Trang chủNewsThế giớiDiễn đàn quan trọng để gắn kết

Diễn đàn quan trọng để gắn kết



Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) được thành lập vào năm 1961, có trụ sở chính tại Paris (Pháp), với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.

Ngày 5/11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Mathias Cormann, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)  chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) Việt Nam - OECD giai đoạn 2022-2026. (Nguồn: TTXVN)
Ngày 5/11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Mathias Cormann, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) Việt Nam – OECD giai đoạn 2022-2026. (Nguồn: TTXVN)

Tiền thân của OECD là Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Âu (OEEC), được thành lập năm 1948 nhằm mục đích phục hồi kinh tế châu Âu và giám sát phân bổ viện trợ của Mỹ dành cho châu Âu sau Thế chiến II thông qua Kế hoạch Marshall.

Uy tín trong phát triển

Đến nay, OECD đã phát triển thành một diễn đàn quốc tế uy tín gồm 38 quốc gia thành viên. Hơn 60 năm qua, OECD luôn giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến bộ kinh tế, phúc lợi xã hội và hợp tác quốc tế, là diễn đàn nơi các chính phủ thúc đẩy hợp tác về các vấn đề chính sách kinh tế và xã hội.

Mục đích của OECD là tăng cường hợp tác kinh tế, phối hợp chính sách giữa các nước thành viên về các vấn đề kinh tế và phát triển ở tầm toàn cầu. Ngoài các chương trình hoạt động với các nước thành viên, OECD có một số cơ chế hoạt động đặc thù với sự tham gia của các nước không phải thành viên như Chương trình Đông Nam Á (SEARP), Trung tâm phát triển OECD. Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (MCM) là hoạt động thường niên quan trọng nhất của OECD nhằm thảo luận các vấn đề chính trị – kinh tế – xã hội chiến lược, định hướng hợp tác trong OECD cũng như trao đổi về xây dựng các quy định, tiêu chuẩn quản trị kinh tế toàn cầu.

Thông qua nghiên cứu, phân tích và khuyến nghị chính sách, tổ chức này góp phần đưa ra khuyến nghị và cải cách chính sách về kinh tế và phát triển trên toàn thế giới. Các lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm của OECD bao gồm chính sách kinh tế, giáo dục, môi trường, số hóa, chăm sóc sức khỏe, thương mại và đầu tư… và khuyến nghị chính sách tương ứng đã trở thành tiêu chuẩn cho các chính phủ và tổ chức quốc tế. Các báo cáo của OECD về các chỉ số kinh tế như tăng trưởng GDP, lạm phát và thất nghiệp… được các nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế và giới tài phiệt thế giới sử dụng rộng rãi. Hơn nữa, cơ chế đánh giá ngang hàng của OECD khuyến khích các nước thành viên thực hiện điều chỉnh chính sách và cải cách hành chính, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Các quốc gia không phải thành viên cũng được hưởng lợi từ hợp tác chuyên môn của OECD thông qua việc chia sẻ các sáng kiến hợp tác và xây dựng năng lực.

OECD và Việt Nam

Là một nước không phải thành viên đầy đủ nhưng trong những năm qua, Việt Nam tích cực tham gia hợp tác với OECD trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cải tổ chính sách, xúc tiến đầu tư, quản trị công để thúc đẩy các mục tiêu kinh tế xã hội.

Tháng 3/2008, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Trung tâm phát triển OECD, một nền tảng chia sẻ tri thức và đối thoại chính sách giữa các nước thành viên OECD và các nước đang phát triển nhưng chưa là thành viên của diễn đàn. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên của một trong những cơ chế trực thuộc OECD.

Việc Việt Nam tham gia Trung tâm phát triển OECD đem lại nhiều lợi ích thiết thực để tranh thủ được nhiều tư vấn, hỗ trợ chính sách dựa trên thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên và chưa phải thành viên của OECD thông qua nhiều diễn đàn, đối thoại và tận dụng được mạng lưới rộng lớn của các tập đoàn đa quốc gia và các quỹ đầu tư phát triển trên toàn cầu. Đặc biệt, thông qua Trung tâm phát triển OECD, Việt Nam xây dựng thành công Báo cáo đánh giá đa chiều (MDR) vào năm 2020. Báo cáo này đóng vai trò quan trọng và hữu ích trong việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 và Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội năm năm giai đoạn 2021-2025 của Việt Nam.

Hợp tác song phương Việt Nam – OECD chủ yếu thông qua các dự án quốc gia cụ thể và chương trình Đông Nam Á (SEARP), bằng nhiều hình thức, bao gồm tham gia vào các cơ quan của OECD, các báo cáo rà soát chính sách quốc gia, tham gia đóng góp dữ liệu cho hệ thống dữ liệu của OECD, các hoạt động đo lường/đánh giá và tuân thủ các tiêu chuẩn của OECD. Kể từ năm 2012, Việt Nam luôn xây dựng kế hoạch hợp tác song phương với OECD theo giai đoạn 2012-2015 và 2016-2020, 2021-2025. Trên cơ sở bám sát phương hướng và khung chương trình hợp tác cụ thể với từng Bộ, ngành, hợp tác Việt Nam – OECD ngày càng phát triển thực chất và hiệu quả.

Song song với đó, Việt Nam và OECD cùng phối hợp nghiên cứu và xây dựng 10 báo cáo ở lĩnh vực và cấp độ khác nhau như Báo cáo triển vọng kinh tế Đông Nam Á của OECD (cùng với Thụy Sỹ) nhiệm kỳ 2018-2021; Báo cáo “Đánh giá đa chiều của Việt Nam” (MDR). Báo cáo MDR của Việt Nam được đánh giá là tài liệu công phu, có giá trị tham khảo và là một nghiên cứu đầu vào hữu ích cho quá trình xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2021-2030) và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm năm (2021-2025).

Bên cạnh đó, từ tháng 1/2019, theo đề xuất của OECD, Việt Nam và tổ chức này đã đàm phán xây dựng Chương trình quốc gia, bao gồm 8-10 dự án hợp tác cụ thể thực hiện trong ba năm từ 2020-2023. Chương trình quốc gia là cấp độ cao hơn trong hợp tác của OECD với một nước không phải thành viên. Các dự án hợp tác không chỉ gồm khuyến nghị, tư vấn chính sách mà còn hỗ trợ quá trình thực thi chính sách.

Năm 2021, Việt Nam và Australia được bầu là đồng Chủ tịch Chương trình SEARP giai đoạn 2022-2025. Tại Hội nghị Bộ trưởng Chương trình SEARP (9-10/2/2022, Seoul, Hàn Quốc), Việt Nam và Australia đã chính thức tiếp nhận vai trò đồng Chủ tịch từ Hàn Quốc và Thái Lan. Việc Việt Nam lần đầu được tín nhiệm là đồng Chủ tịch Chương trình nhiệm kỳ 2022-2025 cùng Australia có ý nghĩa quan trọng. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vị trí chủ trì một cơ chế tiêu chuẩn cao của một tổ chức mà Việt Nam không phải là thành viên, khẳng định sự ghi nhận vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam, cũng như sự tin tưởng của các nước OECD và khu vực đối với năng lực của Việt Nam trong gắn kết hiệu quả OECD và khu vực.

Trong nhiệm kỳ đồng Chủ tịch, năm 2022, Việt Nam đã chủ trì tổ chức Diễn đàn Bộ trưởng OECD – Đông Nam Á và Diễn đàn cao cấp OECD – Đông Nam Á. Tại Diễn đàn Bộ trưởng OECD – Đông Nam Á năm 2023 và Diễn đàn đầu tư Việt Nam – OECD về “Đẩy mạnh thu hút đầu tư chất lượng cao phục vụ tăng trưởng xanh, thông minh và bền vững”, với các chủ đề thiết thực, gắn chặt với nhu cầu của các nước trong khu vực và phù hợp với ưu tiên, thế mạnh của các nước OECD, các diễn đàn do Việt Nam tổ chức đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nước thành viên OECD và ASEAN. Năm 2023, nhận lời mời của Tổng thư ký OECD, Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh (Chủ tịch OECD năm 2023), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (7-8/6, tại Paris). Đây là lần đầu tiên OECD mời Việt Nam và một số khách mời tham dự tất cả các phiên của Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, OECD vẫn phải đối mặt với một số thách thức bởi có một số ý kiến cho rằng các cách tiếp cận và chính sách của tổ chức này chủ yếu phản ánh lợi ích của các quốc gia thành viên giàu có nhất, dẫn đến thiếu tính toàn diện và đại diện cho các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, các khuyến nghị của OECD đôi khi bị chỉ trích vì mang tính quy chuẩn quá mức và phù hợp với tất cả mọi người, bỏ qua nhu cầu và bối cảnh đa dạng của từng quốc gia. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức trong việc bảo đảm tính toàn diện và giải quyết những lời chỉ trích về cách tiếp cận của mình, OECD vẫn là diễn đàn quan trọng để các chính phủ hợp tác và giải quyết những thách thức chung trong một thế giới ngày càng gắn kết với nhau chặt chẽ hơn.

Trên cương vị Chủ tịch Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (MCM 2024), Nhật Bản mời Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị MCM năm 2024 từ ngày 2-3/5, tại Paris kết hợp tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập Chương trình SEARP.

MCM 2024 tập trung thảo luận các vấn đề như biến đổi khí hậu, cách mạng số, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và các giá trị chung, tìm kiếm giải pháp để duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp và phát triển kinh tế bền vững và bao trùm.

Hội nghị MCM 2024 diễn ra trong bối cảnh hợp tác Việt Nam – OECD phát triển ngày càng tích cực, thực chất và đi vào chiều sâu. Việt Nam và OECD đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác Việt Nam – OECD giai đoạn 2022-2026 với nhiều nội dung cụ thể, thiết thực, phục vụ quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo Asian Telegraph của Qatar

Kết thúc chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Qatar từ ngày 30/10 đến ngày 1/11/2024, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo Asian Telegraph của Qatar về ý nghĩa, kết quả của chuyến thăm, cũng như triển vọng hợp tác giữa hai nước. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định chuyến thăm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ...

Indonesia muốn gia nhập BRICS

Indonesia đã bày tỏ mong muốn gia nhập nhóm BRICS gồm các nền kinh tế mới nổi lớn, theo tuyên bố do Bộ Ngoại giao Indonesia đưa ra tối 24.10. ...

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Sáng 14/10/2024, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/thu-tuong-trung-quoc-ly-cuong-ket-thuc-tot-dep-chuyen-tham-chinh-thuc-viet-nam-20241014095015708.htm

‘Quan hệ Việt Nam-Australia đang phát triển rất mạnh mẽ và tích cực’

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Australia, Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao thường niên Việt Nam-Australia lần thứ 6 từ ngày 16-19/10.   Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ đến Australia và tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao thường niên Việt Nam-Australia lần thứ 6 từ ngày 16-19/10. (Ảnh: TTXVN phát) Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Australia, Phó Thủ...

60 hoạt động trong 4 ngày bận rộn của Thủ tướng ở “đất nước triệu voi”

(Dân trí) - Theo ông Bùi Thanh Sơn, với lịch hoạt động dày đặc trong 4 ngày, Thủ tướng đã có hơn 60 hoạt động cả song phương và đa phương, khẳng định hình ảnh chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Việt Nam vừa kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mathnasium Championship 2024:Kiến tạo tương lai từ tư duy Toán học

Hành trình tìm kiếm tài năng Toán Tư duy khép lại với 36 thí sinh xuất sắc nhất toàn quốc tại vòng Chung kết Mathnasium Championship 2024.

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Mới đây, Batdongsan.com.vn đã công bố giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam (VREAA) nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.

Giá vàng giảm, phản ứng với “làn sóng đỏ” hậu bầu cử Mỹ, Nga không ngừng tích trữ, trong nước thuận chiều

Giá vàng hôm nay 12/11/2024, Giá vàng giảm phiên thứ hai liên tiếp, chịu ảnh hưởng từ thị trường sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tỷ lệ dự trữ vàng của Nga cao kỷ lục trong 25 năm. Giá vàng trong nước thuận đà giảm.

Thị trường trong nước chưa có thêm yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, thế giới phản ứng trái chiều

Giá tiêu hôm nay 12/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Tranh “Vỏ Tương lai” được chọn làm quà tặng HANIFF

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 (HANIFF) để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với giới điện ảnh trong nước và quốc tế. Bức tranh Vỏ Tương lai - Cover of Future với thông điệp về môi trường của họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức vinh dự được lựa chọn làm quà tặng cho các khách mời tham dự Liên hoan phim.

Bài đọc nhiều

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Trung Quốc tung tiêu chuẩn ‘chip nội tạng’ giữa sức nóng đường đua công nghệ sinh học

Trung Quốc hiện đặt mục tiêu dẫn đầu toàn cầu trong một lĩnh vực công nghệ sinh học triển vọng bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên cho 'công nghệ nội tạng trên chip'. ...

Tàu quét mìn Nhật Bản cháy và lật, một thủy thủ mất tích

Một thành viên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mất tích và một người khác bị thương trong vụ cháy tàu quét mìn ở vùng biển tây nam nước này. ...

Cùng chuyên mục

Hezbollah, Israel mâu thuẫn về tiến trình đàm phán ngừng bắn

Lực lượng Hezbollah ở Li Băng ngày 11.11 khẳng định họ chưa nhận được đề xuất ngừng bắn chính thức nào trong khi Israel cho rằng các nỗ lực ngoại giao đang tiến triển. ...

Ông Shigeru Ishiba tiếp tục làm Thủ tướng Nhật Bản

Ông Shigeru Ishiba chiều 11.11 chính thức tiếp tục giữ chức Thủ tướng Nhật Bản sau 2 vòng bỏ phiếu tại Hạ viện. ...

Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh “nóng” cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Moscow dồn quân tấn công ở Kursk, thống kê thiệt hại của Kiev

Tướng Oleksandr Syrskyi, chỉ huy cấp cao quân đội Ukraine, ngày 11/11 cho biết, Nga đang huy động hàng chục nghìn binh sĩ ở khu vực giáp biên giới nhằm tìm cách đánh bật lực lượng Kiev khỏi vùng lãnh thổ đang kiểm soát tại tỉnh Kursk.

Ông Ishiba tiếp tục làm Thủ tướng, chông gai nào sẽ đón chờ chính phủ thiểu số?

Ông Ishiba Shigeru, người trở thành Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bầu cử hôm 27/9, vừa tái đắc cử trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội nước này.

Mới nhất

Doanh nghiệp Quảng Ninh thực hiện tiết kiệm điện

Lợi ích lớn từ tiết kiệm điệnCông ty Cổ phẩn Xi măng Vicem Hạ Long (Xi măng Vicem Hạ Long) mỗi năm trung bình sản xuất đạt từ 1,6-1,9 triệu tấn clinker và 1,4-2,2 triệu tấn xi măng. Thống kê mỗi năm, công ty chi khoảng 20-23 tỷ đồng tiền điện và nguồn kinh phí này đang chiếm tới...

Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân

NDO - Kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân, hỗ trợ hoạch định chính sách, xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số cũng như đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội. Sáng 11/11,...

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đang được hoàn thiện nhiều hạng mục dự kiến sẽ chính thức khai mạc vào tháng 12 tới. Ngày 11/11, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,...

Mới nhất