Nhiều số liệu quan trọng đã được chỉ ra về sự phát triển của thị trường tài sản số Việt Nam. Theo Chainalysis, Việt Nam hiện đứng top 3 toàn cầu về chỉ số chấp nhận tiền mã hóa. Đáng chú ý khi dòng tiền mã hóa, tài sản ảo chảy vào Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 7/2022 đến tháng tháng 7/2023 là 120 tỷ USD, tăng 20% so với con số 100 tỷ USD ở giai đoạn 2021-2022.

Chainalysis cũng ước tính tổng lợi nhuận của các nhà đầu tư tài sản mã hóa toàn cầu là 37,6 tỷ USD năm 2023, trong đó, Việt Nam hiện đứng thứ 3 với khoảng 1,2 tỷ USD lợi nhuận. 

Phần lớn (khoảng 60%) lượng tiền mã hóa ở Việt Nam hiện được giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung (CEX). Theo số liệu của Triple A, có tới 20% dân số Việt Nam sở hữu tài sản ảo. Lượng người sở hữu tài sản ảo ở Việt Nam thậm chí đứng thứ 3 toàn cầu nếu tính theo số lượng tuyệt đối.

W-metaverse-tai-san-ao-1-1.jpg
Trải nghiệm vũ trụ ảo metaverse được xây dựng bởi một dự án Blockchain. Ảnh: Trọng Đạt

Việt Nam có nên thu thuế tài sản ảo?

Tại diễn đàn Blockchain & AI vừa được tổ chức, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho hay, số liệu của Triple A chỉ ra rằng, có tới 85% người người làm nghề tự do (freelancer) ở Việt Nam sở hữu tài sản ảo do đặc thù của các công việc mang tính toàn cầu. Thậm chí, 35% trong số họ chấp nhận thanh toán bằng tài sản ảo dù điều này vi phạm các quy định.

Với thực tế này, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng, Blockchain đang như một nền kinh tế ngầm của thế hệ GenZ (những người sinh sau năm 1997) và những người làm “freelance”.

W-metaverse-tai-san-ao-phan-duc-trung-1.jpg
Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam Phan Đức Trung. Ảnh: Trọng Đạt

Dòng tiền luân chuyển trong nền kinh tế ảo rất lớn. Nếu cấm hoặc né tránh đưa ra các quy định quản lý đối với Blockchain và tài sản ảo, chúng ta sẽ lãng phí cơ hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần sớm xây dựng chính sách quản lý tài sản ảo, để chuyển đổi dần nền kinh tế ngầm từ tài sản ảo sang công khai, qua đó đóng góp vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Biết đâu trong tương lai chúng ta sẽ thu được dòng thuế từ tài sản ảo, giống như dòng thuế từ các giao dịch chứng khoán”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam đặt vấn đề.

Quản lý tài sản ảo sẽ giúp startup Việt không phải ra nước ngoài

Theo khảo sát tháng 12/2023 của Atlantic Council với 60 quốc gia trên thế giới, hiện có 32 nước công nhận tài sản ảo là hợp pháp, 19 quốc gia cấm một phần và 8 quốc gia cấm toàn bộ đối với tài sản ảo. Đáng chú ý khi 10 quốc gia trong nhóm G20 hiện đã hợp pháp hóa loại tài sản này.

Theo Luật sư Trần Quốc Bảo, hãng luật Pantheon, do là vấn đề mới, 70% các quốc gia trên thế giới chưa có khung pháp lý để quản lý tài sản ảo, sàn giao dịch tài sản ảo. Trong khu vực, Thái Lan và Singapore rất mở cửa đối với lĩnh vực này, trong khi Việt Nam hiện chưa có khung pháp lý về tài sản ảo.

Nhiều startup trong lĩnh vực tài sản ảo và sàn giao dịch tài sản ảo đang băn khoăn xem liệu họ có phát triển được doanh nghiệp trong nước không, hay phải ra nước ngoài làm? Việt Nam nên xem xét việc vận dụng các chính sách pháp lý để giúp các doanh nghiệp Blockchain của người Việt có thể vận hành, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, qua đó đóng góp, thúc đẩy xã hội phát triển”, Luật sư Trần Quốc Bảo nêu góc nhìn.

Nên cấm hay quản lý tài sản ảo, Bitcoin, sàn giao dịch tiền mã hóa?Việc thừa nhận, cấm hay điều chỉnh tài sản ảo đều sẽ gây ra xung đột lợi ích giữa các nhà đầu tư truyền thống và những người theo đuổi các mô hình kinh doanh số.