Trước đây, theo quy định tại khoản 11 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm.
Tuy nhiên hiện nay, quy định trên đã bị bãi bỏ theo điểm i Khoản 36 Điều 2 Nghị định 123 năm 2021 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Theo quy định tại Điều 24 Thông tư 65 năm 2020 của Bộ Công An về việc tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội có nêu:
Thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là thông tin, hình ảnh) được tiếp nhận từ các nguồn sau:
– Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ);
– Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay Thông tư 65 cũng đã bị bãi bỏ và bị thay thế bởi Thông tư 32 của Bộ Công An.
Theo đó, không còn quy định cụ thể về việc tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội nữa.
Dù vậy, theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện vi phạm quy định về giao thông đường bộ và đường sắt được tiến hành như sau:
Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể sử dụng thông tin và hình ảnh thu thập từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân hoặc tổ chức để làm căn cứ xác minh và phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
Hơn nữa, Điều 74 của Nghị định nêu trên ủy thác cho cảnh sát giao thông thẩm quyền xử phạt hành chính đối với nhiều lỗi vi phạm liên quan đến an toàn giao thông đường bộ và đường sắt.
Như vậy, cảnh sát giao thông được quyền sử dụng thông tin và hình ảnh từ các thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân hoặc tổ chức để xác minh và xử lý hành vi vi phạm giao thông.
Tuy nhiên trên thực tế, những hình ảnh, video vi phạm giao thông được đăng tải trên mạng xã hội rất hiếm khi bị xử lý. Việc cảnh sát giao thông xử phạt qua hình ảnh, video trên mạng xã hội cũng ít khi xảy ra.
– Cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, thu thập hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có trách nhiệm hợp tác theo yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ Cảnh sát giao thông.– Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; được thống kê, lập danh sách, in thành bản ảnh hoặc bản ghi thu về hành vi vi phạm và lưu giữ trong hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an về công tác hồ sơ.
– Khi phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm pháp luật của người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện như sau:
+ Tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định. Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm, Tổ Cảnh sát giao thông cho xem tại nơi kiểm soát; nếu chưa có thông tin, hình ảnh, kết quả tại nơi kiểm soát thì hướng dẫn người vi phạm xem khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;
+ Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông vi phạm để kiểm soát, xử lý vi phạm thì thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Thông tư này.
Minh Hoa (t/h)