Đi biển luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều người trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, sau khi đi biển, nhiều người sẽ phải đối diện với tình trạng da bị cháy nắng. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn chữa da cháy nắng sau khi tắm biển ngày hè.
Dấu hiệu và triệu chứng của làn da bị cháy nắng
Da xuất hiện những lớp vảy, lớp da trên cùng bị lột ra, khiến cho màu sắc da không đồng đều. Da xuất hiện những vết sưng hoặc những mụn nước nhỏ li ti, khiến bạn có cảm giác đau rát.
Sau vài ngày, những mụn nước này sẽ vỡ, khiến bạn đối diện với nguy cơ bị nhiễm trùng, đau nhức, thậm chí là sốt và mệt mỏi.
Da bị cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn có cảm giác đau rát, khó chịu.
Cách chữa da cháy nắng sau khi tắm biển ngày hè
Ngâm trong nước lạnh càng sớm càng tốt
Ngay khi nhận ra làn da của mình đã bị cháy nắng, bạn hãy lập tức ngâm vùng da đó vào trong nước lạnh ít nhất khoảng 15 phút. Trong khoảng thời gian này, bạn tuyệt đối không chà xát hay làm tổn thương da, nếu không, tình trạng da của bạn sẽ càng trở nên tệ hơn.
Đắp mặt nạ sữa chua
Trong sữa chua có chứa kẽm và axit lactic. Đây là những chất có tác dụng rất lớn trong việc chữa trị làn da bị cháy nắng sau khi tắm biển ngày hè.
Đắp sữa chua sẽ làm dịu vùng da bị cháy nắng, giúp bạn tránh khỏi cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đồng thời giúp phục hồi làn da.
Sữa chua là nguyên liệu dễ tìm kiếm và có tác dụng rất lớn trong việc chữa trị làn da bị cháy nắng.
Dùng nước trà xanh
Bạn hãy đun một ít trà xanh rồi để nguội. Sau đó, dùng một tấm vải sạch, ngâm trong nước trà xanh rồi đắp lên vùng da bị cháy nắng từ 10 – 15 phút.
Dùng dưa leo
Dưa leo là loại trái cây giúp bạn trị cháy nắng sau khi tắm biển ngày hè rất hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần cắt lát dưa leo rồi đáp trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng khoảng 10 phút.
Dưa leo có rất nhiều tác dụng trong việc làm đẹp, trong đó có việc chữa trị làn da bị cháy nắng.
Dùng nước vo gạo
Bạn có thể dùng gạn lấy phần trắng đục của nước vo gạo, sau đó pha thêm chút nước ấm rồi nhẹ nhàng thoa đều và nhẹ nhàng lên chỗ da bị cháy nắng. Cách làm này sẽ khiến dạ bạn mềm mại trở lại.
Thoa kem dưỡng thể
Một số loại sữa dưỡng thể có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị làn da bị cháy nắng sau khi bạn đi tắm biển ngày hè. Lưu ý là khi thoa kem dưỡng thể, bạn nên nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các vết rộp.
Bạn cũng nên chọn những loại dưỡng thể không chứa các thành phần như petroleum, benzocine, lidocaine…vì chúng dễ gây kích ứng da.
Những phương pháp phòng chống cháy nắng da hiệu quả
Cách tốt nhất là trước khi đi tắm biển hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn nên có những biện pháp đề phòng da bị cháy nắng. Một trong số đó là bôi kem chống nắng.
Ánh nắng mặt trời được coi là “kẻ thù” số một của làn da. Sau 8 giờ sáng, cường độ của các tia UV mạnh mẽ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe làn da. Có thể nói, mọi công sức dưỡng da của bạn sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có sự bảo vệ của kem chống nắng.
Một số lưu ý khi dùng kem chống nắng
Nếu dùng kem chống nắng vật lý, bạn cần bôi trước khi ra khỏi nhà từ 2-3 phút, vì dòng kem này có tính chất là hoạt động tốt ngay sau khi sử dụng chỉ vài phút.
Nếu là kem chống nắng hóa học, bạn cần bôi khoảng 15-20 phút trước khi ra ngoài, để chất có trong kem chống nắng phát huy tác dụng.
Bạn nên chọn kem chống nắng có khả năng chống trôi trong nước và mồ hôi tốt. Sau khoảng từ 2 – 3 giờ, bạn nên thoa lại kem chống nắng một lần nữa.
Bôi kem chống nắng đúng cách với lượng kem vừa đủ. Không nên bôi quá dày hoặc quá mỏng. Vì nếu kem quá ít, thời gian kem chống nắng bảo vệ da bạn sẽ giảm đi nhiều. Còn nếu thoa kem dày sẽ khiến da bị bít tắc, rất dễ gây mụn và nhanh lão hóa hơn. Với da mặt, lượng kem vừa đủ là khoảng 1,2 gram còn cho cơ thể là 25- 30 gram.
Kem chống nắng là thứ không thể thiếu khi bạn đi tắm biển.
Rất nhiều người không nhớ rằng, môi cũng giống như các phần da khác, cũng dễ bị tổn thuowgn bởi ánh nắng mặt trời. Vì vậy, bạn cần sử dụng kem chống nắng cho cả đôi môi. Bạn có thể chọn một cây son dưỡng có SPF để bảo vệ môi.
Không nên sử dụng kem chống nắng dùng cho da mặt cho da toàn thân và ngược lại, bởi lẽ mỗi loại có thành phần sử dụng khác nhau. Da mặt thường nhạy cảm hơn da cơ thể, vì vậy kem chống nắng cho mặt thường ít gây kích ứng và không làm tắc lỗ chân lông. Cần bôi loại kem chống nắng dành riêng cho vùng da xung quanh mắt, kết hợp với đeo râm.