Giá cà phê Robusta tiếp tục gây sốc, giá cà phê trong nước có thể đạt 150.000 đồng/kg Sau chuỗi ngày tăng kỷ lục của Robusta, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm |
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2024 giảm 153 USD/tấn, ở mức 4.151 USD/tấn, giao tháng 9/2024 giảm 150 USD/tấn, ở mức 4.065 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica giao tháng 7/2024 giảm 4,1 cent/lb, ở mức 224 cent/lb, giao tháng 9/2024 giảm 3,9 cent/lb, ở mức 222,4 cent/lb.
Tổng kết tuần, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 7 tăng tất cả 71 USD. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 7 giảm 7,85 cent. Giá cà phê nội địa tiếp tục tăng trung bình 8.000 đồng/kg, liên tiếp xô đổ các mức giá. Tuần trước, cà phê trong nước tăng 13.000 đồng/kg.
Nguồn cung cà phê Robusta, đặc biệt là từ Việt Nam vào thời điểm này vẫn tiếp tục bị eo hẹp tiếp tục là nguyên nhân thúc đẩy giá cà phê đi lên.
Hậu quả của El Nino năm ngoái kéo dài qua đến đầu năm 2024 đang mang lại những hậu quả nặng nề cho cây trồng, đặc biệt là cây cà phê thường cần rất nhiều nước nhưng phải đang chống chọi với nạn hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều năm qua tại Việt Nam.
Sau quãng thời gian tăng liên tiếp đầu tuần, phiên cuối tuần 2 sàn cà phê cùng giảm mạnh. Sự phục hồi lượng tồn kho cà phê trên sàn New York đã dẫn đến việc thanh lý vị thế mua ngày cuối tuần của các quỹ đầu cơ.
Giá cà phê trong nước giảm mạnh tới 2.500 đồng/kg trong phiên giao dịch cuối tuần, mất mốc 134.00 đồng/kg vừa đạt được. Hiện mức giá giao dịch đang được chốt thấp nhất tại Lâm Đồng là131.100 đồng/kg, cao nhất tại Đắk Nông là 131.700 đồng/kg.
Sự sụt giảm mạnh giá cà phê vào phiên thứ Sáu là sự giảm sụt mang tính kỹ thuật trong khi nguồn cung cà phê Robusta trước đây chủ yếu từ Việt Nam đang trông chờ nguồn thu từ tháng 4/2024 từ Brazil và Indonesia bù đắp.
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục |
Dự trữ cà phê Arabica qua phân loại được chứng nhận nắm giữ trên thị trường New York được cho là đã tăng 8.820 bao vào ngày hôm qua, ghi nhận lượng tồn kho này ở mức 661.492 bao. Sự phục hồi lượng tồn kho cà phê do ICE giám sát đã dẫn đến việc thanh lý vị thế mua ngày cuối tuần của những nguồn quỹ, thông tin cho hay các quỹ đã cắt giảm 2.728 lot khỏi vị thế mua cà phê của mình.
Theo Bloomberg, giá nội địa tại Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2024 khiến các nhà xuất khẩu gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nguồn cung và gây ra làn sóng vỡ nợ kỷ lục đối với các hợp đồng hiện có. Biến đổi khí hậu đang khiến thời tiết ngày càng thất thường và điều kiện khô hạn hơn sẽ tăng thêm sức ép, với mức thâm hụt toàn cầu dự kiến sẽ kéo dài sang năm thứ tư. Việt Nam chiếm khoảng 1/3 nguồn cung cà phê Robusta của thế giới.
Theo ước tính từ 7 nhà kinh doanh do Bloomberg tổng hợp, nông dân và các đại lý có thể đã không giao được từ 150.000 đến 200.000 tấn cà phê theo hợp đồng kể từ khi Việt Nam bắt đầu vụ thu hoạch niên vụ 2023-2024 vào tháng 10. Con số này tương đương với khoảng 10% đến 13% sản lượng thu hoạch.
Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, nguyên nhân chính đà tăng của cà phê là do sản lượng cà phê tồn kho từ niên vụ cũ của Việt Nam thấp nhất trong lịch sử. Những năm trước, năm nào Việt Nam cũng tồn kho khoảng 120.000 – 150.000 tấn. Tuy nhiên, niên vụ 2023, sản lượng tồn kho rất thấp, chỉ bằng 50% so với những năm trước đó. Trong khi đó, sản lượng của niên vụ 2023 – 2024 cũng ước tính giảm 10% so với niên vụ trước.
Giá cà phê trong nước tăng cao thời gian qua bởi vì trên thế giới giai đoạn này chỉ có Việt Nam thu hoạch. Indonesia thì thu hoạch khoảng tháng 4 – 5, còn Brazil thu hoạch vào tầm tháng 7.
Hiện các nhà rang xay lớn trên thế giới đều có mặt tại Việt Nam. Do nguồn cung khan hiếm nên mỗi diễn biến nhỏ của thời tiết ở vùng nguyên liệu cũng được
Các doanh nghiệp Âu – Mỹ chú ý và nó ảnh hưởng gần như ngay lập tức tới diễn biến các phiên giao dịch ở London. Hiện, giá cà phê robusta có lẽ phải chờ phản ứng quyết định của vụ thu mới của Indonesia và Brazil để xem sẽ tác động tới thị trường như thế nào.
Hiệp hội Cà phê hòa tan Brazil gọi tắt là ABICS đã báo cáo rằng mức tiêu thụ cà phê hòa tan từ nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới đã tăng 5,30% trong quý đầu tiên của năm 2024.
ABIC, đánh giá thị trường cà phê nội địa ở Brazil đã tăng 1,64% về lượng trong khoảng thời gian từ tháng 11/2022 đến tháng 10/2023, mức tiêu thụ nội địa là khoảng 21,70 triệu bao, theo giacaphe.com.
Con số này thấp hơn một chút so với dự kiến của nhiều người, tuy nhiên xét về mặt khối lượng sẽ chỉ ra rằng với nhu cầu thị trường tiêu dùng xuất khẩu cần dành riêng là 40 triệu bao cà phê thì Brazil cần phải sản xuất ít nhất là 61,50 triệu bao cà phê đều đặn mỗi năm, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.