Theo đó, một số khu, điểm du lịch của tỉnh này rơi vào tình trạng “quá tải”, đón lượng lớn khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Cụ thể: thành phố Sầm Sơn đón 905.000 lượt khách; thị xã Nghi Sơn gần 87.000 lượt khách; Khu Du lịch sinh thái biển Hải Tiến (Hoằng Hóa) gần 89.000 lượt khách; thành phố Thanh Hóa hơn 65.000 lượt khách; Khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước) hơn 62.000 lượt khách…
Cùng với đó, nhiều khu, điểm du lịch văn hóa, sinh thái trên địa bàn tỉnh cũng đồng loạt đón lượng lớn khách như: Di tích lịch sử Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) đón gần 12.000 lượt khách; Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân) hơn 9.000 lượt khách; Khu du lịch cộng đồng Bản Mạ (Thường Xuân) 3.700 lượt khách; Vườn Quốc gia Bến En (Như Thanh) 3.400 lượt khách;…Với lượng lớn khách du lịch, công suất sử dụng phòng trên địa bàn tỉnh trong dịp nghỉ lễ đạt khoảng 82,5%.
Với lượng lớn khách du lịch, công suất sử dụng phòng trên địa bàn tỉnh trong dịp nghỉ lễ đạt khoảng 82,5%.
Theo ghi nhận phản hồi từ các đơn vị lữ hành, du khách đánh giá cao về chất lượng dịch vụ, đặc biệt là sự hỗ trợ kịp thời, phản ứng nhanh của các đội cứu hộ, cứu nạn tại các khu du lịch biển, đặc biệt là tại Khu đô thị du lịch biển Sầm Sơn.
Cùng với đó, các địa phương, ban quản lý các khu, điểm du lịch và lực lượng chức năng đã có sự phối hợp chặt chẽ, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn điểm đến, bảo đảm tốt nhất các điều kiện phục vụ du khách. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưu trú trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật; niêm yết công khai giá bán và bán đúng giá niêm yết; công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường… được triển khai đồng bộ, có hiệu quả.
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp đón và phục vụ khách an toàn, cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức quy mô, hấp dẫn, tổng thu du lịch trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay đạt hơn 3,8 nghìn tỷ đồng, tăng 32,8% so với dịp nghỉ lễ cùng kỳ năm 2023.