Trang chủNewsThời sựThái Bình hỗ trợ chữa trị cho thanh niên bị cận trước khi...

Thái Bình hỗ trợ chữa trị cho thanh niên bị cận trước khi tòng quân


Ngày 25/2, cùng với cả nước, tỉnh Thái Bình tổ chức lễ giao nhận quân, tiễn thanh niên lên đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Năm 2024, Thái Bình được giao tuyển chọn cho các đơn vị của Bộ Quốc phòng và các quân khu là 2752 tân binh; thực hiện nghĩa vụ công an nhân dân là 305 tân binh. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình đã phối hợp chăt chẽ với các đơn vị nhận quân, tổ chức thâm nhập, phân loại hồ sơ và xét duyệt tiêu chuẩn chính trị và chốt quân số chặt chẽ.

Trả lời phóng viên VOV, Đại tá Nguyễn Ngọc Tuệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh Thái Bình cho biết: Năm nay, chất lượng tân binh cao hơn các năm khác cả về chất lượng và số lượng. 

PV: Thưa Đại tá Nguyễn Ngọc Tuệ, công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2024 được Hội đồng nghĩa vụ Quân sự tỉnh và các huyện, thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thế nào?

Đại tá Nguyễn Ngọc Tuệ: Với truyền thống của tỉnh Thái Bình “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, hằng năm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Quốc phòng và của quân khu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai toàn diện công tác tuyển gọi công dân nhập ngũ, nắm chắc số nguồn thanh niên, thực hiện các bước sơ khám, khám tuyển ở huyện theo các thông tư, và các quy định của Bộ Quốc phòng. Đến thời điểm này, thanh niên sẵn sàng nhập ngũ đã đảm bảo được số lượng và chất lượng.

Năm 2024, Thái Bình được giao tuyển chọn cho các đơn vị của Bộ Quốc phòng và các quân khu là 2752 đồng chí, thực hiện nghĩa vụ công an nhân dân là 305 đồng chí. Về các bước, các khâu, quy trình, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình đã phối hợp chăt chẽ với các đơn vị nhận quân, tổ chức thâm nhập, phân loại hồ sơ và xét duyệt tiêu chuẩn chính trị và chốt quân số.

Trong năm nay, chất lượng công tác tuyển quân đối với các huyện thành phố cao hơn 2023.

Về chất lượng tuyển chọn năm nay: Tổng số công dân đã nhận lệnh gọi nhập ngũ có tư tưởng tốt 2950, đạt 107% so với chỉ tiêu giao quân. Trong đó, sức khoẻ loại 1 là 633 đồng chí, bằng 23% chỉ tiêu giao quân (so với năm 2023 tăng 41 trường hợp). Sức khoẻ loại 2 là 1142 đồng chí,  bằng 52% chỉ tiêu giao quân (tăng 201 trường hợp so với năm 2023).

Trình độ cao đẳng, đại học là 430 đồng chí, bằng 15,63% (tăng 4,68% so với năm 2023)

Cùng với đó, thanh niên năm nay có nhiều sự chuyển biến trong quá trình nhận thức. Có những gia đình, có hai anh em ruột sinh đôi viết đơn tham gia nghĩa vụ quân sự. Ngoài ra, Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, Hội đồng nghĩa vụ Quân sự tỉnh chỉ đạo các đồng chí thường vụ phụ trách các huyện, thành phố thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các huyện, thành phố thực hiện các bước trong quy trình tuyển gọi công dân nhập ngũ.

Đối với Thái Bình, hằng năm có sự hỗ trợ cho các thanh niên, gia đình một khoản tiền. Số tiền này tăng lên từ năm 2024 gấp 2,3 lần so với các năm trước. 10 năm trước là 2 triệu đồng, năm 2024 tăng lên 5 triệu đồng/tân binh. Nhìn chung, công tác tuyển dụng công dân nhập ngũ của tỉnh Thái Bình đến thời điểm này đảm bảo chất lượng, cũng như số lượng, và mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng.

PV: Số tiền hỗ trợ như Đại tá nói ở trên thì nguồn đó từ đâu và số tiền này giúp ích gì cho tân binh?

Đại tá Nguyễn Ngọc Tuệ: Về các hỗ trợ của các địa phương cho các tân binh lên đường nhập ngũ phụ thuộc nguồn ngân sách các địa phương.

Đối với Thái Bình, nguồn ngân sách còn hạn hẹp, tuy nhiên, Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh vẫn quan tâm cho các tân binh và hộ gia đình của các tân binh từ cách đây 10 năm, mỗi cháu 2 triệu đồng/người. Riêng năm 2024 tăng lên 5 triệu đồng/người. Ngoài ra, đối với cấp xã, huyện, các doanh nghiệp cũng như tổ chức chính trị xã hội khác đều có quà bằng tiền mặt hỗ trợ các tân binh, bình quân 7-8 triệu đồng/người, làm sổ tiết kiệm cho các cháu trong khi tham gia nghĩa vụ quân sự. Sau này hoàn thành nghĩa vụ, các cháu có vốn học nghề, hoặc đi thực hiện công việc khác.

Công tác chuẩn bị đã sẵn sàng

PV: Ông có thể thông tin chi tiết hơn về công tác chuẩn bị cho công dân nhập ngũ tại địa phương đến nay được chuẩn bị như thế nào?

Đại tá Nguyễn Ngọc Tuệ: Hiện nay, UBND tỉnh đã có kế hoạch tổ chức giao nhận quân. Trên cơ sở kế hoạch đó, đã được triển khai cụ thể cho các huyện, thành phố.

Các huyện, thành phố hiện nay đang làm các bước như: tổ chức giao lưu, tặng quà, cấp phát quân trang; các đơn vị nhận quân đã kiểm tra tất cả các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến thanh niên nhập ngũ.

Cùng với đó, chuẩn bị địa điểm, các điều kiện, phương tiện, vật tư, vật chất, cũng như ký kết các hợp đồng xe đưa đón thanh niên. Bên cạnh đó, thực hiện tốt các nghi thức trong QĐND Việt Nam trong lễ giao nhận quân vào 8h ngày 25/2, tức ngày 16 tháng Giêng năm 2024.

PV: Theo phản ánh, hiện nay việc tuyển chọn quân có nhiều khó khăn do lượng học sinh, sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng tương đối lớn. Ở tỉnh Thái Bình có gặp khó khăn đó không, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã khắc phục khó khăn đó thế nào? 

Đại tá Nguyễn Ngọc Tuệ: Về khó khăn chung trong công tác tuyển quân hằng năm, cũng như năm 2024 là việc thanh niên đi làm ăn xa mang tính chất phổ biến. Trong đó, Thái Bình không tránh khỏi nội dung đó.

Để thực hiện nội dung này, trong quy trình tuyển chọn, chúng tôi đã hiệp đồng chặt chẽ với cơ sở, ban quân sự cấp xã, uỷ ban, cấp uỷ chính quyền, địa phương cấp xã quản lý chặt chẽ số thanh niên này và đã được dự báo sớm.

Đặc biệt, đối với Thái Bình thanh niên đi làm ăn xa, cũng như đi làm ở các xí nghiệp, các nhà máy, khu công nghiệp, và một số khu công nghiệp liên quan đến các tỉnh liền kề tương đối lớn,…Để chuẩn bị công tác này, chúng tôi đã thông báo cho tất cả các đơn vị biết. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp tạo điều kiện về mặt thời gian cho thanh niên về khám sức khoẻ, cũng như có thời gian chuẩn bị cho các tác tuyển quân.

Không dễ dãi trong công tác tuyển gọi công dân nhập ngũ

PV: Các thanh niên được lựa chọn để tham gia tuyển nghĩa vụ quân sự phải đạt các tiêu chí về sức khoẻ, trình độ,…Việc thiếu người có khiến các đơn vị dễ dãi trong tuyển dụng không, thưa ông?

Đại tá Nguyễn Ngọc Tuệ: Năm 2024, từ làm tốt quy trình công tác tuyển chọn, ngay từ bước sơ khám, hay khám tuyển ở cấp huyện chúng tôi đã có bước sàng lọc. Như vậy, chúng tôi đã có kiểm soát được ngay từ đầu, trừ trường hợp bất khả kháng. Ví dụ, thanh niên có vấn đề về đi lại mất an toàn giao thông, hoặc phải do một sự cố phải có để tạm hoãn. Liên quan đến việc này, chúng tôi đã có con số và giải pháp dự phòng thay thế kịp thời.

PV: Vậy năm 2024, công tác tuyển chọn công dân nhập ngũ có điểm gì mới so với mọi năm, thưa Đại tá?

Đại tá Nguyễn Ngọc Tuệ: So với các năm khác, năm 2024 công tác tuyên truyền được phổ biến rộng rãi hơn. Đồng thời, nhận thức của thanh niên cũng như các hộ gia đình có thanh niên sẵn sàng nhập ngũ cao hơn. Từ những vấn đề đó, có những gia đình có cả hai anh em đều tham gia.

Cùng với đó, phát huy sức mạnh tổng hợp của các doanh nghiệp, cũng như các nguồn tài trợ khác bảo đảm việc hỗ trợ cho thanh niên, cũng như gia đình thân nhân. 

Và một trong các nét mới nữa, đó là thanh niên có độ cận từ 1,5 diop trở lên, không có điều kiện để phẫu thuật. Hiểu được khó khăn này, các cấp uỷ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp chung tay, góp sức tạo nguồn kinh phí giúp mổ cận cho thanh niên. Qua đó, đảm bảo tốt sức khoẻ cho thanh niên nhập ngũ. 

PV: Theo ý kiến đánh giá của ông, tinh thần nhập ngũ của thanh niên hiện này có khác với các năm trước không? Các bạn trẻ có ngại, có sợ nhập ngũ không? 

Đại tá Nguyễn Ngọc Tuệ: Về tinh thần chung của thanh niên đến thời điểm này cũng có dao động so với năm trước. Những năm trước, thanh niên khi rời khỏi ghế nhà trường, công ăn việc làm còn khó khăn. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều kiện kinh tế phát triển, công ăn việc làm phát triển lên. Chính vì thế, thanh niên khi học xong có nhiều điều kiện để có việc làm. Như vậy, có sự so sánh việc tham gia cơ chế thị trường và tham gia nghĩa vụ quân sự, từ đó ảnh hưởng đến công tác tư tưởng.

Về vấn đề này, chúng tôi phải xác định cho cấp uỷ, chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị vào cuộc để làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền cho các cháu. Đây là nghĩa vụ, quyền lợi thiêng liêng của thanh niên. Như vậy, thanh niên phải xác định được nghĩa vụ, quyền lợi của mình. Trên cơ sở đó, có sự chuyển biến tích cực, từ chuyển biến tích cực đó, thanh niên cũng xác định được tư tưởng “mình phải hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thì mới tham gia được các công việc khác”.

Và theo như Quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự cũng như các Thông tư của Bộ Quốc phòng, cũng có các điều kiện về miễn hoãn, tạm hoãn phù hợp với điều kiện gia đình trong diện miễn hoãn, tạm hoãn. Còn lại chúng tôi vẫn kiểm soát, tuyên tuyền vận động thanh niên. Đến thời điểm hiện nay, tư tưởng các thanh niên nhập ngũ cơ bản tốt, không có dao động lớn. 

PV: Nhân dịp này, đại tá có lời nhắn nhủ gì đến tân binh của tỉnh Thái Bình không?

Đại tá Nguyễn Ngọc Tuệ: Hiện nay, ngoài Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là lực lượng chủ công, ban chỉ huy Quân sự thành phố và các huyện, xã đã tham mưu tích cực cho cấp uỷ chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện việc thăm hỏi, động viên, nhắn nhủ các thanh niên, và hướng dẫn rất cụ thể. Trong đó, có hướng dẫn về chuẩn bị hồ sơ, sức khoẻ an tâm công tác. Cùng với đó, chuẩn bị các vấn đề về mối quan hệ gia đình, làm sao trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình yên tâm công tác, không dao động.

Cùng với đó, các tân binh nên tiến hành bàn giao các công việc ở các doanh nghiệp, công sở, chuẩn bị tốt về quân tư trang, các điều kiện khác,….đảm bảo an toàn cho bản thân, tránh trường hợp rủi ro xảy ra.

PV: Xin cảm ơn ông!

VOV.VN – Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ cho rằng, 2 năm tham gia nghĩa vụ quân sự tạo cho con người nền tảng đạo đức xã hội, nền tảng về kỹ năng, về tính kỷ luật.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nam Định, Thái Bình góp 3.137 tỷ đồng làm cao tốc Ninh Bình

Ngoài vốn của nhà đầu tư, vốn Trung ương, tỉnh Thái Bình sẽ góp 1.462 tỷ đồng, tỉnh Nam Định góp 1.675 tỷ đồng ngân sách để đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua địa bàn 2 tỉnh, có tổng vốn hơn 19.784 tỷ đồng. ...

Điểm đến đẹp lạ ở Thái Bình, khung cảnh tựa như trời Âu, hút khách check-in

Gây ấn tượng với phong cách Gothic kết hợp lối kiến trúc Hy Lạp, nhà thờ Bác Trạch ở Thái Bình được đánh giá là một trong những nhà thờ lớn và đẹp nhất miền Bắc, hút khách ghé thăm. Nằm cách trung tâm TP Thái Bình khoảng 25km, nhà thờ Bác Trạch (thuộc địa phận xã Vân Trường, huyện Tiền Hải) là điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài địa phương tới tham...

Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV: Tự tin lãnh đạo

Ngày 6/11/2024, Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029 đã bầu ra 33 doanh nhân nữ tham gia Ban Chấp hành. Bà Hoàng Thị Hồng tiếp tục được tín nhiệm làm Chủ tịch Hội khóa mới. Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV: Tự tin lãnh đạo - Kiến tạo tương laiNgày 6/11/2024, Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV, nhiệm kỳ...

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước. Ngành y năm nay có 3 tân giáo sư, 68 tân phó giáo sư. Trong đó, chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y. Chị Thường sinh năm 1980, quê huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Chị hiện là Phó cục trưởng...

Thái Bình tháo dỡ 2 trạm trộn bê tông xây dựng trái phép ngoài bãi sông Hồng

UBND huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) vừa tiến hành vận động 2 hộ kinh doanh trên địa bàn xã Vũ Vân và Việt Thuận tháo dỡ 2 trạm trộn bê tông xây dựng trái phép ngoài bãi sông Hồng. Đây là vi phạm từng được Báo Giao thông phản ánh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Từ Nghị quyết của Đảng, đột phá chiến lược về hạ tầng đạt kết quả ấn tượng

VOV.VN - TS Trần Du Lịch cho rằng, từ khi có Nghị quyết Đại hội Đảng thì việc giải quyết đột phá chiến lược về hạ tầng và đạt những kết quả rất ấn tượng. Đó là cơ sở để chúng ta phát triển đất nước theo mục tiêu đề ra.   Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là một trong ba đột...

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

Nhiều khó khăn vướng mắc Sau hơn 2 năm khởi công, KCN Sơn Mỹ 1, thuộc địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Sơn Mỹ (Công ty IPICO) làm chủ đầu tư vẫn là bãi đất trống, chung quanh được rào chắn bởi tường thép. KCN Sơn Mỹ 1 có tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng, với diện tích 1.070 ha,...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Đầu vụ trái sầu riêng giá rất cao nhưng khan hàng

Ở thời điểm này, tại các nhà kho ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang thu mua trái sầu riêng giống Monthong loại A với giá dao động từ 180-190.000 - đồng/kg, loại B có giá 160.000 - 170.000 đồng/kg. Sầu riêng Ri 6 loại A có giá 130.000 - 140.000 đồng/kg, loại B có giá trên dưới 100.000 đồng/kg. Điều đáng nói là năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết nhất là mưa nhiều, gió mạnh đã làm...

Nông dân Sơn La thu nhập ổn định từ trồng rau an toàn theo nhu cầu thị trường

Trước đây gia đình chị Vì Thị Ngân, ở xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trồng ngô, trồng mía song hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2020, tham gia hợp tác xã sản xuất rau an toàn Vạn Phúc, chị Ngân đã được truyền đạt kỹ thuật trồng rau an toàn. Khi nắm được kiến thức, gia đình chị Ngân đã chuyển 5.000 m2 đất vườn sang trồng các loại rau trái vụ như bắp cải, dưa chuột,...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ Việt Nam

(ĐCSVN) - Vào lúc 15h45 chiều 9/11 theo giờ địa phương (rạng sáng 10/11 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Arturo M. Benitez ở thủ đô Santiago de Chile, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức tới Cộng hoà Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font. ...

Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có ý nghĩa gì với Trung Quốc?

Sự trở lại của ông Trump có thể đưa mức thuế quan lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và điều này có thể ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng như đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu với nhiều biện pháp kiểm soát công nghệ, làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ vốn đã bất ổn giữa các siêu cường.Tuy nhiên, lập trường bảo...

Cháy nhà ở trung tâm TPHCM, nhiều người mắc kẹt được giải cứu

Căn nhà ở trung tâm TPHCM xảy ra hỏa hoạn, lửa kèm khói bao trùm khiến một số người mắc kẹt bên trong. Ngày 10/11, Công an quận 10 (TPHCM) đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà ở đường Bà Hạt, phường 9. Hơn 7h30, lửa kèm khói đen bao trùm căn nhà nằm trên đường Bà Hạt, đoạn đối diện chung cư Ấn Quang. Phát hiện cháy, người dân xung quanh...

Tuyên Quang: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề và giải quyết việt làm cho lao động nông thôn được xem như là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng về công tác đào tạo nghề theo các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), góp phần nâng cao đời sống, tỷ lệ hộ...

Chủ tịch Quốc hội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Hà Nam

Sáng 10/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-quoc-hoi-du-ngay-hoi-dai-doan-ket-toan-dan-toc-tai-ha-nam-post992332.vnp

Mới nhất

Tăng mạnh đến 2.200 đồng/kg, mốc 140.000 đồng được thiết lập

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 10/11/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 10/11 thế nào? Giá tiêu hôm nay ngày 10/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ tăng từ 1.000 - 2.200 đồng/kg ở phần lớn các...

Omega-3 có những tác dụng gì?

Omega-3 là loại axit béo không no, rất cần thiết cho cơ thể và gồm 3 loại chủ yếu là EPA, DHA và DPA. Loại axit béo không no này không quá xa lạ với nhiều người nhưng không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi Omega-3 có tác dụng gì và uống Omega-3 thế...

Kinh tế tuần hoàn – con đường phát triển bền vững

Dân số ngày càng tăng, sự giàu có gia tăng và quá trình đô thị hóa nhanh chóng, nhưng không được hỗ trợ bởi các hệ thống quản lý rác thải phù hợp đã và đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu.

Tuyên Quang: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề và giải quyết việt làm cho lao động nông thôn được xem như là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng về công tác đào...

Mới nhất