Trang chủDestinationsThanh HóaLê Đại Hành hoàng đế

Lê Đại Hành hoàng đế


“Thường nghe các bậc đế vương thánh hiền nổi lên, ắt là do trời đất chung đúc phần ưu tú, núi sông tỏ rõ sự thiêng liêng, hòa khí tụ hội ứng kỳ mà sinh ra vậy”. Lời khắc trên văn bia tại đền thờ vua Lê Đại Hành cũng chính là sự đúc kết về nhân vật lịch sử lẫy lừng, mà những “di sản” ông để lại đã góp phần mở ra kỷ nguyên mới trên hành trình xây dựng quốc gia Đại Việt huy hoàng.

Lê Đại Hành hoàng đế - chiến công ghi mãi ngàn nămLễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2022. Ảnh: Mạnh Cường

Nhà quân sự thiên tài

Lịch sử dựng nước và giữ nước nghìn năm của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý, mỗi khi Tổ quốc lâm nguy thì ắt sẽ xuất hiện nhân vật lịch sử đủ sức gánh vác sứ mệnh trọng đại: Giành nền độc lập, dựng xây cơ đồ quốc gia dân tộc. Lê Đại Hành hoàng đế là nhân vật lịch sử như thế. Lê Hoàn (941-1005) quê ở Xuân Lập, châu Ái (nay là xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân). Thuở nhỏ nhà nghèo, bố mẹ mất sớm. Có viên quan họ Lê thương tình đem về nuôi. Lê Hoàn làm lụng chăm chỉ, chịu khó, nên được ông quan họ Lê hết lòng chăm sóc, dạy dỗ. Lê Hoàn tư chất thông minh, học đâu hiểu đó, lại là người có chí lớn, có sức khỏe, giỏi võ nghệ. Năm 15 tuổi (năm 956), ông theo con trai trưởng của Đinh Bộ Lĩnh là Đinh Liễn tham gia công cuộc dẹp loạn 12 sứ quân. Nhờ lập nhiều công trạng, ông được Đinh Bộ Lĩnh tin dùng và giao cai quản 2.000 quân sĩ. Với tài năng, lại túc trí đa mưu, được lòng quân sĩ, đến năm 971 khi tròn 30 tuổi, ông đã được phong chức Thập đạo tướng quân điện tiền đô chỉ huy sứ dưới triều nhà Đinh, tổng chỉ huy 10 đạo quân trong nước.

Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, sự nghiệp xây dựng đất nước của nhà Đinh vừa tạo dựng được nền móng căn cơ thì tai họa lớn bỗng chốc ập xuống. Cuối năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng và con trưởng Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại. Triều đình buộc phải lập Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi kế thừa đại nghiệp nhà Đinh. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn giữ quyền nhiếp chính. Thấy vậy, các tướng của Đinh Tiên Hoàng là Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp có ý nghi ngờ Lê Hoàn nắm quyền hành trong tay sẽ làm điều bất lợi cho vua, nên đã cùng dấy binh, chia hai đường thủy bộ tiến quân về kinh đô Hoa Lư nhằm lật đổ Lê Hoàn, song đã bị Lê Hoàn quét sạch.

Lúc bấy giờ ở phương Bắc, nhà Tống đang trong giai đoạn cường thịnh. Hay tin Đinh Tiên Hoàng mất, Đinh Toàn kế nghiệp còn nhỏ tuổi, triều thần lại bất hòa đánh giết lẫn nhau, nhà Tống thừa cơ đưa quân sang xâm chiếm nước ta. Nhân nhận được lời tâu của Tri châu Ung Châu (vùng Nam Ninh, Quảng Tây ngày nay), Hầu Nhân Bảo xin sang đánh Đại Cồ Việt, vua Tống liền phong cho Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu thủy lục Chuyển vận sứ, cùng với Tôn Toàn Hưng, Vương Soạn, Trần Khâm Tộ, Thôi Lượng, Lưu Trừng, Giả Thực dẫn 3 vạn quân Kinh Hồ (Hồ Nam, Hồ Bặc ngày nay) theo hai đường thủy bộ sang đánh chiếm nước ta.

Trước tình thế cấp bách, Thái hậu Dương Vân Nga và các tướng lĩnh đã thống nhất suy tôn Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế. Năm 980, Lê Đại Hành hoàng đế lên ngôi, mở đầu cho triều đại Tiền Lê. Ngay sau khi lên ngôi, nhà vua đã nhanh chóng ổn định tình hình triều chính và chuẩn bị lực lượng cho công cuộc kháng chiến chống Tống. Một mặt, vua cử tướng đưa quân đi các ngả để đề phòng quân Tống; mặt khác cử người đưa thư sang nhà Tống nói thác là thư của Đinh Toàn cầu phong, có ý để nhà Tống hoãn binh. Đến tháng 3 năm Tân Tỵ 981, quân Tống ồ ạt tiến công xâm lược nước ta. Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng dẫn quân bộ tiến đánh Lạng Sơn; Trần Khâm Tộ tiến đánh Tây Kết; Lưu Trừng dẫn quân thủy tiến vào sông Bạch Đằng. Phía đường thủy, vua sai đóng cọc trên sông Bạch Đằng theo kế sách của Ngô Vương thuở trước. Phía đường bộ sai người trá hàng dụ Hầu Nhân Bảo đến Chi Lăng, đặt phục binh chém chết. Nhà vua chỉ huy quân sĩ chặn đánh Trần Khâm Tộ, khiến đội quân này thua to, chết quá nửa, thây phơi đầy đồng, hai tướng giặc là Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân bị bắt sống. Như vậy, chỉ trong vòng vài tháng, ba đạo quân lớn của nhà Tống đã bị vua tôi nhà Tiền Lê đánh tan, những tên may mắn sống sót phải liều mạng trốn chạy mới thoát được về bên kia biên giới.

Công cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi, bờ cõi phía Bắc tạm yên, nhưng ở phía Nam vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn. Trước đó, năm 979, Ngô Nhật Khánh (người đã đầu hàng Đinh Bộ Lĩnh, nhưng sau lại trốn sang Chiêm Thành và âm mưu phục thù), cùng vua Chiêm Thành dẫn hơn 1.000 chiến thuyền đi đường biển vào cửa Đại An, hòng đánh chiếm Hoa Lư. Do gặp bão lớn khiến nhiều thuyền bị đắm, Ngô Nhật Khánh chết đuối. Vua Chiêm mặc dù thoát chết nhưng vẫn ôm hận nên đã bắt giam hai sứ thần nhà Lê là Từ Mục và Ngô Tử Canh. Sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi, vua Lê Đại Hành đã ngự giá thân chinh đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm tử trận, nhiều thành trì bị phá hủy, nhờ đó biên giới phía Nam mới được yên ổn.

Có thể khẳng định, khi họa trong giặc ngoài uy hiếp đến sự tồn vong của dân tộc, đã buộc nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ là Lê Hoàn không thể không đứng ra gánh vác sứ mệnh bảo vệ đất nước trước họa xâm lăng. Đánh giá về công cuộc chống Tống, bình Chiêm của nhà vua, sử gia Ngô Sĩ Liên bàn: “Vua đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành rửa cái sỉ nhục phiên di bắt giữ sử thần, phá tan quân Triệu Tống để bẻ cái mưu vua tôi ăn chắc, có thể gọi là bực anh hùng nhất đời vậy”. Còn sử gia Lê Văn Hưu thì bàn: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, bắt Quân Biện, Phụng Huân, dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà cõi bờ yên tĩnh, cái công đánh lấy tuy nhà Hán nhà Đường cũng không hơn được”!

Người đặt nền móng cho công cuộc xây dựng quốc gia hưng thịnh

Không chỉ có tài năng quân sự, lịch sử còn ghi chép lại nhiều thông tin quý, giúp hậu thế biết thêm tài năng của vua Lê Đại Hành trên các phương diện phát triển kinh tế, văn hóa, ngoại giao

Lê Đại Hành hoàng đế - chiến công ghi mãi ngàn nămĐền thờ Lê Hoàn tại làng Trung lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân. Ảnh: Thùy Linh

Ngay sau công cuộc chống Tống, bình Chiêm, vua Lê Đại Hành đã bắt tay vào công cuộc chấn hưng đất nước, tạo dựng nền móng để xây dựng quốc gia Đại Cồ Việt vững mạnh. Theo đó, nhà vua đã cho sắp xếp lại bộ máy hành chính từ địa phương đến Trung ương; đổi các đạo thành phủ, lộ, châu, đặt các giáp trưởng, lệnh trưởng ở những đơn vị cơ sở (ngày nay là thôn, xóm)… Có nhận định cho rằng, cho đến lúc đó, vua Lê Đại Hành là người đầu tiên trong lịch sử tỏ ra có ý thức tập trung quyền lực vào bộ máy Nhà nước từ trên xuống dưới, cả miền ngược lẫn miền xuôi. Việc giao thông, kinh tế dưới triều Tiền Lê cũng được chú trọng. Đặc biệt, vua Lê Đại Hành hết sức chú trọng đến phát triển nông nghiệp. Sử cũ chép, Định Hợi năm thứ 8 (987), mùa xuân, “vua bắt đầu cày ruộng tịch điền ở núi Đọi, được một chĩnh nhỏ vàng, lại cày ở núi Bàn Hải, được một chĩnh nhỏ bạc, vì thế đặt tên là ruộng Kim Ngân”. Với việc làm ấy, Lê Đại Hành là vị vua mở đầu cho lễ tịch điền, nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

Ông cũng là vị vua đầu tiên cho đào sông, nối liền các sông lớn, tạo ra hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho việc canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề thủ công cũng được khuyến khích phát triển; các xưởng đóng thuyền, xưởng đúc đồng được tổ chức sản xuất; việc buôn bán thông thương với các nước lân cận cũng được triều đình cho phép thực hiện… Ngoài ra, nhà vua cũng cho đúc tiền Thiên Phúc, đồng tiền đầu tiên trong lịch sử của nước ta. Vấn đề thuế khóa cũng được quan tâm… Đó được xem là những “chứng tích” cho thấy ý thức xây dựng thiết chế chính quyền Nhà nước một cách có tổ chức, quy mô bền vững dưới triều đại Tiền Lê. Đặc biệt, việc kinh thành Hoa Lư được xây dựng lại một cách tráng lệ, vua Lê Đại Hành đã thực sự đặt nền móng cho đất nước ta bước sang thời kỳ mới: Thời kỳ văn hóa Thăng Long rực rỡ.

Chưa dừng lại ở đó, lĩnh vực ngoại giao dưới triều đại Lê Đại Hành cũng ghi nhiều dấu ấn đáng tự hào. Đó là nền ngoại giao độc lập, tự chủ và với các chính sách vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn. Nhà Tống sau lần thất bại năm 961, đã phải công nhận Lê Hoàn đứng đầu nước ta và về thực chất là công nhận quyền tự chủ của nước Đại Cồ Việt. Liên tiếp những đoàn sứ giả của Nhà Tống sang biểu lộ mối bang giao hòa hiếu, khi gặp nhà vua đều phải tỏ ra kính nể. Mặc dù tiếp sứ giả một cách cởi mở, song nhà vua luôn giữ thái độ cứng rắn. Chẳng hạn, vua tự nhận nước ta là nước nhỏ, cõi xa, nhưng luôn phô bày trước các đoàn sứ giả sức mạnh quân sự và ý chí kiên cường của Nhân dân ta. Hoặc có lần sứ giả nhà Tống sang đòi vua quỳ nhận sắc phong, nhà vua lấy cớ bị đau chân không quỳ. Rồi để tránh việc đón tiếp sứ giả phiền hà, tốn kém, nhà vua còn đề nghị nước Tống cử sứ giả đưa thư đến biên giới và báo tin để triều đình Hoa Lư sai người lên nhận chiếu thư của vua Tống. Đặc biệt, dù đề cao chính sách bang giao hòa bình, song ở khu vực biên giới, nhà vua luôn đề cao cảnh giác, nếu cần thiết sẽ cho lũ giặc nếm bài học thích đáng, khiến chúng không dám gây hấn, xâm phạm.

Có thể khẳng định, sự nghiệp lẫy lừng gắn với công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước của hoàng đế Lê Đại Hành đã ghi một dấu son rực rỡ vào lịch sử dân tộc. Để rồi, dẫu đã cách hậu thế hơn một nghìn năm, song nhiều bài học quý giá cả về nghệ thuật quân sự đến củng cố chính quyền và phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội… mà ông để lại, đã trở thành hành trang để dân tộc ta vững bước trên hành trình hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng.

Khôi Nguyên

Bài viết có sử dụng một số tư liệu trong các cuốn “Giản yếu sử Việt Nam” (NXB Hà Nội 2015); “Các vị vua chúa và danh nhân, công thần tiêu biểu là người Thanh Hóa trong lịch sử dân tộc” (NXB Thanh Hóa 2019); “Vua Lê Đại Hành và quê hương làng Trung Lập” (NXB Thanh Hóa 2005).



Nguồn

Cùng chủ đề

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Đại diện ngân hàng duy nhất được vinh danh “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh

Hôm 10/11/2024, tại Nhà hát Lớn Hà Nội diễn ra Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với Doanh nghiệp" lần thứ tư năm 2024 và Chương trình xét, công nhận "Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa...

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ mang lại cả cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt. Mỹ - thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới cuối tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ...

Giá lúa gạo hôm nay 11/11/2024: Giá gạo tăng 50 – 100 đồng/kg; giá cám khô giảm 300

Giá lúa gạo hôm nay 11/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng gạo. Giá gạo tăng 50 - 100 đồng/kg; giá cám khô giảm 300 - 350 đồng/kg. Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng gạo. Giá gạo tăng 50 - 100 đồng/kg. Thị trường giao dịch bình ổn. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thưởng thức gì trong đêm pháo hoa thứ hai của DIFF 2024 vào 15/6 này?

Với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên”, đêm thi đấu thứ hai của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024 hứa hẹn một trận đấu ánh sáng nghẹt thở giữa tân binh Mỹ và cựu vương Ý vào 20h tối 15/6. DIFF 2024 thắp sáng màn trời Đà Nẵng bằng đêm khai mạc đầy cảm xúc. Màn đối đầu giữa cựu vương và tân binh Sau đêm khai mạc vỡ òa cảm xúc, hàng...
10:45:23

Pù luông, Bá Thước – Điểm đến yêu thích của du khách quốc tế

Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130 km, khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông, huyện Bá Thước đang trở thành điểm đến yêu thích của khách quốc tế. Nguyên nhân không chỉ bởi nơi đây có khí hậu trong lành, thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn sở hữu những điểm khác biệt không phải nơi nào cũng có được. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=1tgQtDszr-w

 David Beckham đã mở đường cho các “viện dưỡng lão” bóng đá như thế nào?

Lionel Messi cùng hàng loạt các ngôi sao khác đã, đang và sẽ chuyển đến các giải đấu như MLS, giải VĐQG Ả Rập Saudi hay thậm chí là Australia. Vậy, có bao giờ chúng ta tự hỏi tự bao giờ và làm thế nào các giải đấu này trở thành các "viện dưỡng lão" của bóng đá Châu Âu? Liệu đây có phải là những phương án duy nhất để "dưỡng già" với các cầu thủ ở...

“Chất thép” người chiến sĩ cảnh sát cơ động

Dũng cảm, kiên cường, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, lực lượng cảnh sát cơ động (CSCĐ) luôn là mũi nhọn trong giải quyết có hiệu quả các điểm nóng về an ninh - trật tự, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhân 78 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam (19/8/1945- 19/8/2023), Báo Thanh Hóa xin giới thiệu chùm ảnh chiến sỹ CSCĐ hăng say...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Uống nước nhớ nguồn”

Hướng tới kỷ niệm 78 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19-8-1945 - 19-8-2023) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2023), tối 16-8, Đoàn Nghệ thuật 19-5 thuộc Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam phối hợp với Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”.Chương trình được bắt đầu với ca khúc “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”.Đông đảo...

Bài đọc nhiều

Massage cho nam chuyên nghiệp chỉ có tại Bống Spa

Massage nam đang trở thành xu hướng chăm sóc sức khỏe đem lại hiệu quả vượt trội được phái mạnh rất quan tâm. Bởi lẽ đó mà các anh đang tìm kiếm một địa chỉ massage dành riêng cho nam thật sự chất lượng? Nếu cánh mày râu vẫn chưa biết nhiều thông tin về massage nam thì đừng lo lắng. Ngay thời điểm này, địa điểm massage nổi bật phải kể đến Bống Spa - Địa chỉ...

Cảnh giác với “quái chiêu” lừa đảo kiếm tiền qua TikTok

Mặc dù truyền thông và các cơ quan chức năng đã cảnh báo nhiều, nhưng thời gian gần đây, nhiều người dân vẫn tiếp tục “dính bẫy” lừa đảo qua mạng xã hội. Các “quái chiêu” lừa đảo cũng thay đổi liên tục về phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khiến không ít người bị dễ dàng bị mất số tiền lớn trong thời gian ngắn. Kiếm tiền khi thực hiện nhiệm vụ trên TikTok là...

Việt Nam vào top 20 nước giàu nhất châu Á

Việt Nam đứng thứ 16 trong top 20 nền kinh tế giàu nhất châu Á theo tính toán của website tài chính Insider Monkey. Trong bảng xếp hạng 20 quốc gia giàu nhất châu Á, 3 vị trí đầu bảng là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.Việt Nam xếp hạng thứ 16 trong top 20 quốc gia giàu nhất châu Á - Ảnh: QUORAInsider Monkey hôm 4/6 có bài viết về 20 nước giàu nhất châu Á. Trang...

“Chất thép” người chiến sĩ cảnh sát cơ động

Dũng cảm, kiên cường, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, lực lượng cảnh sát cơ động (CSCĐ) luôn là mũi nhọn trong giải quyết có hiệu quả các điểm nóng về an ninh - trật tự, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhân 78 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam (19/8/1945- 19/8/2023), Báo Thanh Hóa xin giới thiệu chùm ảnh chiến sỹ CSCĐ hăng say...

Hướng dẫn cách cài đặt tần số bộ đàm Motorola chính xác nhất

Máy bộ đàm Motorola là thiết bị được sử dụng rộng rãi hiện nay với nhiều tính năng tuyệt vời. Để vận hành bộ đàm Motorola trong các ứng dụng có yêu cầu truyền thông tin và liên lạc cao, tần số bộ đàm phải được điều chỉnh. Tuy nhiên, không phải thương hiệu bộ đàm nào cũng có thể cài đặt tần số dễ dàng, bởi vì họ phải được trang bị các công cụ và hệ...

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Tìm hiểu về cuộc sống ngư dân làng chài ven biển Thanh Hóa

Với 2 km đường bờ biển nằm trong dải bờ biển 12 km của Khu du lịch biển Hải Tiến, xã Hoằng Thanh vốn là nơi sinh sống lâu đời của cư dân vùng biển. Hiện nay, cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng bà con nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét bản sắc độc đáo của cư dân làng biển. Xã Hoằng Thanh có 7 thôn, trong đó có 4 thôn ven bờ biển (gồm...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Mới nhất