Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Không cho con học trước lớp 1, nhiều người nói tôi như...

‘Không cho con học trước lớp 1, nhiều người nói tôi như người ngoài hành tinh’


Lo lắng con không theo kịp các bạn khi vào lớp 1, nhiều gia đình sẵn sàng chi mạnh tay thuê giáo viên với giá 200.000 – 500.000 đồng cho mỗi buổi học thêm. Không biết từ khi nào, việc học trước chương trình lớp 1 trở thành lẽ thường với đa số phụ huynh. Có người còn quan điểm không cho con học thêm trước khi vào lớp 1 là bị coi ngược đời.

Tình trạng học trước kiến thức lớp 1 diễn ra ngày càng phổ biến. (Ảnh minh hoạ)

 Tình trạng học trước kiến thức lớp 1 diễn ra ngày càng phổ biến. (Ảnh minh hoạ)

Bị nói tiếc tiền khi không cho con học trước

Chị Mai Thị Thu (39 tuổi, Gò Vấp, TP.HCM) là một trong những phụ huynh bị coi là “độc lạ” khi nhất quyết không cho con học trước kiến thức lớp 1. 

Cách đây 3 năm, con gái đầu của chị Thu tự tin vào tiểu học khi chưa qua bất kỳ lớp học bổ túc kiến thức nào. Năm nay, con trai thứ hai chuẩn bị vào lớp 1, chị Thu và chồng vẫn giữ nguyên quan điểm không học trước kiến thức, chỉ học theo hướng dẫn của các cô mầm non làm quen với số và chữ cái.

Trong khi những đứa trẻ hàng xóm phải vội vã tới lớp học thêm sau 1 ngày dài tại trường mầm non thì con chị Thu vẫn vô tư hồn nhiên đi bơi, thả diều cùng bố. Không ít lần chị Thu “được” hàng xóm góp ý về việc phải cho con học thêm và nhiệt tình giới thiệu giáo viên có kinh nghiệm, dạy tốt. Những lần như vậy, chị đều khéo léo từ chối. 

“Nhiều người nói tôi lạ đời, cố tình đi ngược lại số đông. Thậm chí, họ còn nói tôi như người ngoài hành tinh, tiếc tiền không đầu tư cho con học thêm trước khi lên lớp 1. Tôi không nghĩ đó là đầu tư sáng suốt, ngược lại việc học trước này có thể còn hại con”, chị Thu nói và cho rằng, trẻ học sớm sẽ sinh ra tính tự phụ, đi học không chịu nghe cô giảng bài vì đã biết hết kiến thức từ trước đó. Phụ huynh này cũng không muốn con mệt mỏi, chán nản khi phải học đi, học lại một chương trình. 

Kinh nghiệm từ đứa con đầu, hè năm nay, vợ chồng chị dự định đầu tư cho con tham gia các hoạt động ngoại khoá, rèn luyện thể chất. Mỗi ngày chị dành 1 tiếng buổi tối trước khi ngủ để cùng học cùng chơi với con. 

“Tôi thường lồng ghép việc học số và bảng chữ cái vào các trò chơi để con hào hứng hơn thay vì bắt con học thuộc khô cứng. Tôi cũng kể hoặc chia sẻ với con những câu chuyện, kiến thức để rèn luyện tư duy, kỹ năng sống. Trước đây tôi từng dùng phương pháp này với con đầu, thấy khá hiệu quả”, chị Thu nói và chia sẻ sẽ duy trì cách học này cho đến đi con vào lớp 1.

‘Không học trước lớp 1, con học vẫn tốt’

Chị Nguyễn Kim Liên (41 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) cũng không đồng tình với việc học thêm trước khi vào lớp 1. Tháng 8 năm ngoái, ngày đưa con đi nhập học đầu cấp, chị Liên bỗng trở thành tâm điểm chú ý của nhiều phụ huynh trong lớp vì lý do không cho con học trước. 

“Họ bàn ra tán vào, vì tôi là trường hợp hiếm hoi không cho con tiếp cận với chương trình lớp 1 trước khi chính thức bước vào năm học. Ở lớp con tôi, đa phần phụ huynh tìm lớp và cho con học từ hè, thậm chí có người còn đăng ký cho con 2 lớp học thêm vì nghĩ học càng nhiều càng tốt”, chị Liên nói.

Bản thân chị Liên rất quan tâm đến giáo dục. Đặc biệt từ khi có con, chị càng sát sao hơn với các thông tin liên quan. Chị không thấy chuyên gia hay thầy cô nào khuyến khích cho trẻ học kiến thức lớp 1 ở độ tuổi mầm non.

Phụ huynh này khẳng định: “Không cần thiết phải học thêm trước khi vào lớp 1 vì điều này tốn kém và mất thời gian”. Theo chị Liên, cho con đi học trước có thể tốn tới hàng chục triệu đồng, số tiền không nhỏ, bằng 2-3 tháng lương. Nếu muốn đầu tư, các phụ huynh nên dành số tiền này cho con học năng khiếu sẽ tốt hơn. Học trước lớp 1 chỉ mất thời gian vui chơi của con mà không hiệu quả vì khi lên lớp 1 sẽ lại học kiến thức y hệt.

Dù không cho học trước, nhưng chị Liên vẫn tự tin con có thể học tốt bởi khi vào học các thầy cô sẽ dạy kiến thức từ đầu dựa trên chương trình được thiết kế sẵn, không dạy dựa trên độ hiểu biết của trẻ. 

“Thực tế là lớp con tôi có bé ngồi chơi cả kỳ 1 vì kiến thức cô dạy cháu đã biết hết từ khi 5 tuổi”, chị Liên nói và cho rằng đây là minh chứng của việc học tập theo trào lưu, xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của phụ huynh.

Đến nay, con chị Liên đã gần hoàn thành chương trình học lớp 1 và không có bất kỳ khó khăn nào. Những lời doạ nạt của phụ huynh từ đầu năm học về việc con chị sẽ học đuối nhất lớp cũng không thành sự thật. “Con tôi luôn được khen hăng hái phát biểu xây dựng bài trong lớp. Có lẽ con hào hứng vì đây là lần tiên được tiếp cận với những bài học mới”, chị Liên tâm sự.

Trẻ mầm non chỉ nên học nhận biết chữ số, chữ cái, không cần thiết học trước kiến thức lớp 1. (Ảnh minh hoạ)

Trẻ mầm non chỉ nên học nhận biết chữ số, chữ cái, không cần thiết học trước kiến thức lớp 1. (Ảnh minh hoạ)

Bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non (Sở GD&ĐT TP.HCM) cho biết từ năm 2013, Bộ GD&ĐT đã quy định các trường mầm non trên cả nước đảm bảo không dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ 5 tuổi dưới bất kỳ hình thức. 

“Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lấy nguyên bộ sách giáo khoa lớp 1 dạy cho trẻ 5 tuổi. Trẻ mầm non chỉ được làm quen với số, chữ viết theo chương trình Bộ GD&ĐT cho phép. Chỉ cần bám sát nội dung theo Bộ quy định là đảm bảo cho trẻ vào lớp 1”, bà Điệp nói.

Hiện nay nhiều trẻ được dạy trước kiến thức lớp 1 ở độ tuổi mầm non đồng nghĩa với việc trẻ phải học cùng một chương trình tới 2 lần. Bà thấu hiểu tâm lý lo lắng của các bậc phụ huynh tuy nhiên việc học trước là không cần thiết, thậm chí phản khoa học và gây nhiều hệ quả xấu. 

“Trẻ cần được học tập an toàn, thân thiện, giàu cảm xúc, có ý nghĩa đối với sự phát triển trẻ em. Đó là những tiền đề cần thiết để trẻ vào học tập tốt ở lớp 1, không phải là dạy trước chương trình lớp 1”, bà Điệp nhấn mạnh và khuyên phụ huynh nên có phương pháp dạy con khoa học ở từng độ tuổi sao cho phù hợp với sự phát triển của từng em.

Hiểu Lam



Nguồn

Cùng chủ đề

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Tin nhắn “bắt, lập biên bản giáo viên dạy thêm” đang lan truyền là giả mạo

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM đã chuyển thông tin về tin nhắn giả mạo, mạo danh này đến Công an Thành phố để xác minh ...

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về yêu cầu ‘bắt’ giáo viên dạy thêm

Về tin nhắn có nội dung yêu cầu các phòng GD-ĐT bắt và "kiểm điểm giáo viên dạy thêm đang lan truyền trên mạng xã hội, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định đây là trò giả mạo. Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh chụp lại tin nhắn chỉ đạo về vấn đề dạy thêm học thêm của Sở GD-ĐT TPHCM gửi Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện. Nội dung tin...

Thêm một địa phương thí điểm cho học sinh THCS nghỉ học thứ bảy

Phòng GD-ĐT TP.Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đề nghị lãnh đạo UBND TP.Bắc Ninh cho phép thí điểm tổ chức dạy học 5 ngày/tuần và nghỉ ngày thứ bảy tại các trường THCS: Suối Hoa, Ninh Xá, Vệ An và Nguyễn Đăng Đạo. ...

Con đứng nhất lớp, tuần học thêm 5 buổi mẹ vẫn lo bị tụt lại phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong muốn cùng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bão số 8 giật cấp 13 đổ bộ Biển Đông

Lúc 22h, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão số 8 mạnh cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 13. Bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 20km/h.Dự báo đến 22h ngày 12/11, bão số 8 trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12.Khoảng 22h ngày 13/11, bão trên vùng biển phía...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru tái đắc cử

Nhân dịp Quốc hội Nhật Bản triệu tập phiên họp đặc biệt sau tổng tuyển cử để bầu lại Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru được tái bổ nhiệm.Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng gửi Thư chúc mừng Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Nukaga Fukushiro tái cử và tân Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi...

‘Đu’ lễ hội như người Hà Nội: Sáng về tuổi thơ, tối quẩy show hết mình

Dạo quanh Hồ Gươm và các tuyến phố lân cận những ngày này, bạn sẽ dễ dàng "lọt hố" trước những công trình biểu tượng, xứng danh là Thủ đô sáng tạo trong Mạng lưới các thành phố Sáng tạo của UNESCO.Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ dẫn dắt công chúng vào hành trình nghệ thuật mãn nhãn, đại tiệc văn hóa đa sắc màu với hơn 100 hoạt động hấp dẫn đến từ...

NSƯT Trần Đại Mý qua đời vì bệnh hiểm nghèo

NSƯT Ðại Mý sinh năm 1962, quê Thanh Hóa. Hồi nhỏ, ông vừa học vừa phải đi làm thuê nghề thợ xây, gặt lúa để phụ giúp gia đình và rất thích hát các bản nhạc đỏ, cải lương.Ðang học lớp 7, nghe tin Nhà hát Tuồng Việt Nam tuyển diễn viên, Ðại Mý đăng ký dự tuyển luôn. Lúc đến dự thi, bị yêu cầu hát một bài tuồng, Đại Mý mới ngớ ra vì chưa biết...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Đừng để luật Nhà giáo ban hành mà các thầy lại thấy khó khăn hơn

Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người giáo viên, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác giáo dục. ...

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Chủ đề cuộc thi UPU lần thứ 54 hay nhất trong 10 năm qua

Tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ, đối với ông, chủ đề cuộc thi năm nay hay nhất trong 10 năm qua. Ngày 11/11, chia sẻ tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Phạm Tấn Ngọc Thụy cho hay, cuộc thi viết thư quốc tế UPU là một sân chơi ý nghĩa, bổ ích,...

Cùng chuyên mục

Thi đâu thắng đó với suy nghĩ “học để ứng dụng vào thực tế”

Chi tiết máy là một môn học chuyên ngành quan trọng trong lĩnh vực Cơ khí. Bằng tình yêu khoa học, Nguyễn Thị Thanh Nguyên (Khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM)...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

TP.HCM gặp gỡ tri ân những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô

Sáng 11-11, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức gặp gỡ những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hồ Hải - phó...

Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM hoàn thành đợt Khảo sát chính thức đánh giá ngoài 02 chương

(Tổ Quốc) - Ngày 11/11, Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) Sài Gòn tổ chức lễ Bế mạc và ký biên bản hoàn thành đợt khảo sát chính thức 02 chương trình đào tạo: Huấn luyện Thể thao và...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Mới nhất

Cô gái người Mông giành giải Hoa khôi Duyên dáng thanh niên Yên Bái

TPO - Vượt qua hơn 100 thí sinh đến từ các huyện, thị xã, thành phố, thí sinh người dân tộc Mông, ở huyện Mù Cang Chải vừa trở thành Hoa khôi cuộc thi "Duyên dáng thanh niên Yên Bái" năm 2024. TPO - Vượt qua hơn 100 thí sinh đến từ các huyện, thị xã,...

Phản cảm leo lên xe tăng, súng, pháo ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chụp ảnh, cha mẹ còn cổ vũ

Lượng khách đến Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cuối tuần qua đông kỷ lục. Tuy nhiên, nhiều khách tham quan đã leo trèo lên xe tăng, máy bay, các khẩu súng, pháo, xâm phạm hiện vật gây bức xúc. ...

Nhà xuất bản Công Thương tổ chức hoạt động thiện nguyện tại Hà Giang

Hoàng Su Phì là một huyện miền núi biên giới nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang; đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn nên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn nhiều thiếu thốn.Vượt qua hơn 300km từ Hà Nội đến huyện Hoàng Su Phì với nhiều đoạn...

Tổng thống Chile Gabriel Boric chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường

Xe chở Chủ tịch nước Lương Cường tiến vào khu trung tâm Quảng trường Hiến pháp. Đội trưởng đội danh dự Phủ Tổng thống Chile đón Chủ tịch nước tại nơi đỗ xe và trân trọng mời Chủ tịch nước bước lên thảm đỏ duyệt đội danh dự. Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường được mời tiến...

Bệnh viêm xung huyết hang vị có dễ nhận biết không và điều trị như thế nào?

Viêm xung huyết hang vị dạ dày gây ra cảm giác rất khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vậy viêm xung huyết hang vị dạ dày là...

Mới nhất