Tỷ giá Won hôm nay ngày 29/4/2024 tại thị trường trong nước
Theo khảo sát của Báo Công Thương, trong chuỗi kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, dường như không có nhiều biến động về tỷ giá ngoại tệ, tại thời điểm 9h30 sáng nay 29/4/2024, tỷ giá Won tại các ngân hàng tương đối ổn định.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 29/4/2024 tại ngân hàng Vietcombank. (Ảnh chụp màn hình lúc 9h30) |
Tại Vietcombank, tỷ giá Won Vietcombank chiều mua vào và chiều bán ra ở mức 15,92 VND/KRW và 19,31 VND/KRW. Tỷ giá Won tại VietinBank, chiều mua vào và bán ra là 16,14 VND/KRW và 20,14 VND/KRW.
So sánh tỷ giá Won Hàn Quốc (KRW) giữa 7 ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Hôm nay 29/4/2024, tỷ giá KRW ở chiều mua vào có 0 ngân hàng tăng giá mua, 1 ngân hàng giảm giá mua và 6 ngân hàng giữ nguyên giá mua vào so với hôm qua.
Trong khi đó, chiều bán ra có 0 ngân hàng tăng giá bán ra, 1 ngân hàng giảm giá bán và 6 ngân hàng giữ nguyên giá bán so với hôm qua.
Hôm nay ngày 29/4/2024, Ngân hàng Tiên Phong mua Won Hàn Quốc (KRW) giá cao nhất là 17,52 VNĐ/KRW. Bán Won Hàn Quốc (KRW) thấp nhất là Ngân hàng Tiên Phong với giá 19,05 VNĐ/KRW.
Tỷ giá Won hôm nay 29/4/2024 khảo sát tại một số ngân hàng. (Ảnh chụp màn hình lúc 9h30) |
Tỷ giá Won chợ đen
Hôm nay 29/4/2024, khảo sát tại thị trường chợ đen lúc 9h30 cho thấy, tỷ giá Won giảm chiều mua vào KRW với mức giá 18,16 VND/KRW và chiều bán ra là 18 VND/KRW.
Tỷ giá Won tại chợ giá hôm nay 29/4/2024. (Ảnh chụp màn hình lúc 9h30) |
Tại Hà Nội, phố Hà Trung (quận Hoàn Kiếm) là nơi trao đổi ngoại tệ lớn nhất có thể đổi được rất nhiều loại ngoại tệ phổ biến trên thị trường hiện nay như USD (Đô la Mỹ), Euro, Yên (đồng Yên Nhật), Won (đồng Won Hàn Quốc)… và nhiều loại tiền tệ khác. Tuy nhiên, việc đổi tiền tại các phố ngoại tệ này cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
Đồng Won Hàn Quốc biến động ra sao?
Tỷ giá Won Hàn Quốc đang có xu hướng yếu đi trong thời gian gần đây, chủ yếu do kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trì hoãn giảm lãi suất của Mỹ. Bên cạnh đó, sự biến động của các đồng tiền chủ chốt châu Á khác như Yên Nhật, Nhân dân tệ cũng góp phần gia tăng áp lực lên đồng Won.
Vào đầu năm, các nhà hoạch định chính sách châu Á tin rằng một loạt đợt cắt giảm lãi suất của Mỹ sẽ làm giảm căng thẳng về chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên, dữ liệu lạm phát cao hơn dự kiến liên tục trong 3 tháng đầu năm và nền kinh tế kiên cường của Mỹ đã đặt dấu chấm hết cho kỳ vọng đó.
Mối quan hệ truyền thống của đồng Won Hàn Quốc với tăng trưởng xuất khẩu và dòng vốn gần đây đã bị phá vỡ. Thông thường, tăng trưởng xuất khẩu sẽ dẫn đến đồng Won tăng giá. Tuy nhiên, gần đây, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc tăng gần 10% mỗi năm, đồng Won vẫn tiếp tục giảm giá so với USD. Bên cạnh đó, các mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá, đầu tư nước ngoài và tỷ giá cũng bị phá vỡ.
Các nguyên nhân lý giải cho sự sụt giảm khó hiểu của đồng Won
Bất ổn chính sách gia tăng: Kể từ năm 2007, nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng và bất ổn định gia tăng. Những sự kiện như khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007-2009), khủng hoảng nợ công châu Âu (2011-2012), chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (2018-2019) và đại dịch COVID-19 đều là những tác nhân gây ra bất ổn. Bất ổn chính sách khiến nhu cầu tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn (như USD) tăng lên, và ngược lại với các đồng tiền rủi ro như Won Hàn.
Bên cạnh đó, chênh lệch lợi suất giữa các khu vực cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá: Tăng trưởng kinh tế của Mỹ vượt trội so với các nước phát triển khác, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tích cực tăng lãi suất hơn các ngân hàng trung ương lớn khác. Điều này khiến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cao hơn nhiều, Won Hàn yếu đi so với USD.
Đồng Won Hàn Quốc đặc biệt nhạy cảm với những bất ổn: Doanh nghiệp Hàn Quốc chủ yếu hoạt động theo mô hình B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), vì vậy bất ổn định sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu và toàn bộ nền kinh tế. Điều này có thể tác động đáng kể đến tỷ giá hối đoái gần đây.Nhìn chung, triển vọng cho đồng Won Hàn Quốc trong ngắn hạn vẫn còn nhiều biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Các nhà đầu tư và doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ các diễn biến kinh tế và địa chính trị toàn cầu để có thể đánh giá chính xác rủi ro và cơ hội liên quan đến đồng Won.
Tham khảo các địa chỉ đổi ngoại tệ – mua bán Won tại Hà Nội:
1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung – số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2. Mỹ nghệ Vàng bạc – số 31 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 3. Cửa hàng Vàng bạc Minh Chiến – số 119 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội 4. Công ty Vàng bạc Thịnh Quang – số 43 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 5. Cửa hàng Toàn Thủy – số 455 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội và số 6 Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội 6. Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu – số 19 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 7. Cửa hàng Chính Quang – số 30 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 8. Cửa hàng Kim Linh 3 – số 47 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 9. Cửa hàng Huy Khôi – số 19 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 10. Hệ thống các PGD tại các ngân hàng như: Sacombank, VietinBank, Vietcombank, SHB Tham khảo các địa chỉ đổi ngoại tệ – mua bán Won được yêu thích tại TP. Hồ Chí Minh: 1. Thu đổi ngoại tệ Minh Thư – số 22 Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP. Hồ Chí Minh 2. Tiệm vàng Kim Mai – 84 Cống Quỳnh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh 3. Tiệm vàng Kim Châu – 784 Điện Biên Phủ, phường 10, quận 10. TP. Hồ Chí Minh 4. Trung tâm Kim Hoàn Sài Gòn – số 40-42 Phan Bội Châu, quận 1, TP. Hồ Chí Minh 5. Đại lý thu đổi ngoại tệ Kim Hùng – số 209 Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh 6. Cửa hàng trang sức DOJI – Diamond Plaza Lê Duẩn, 34 Lê Duẩn, Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh 7. Tiệm Kim Tâm Hải – số 27 Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP. Hồ Chí Minh 8. Tiệm vàng Bích Thuỷ – số 39 chợ Phạm Văn Hai, phường 3, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 9. Tiệm vàng Hà Tâm – số 2 Nguyễn An Ninh, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh 10. Hệ thống các PGD tại các ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh như: Sacombank, VietinBank, Vietcombank, SHB, Eximbank. |
* Thông tin mang tính tham khảo.