4 nước so với năm 2022) phân bổ ít nhất 2% GDP cho lĩnh vực quốc phòng.

Theo Diego Lopes, nhà nghiên cứu cấp cao tại SIPRI, chiều hướng chi tiêu quân sự cũng gia tăng tương tự ở Trung Đông. Theo đó, ngân sách quốc phòng tăng mạnh phản ánh tình hình đang diễn biến nhanh chóng, từ sự ấm lên của quan hệ ngoại giao giữa Israel và một số nước Arab trong những năm gần đây đến sự bùng nổ giao tranh ở Gaza với nguy cơ lan rộng toàn khu vực. Israel đã trở thành quốc gia đứng thứ 2 trong khu vực về chi tiêu quân sự, với 27,5 tỷ USD (tăng 24%) vào năm 2023, sau Saudi Arabia (75,8 tỷ, tăng 4,3%), nước đứng thứ 5 trên thế giới.

Lạm phát chi tiêu quân sự cũng phản ánh sự gia tăng khối lượng sản xuất vũ khí quy ước, chẳng hạn như pháo (đặc biệt là pháo Caesar do Nexter sản xuất) và “vật tư tiêu hao” như lựu đạn và máy bay không người lái kamikaze với nhiều kích thước, một số trong đó là sản phẩm dân sự được quân sự hóa.

Cùng với đó, nhiều nước đã nỗ lực phát triển vũ khí thế hệ mới (ví dụ như tên lửa siêu nhanh), hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân (đặc biệt là Pháp, Anh, Ấn Độ, Pakistan) hoặc tăng số lượng đầu đạn.

Các nỗ lực còn tập trung vào việc tăng cường nguồn lực cho các nhóm tác chiến mới trên không gian và không gian mạng, kể từ năm 2019, nhất là ở Mỹ, Pháp và Australia.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ukraine phàn nàn vì mới nhận được 1/10 số vũ khí Mỹ hứa chuyển

(Dân trí) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng thách thức lớn của Kiev là tới nay, chỉ 1/10 số vũ khí mà Mỹ cam kết sẽ viện trợ trong năm 2024 được chuyển ra tiền tuyến. Theo Kiev Post, phát biểu gần đây của Tổng thống Volodymyr Zelensky rằng chỉ có 10% viện trợ quân sự mà Mỹ hứa chuyển cho Ukraine trong năm nay thực sự đã đến được tay phía Kiev, là có cơ sở.Trước đó,...

Iran muốn tăng ngân sách quốc phòng gấp 3 lần

Người phát ngôn chính phủ Iran ngày 29.10 cho biết nước này có kế hoạch tăng gấp ba ngân sách quốc phòng, trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông có nhiều diễn biến phức tạp. ...

Ứng dụng AI trong vũ khí tự động- con dao 2 lưỡi

(Dân trí) - Trong khi vũ khí tự động được sử dụng ngày càng nhiều, các nhà khoa học và người ủng hộ nhân quyền vẫn kêu gọi cần có quy định mạnh mẽ hơn trong việc sử dụng các hệ thống này. Không có quy định cụ thể nào về vũ khí tự động sát thương và nhiều ý kiến khoa học cũng như nhân quyền cho rằng cần có những quy định như vậy.Tháng 11/2023, Úc đã bỏ...

Ảnh vệ tinh cho thấy 2 căn cứ tên lửa của Iran bị Israel tấn công

(CLO) Cuộc tấn công của Israel vào Iran đã gây hư hại cho các căn cứ quân sự bí mật ở phía đông nam thủ đô của Iran, được cho là có liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này. ...

Trung Quốc điều chiến đấu cơ sau khi Mỹ duyệt gói bán vũ khí cho Đài Loan?

Cơ quan Phòng vệ Đài Loan nói rằng Trung Quốc đã triển khai chiến đấu cơ và máy bay không người lái quanh Đài Loan trong ngày 27.10. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

Với chiến thắng khá ngoạn mục, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ trở thành vị tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Ngay sau khi kết quả được công bố, Báo TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về cuộc bầu cử đặc biệt này và sự trở lại lịch sử, kịch tính của ông Donald Trump.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).

Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ diễn tập nâng cao trên quỹ đạo

Máy bay vũ trụ tối mật X-37B của quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm phanh khí động học tiên tiến để thay đổi quỹ đạo. ...

Mới nhất

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực...

20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện

Ngày 8-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. ...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày …

Ngày 04 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá...

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin: Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đã có thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với xi măng nhập khẩu. Cục Phòng vệ thương mại cho biết, theo thông báo ngày 4/11/2024 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 31/10/2024, Bộ...

Chó robot tuần tra Mar-a-Lago, bảo vệ tuyệt đối cho ông Trump

Các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ tiến hành nhiều phương án để siết chặt an ninh quanh Mar-a-Lago, bao gồm triển khai chó robot tuần tra. ...

Mới nhất