Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNgười bệnh ủng hộ đề xuất lấy thuốc 2 tháng/lần

Người bệnh ủng hộ đề xuất lấy thuốc 2 tháng/lần


Bệnh nhân khám chữa bệnh chờ đóng tiền tại Bệnh viện Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Bệnh nhân khám chữa bệnh chờ đóng tiền tại Bệnh viện Phú Nhuận, TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, mới đây Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất nâng thời gian kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính đã ổn định (đái tháo đường, tăng huyết áp…) lên tối thiểu 60 ngày và tối đa 90 ngày, thay vì 30 ngày như hiện nay.

Đỡ đi lại, bớt chờ đợi 

Rất ủng hộ đề xuất, nhiều bạn đọc nói việc này “lợi cả nhiều đường” và mong sớm được triển khai.

Độc giả Ngô Thị Thúy Hằng cho biết: “Bố tôi 88 tuổi, bị tiểu đường, huyết áp cao mà tháng nào đi bệnh viện khám lấy thuốc cũng bắt nhịn ăn sáng để làm xét nghiệm. Có lần bố tôi bị tụt đường huyết vì nhịn ăn chờ làm xét nghiệm từ 6h-9h sáng”.

Theo bạn đọc Lê Công Dân, “quy định hiện nay, chẳng những 28 ngày phải đi lấy thuốc một lần mà 28 ngày phải làm xét nghiệm tổng quát một lần nữa, rất tốn kém và mất thời gian nhưng thuốc điều trị cũng không thay đổi”.

Vì thế, chị Ngô Thị Thúy Hằng đề xuất trên của Bảo hiểm xã hội rất khoa học và phù hợp với thực tế, nhất là với người cao tuổi. Đề xuất này giải quyết được rất nhiều vấn đề: giảm tải cho bệnh viện; giảm chi phí đi lại cho người bệnh; giảm chi phí cho bảo hiểm phải thanh toán các xét nghiệm.

Đồng tình, tại khoản Trang A Pao viết: “Tạo thuận lợi và giảm chi phí, thời gian cho người bệnh, giảm tải cho bệnh viện, giảm chi phí cho bảo hiểm y tế. Chẳng có lý do gì để chần chừ thực hiện”.

“Nếu được như vậy thì tốt cho bệnh nhân, nhất là những người già cô đơn và giảm chi phí cho bảo hiểm y tế rất nhiều. Các bác sĩ cũng bớt áp lực. Tuy thu nhập của bệnh viện có thể giảm chút, nhưng lợi cho dân, cho nước”, bạn đọc Lê Khắc bày tỏ.

Đừng bỏ quên người bệnh nghèo

Bên cạnh đó, một số bạn đọc đưa ra những góp ý để đề xuất này sớm được thực hiện sau khi cân nhắc thêm một số tình huống cụ thể.

Độc giả Thuấn Nhã phân tích: “Ý hướng chung là muốn tạo thuận lợi cho người bệnh. Đây là điều đang quý. Tuy nhiên, cũng nên quan tâm tới trường hợp những bệnh nhân quá nghèo. 

Tôi biết có những trường hợp bệnh nhân nghèo, bác sĩ cấp thuốc bảo hiểm y tế cho bốn tuần, nhưng họ nài nỉ xin bác sĩ cấp ba tuần thôi. Vì ở hạn mức ba tuần, họ không phải trả tiền, nhưng nếu nhích lên bốn tuần thì họ không đủ tiền để trả. 

Lần đó tôi nhớ có một ông cụ chạy đôn đáo trong bệnh viện, cố gắng làm sao xin đủ 54.000 đồng để chi trả thêm tiền thuốc bảo hiểm y tế. Quanh ta còn nhiều người nghèo lắm, xin đừng quên họ!”.

Theo tài khoản nguyenhungpham, “những người mới phát hiện bệnh hằng tháng phải khám, còn những người đã ổn định nên hai tháng đến lấy thuốc một lần. Bệnh nhân nào cảm thấy sức khỏe không bình thường thì yêu cầu khám lại, để bác sĩ thay đổi thuốc, hoặc có phương thức điều trị mới”. 

“Cần cân nhắc kỹ và linh hoạt với từng loại bệnh và từng bệnh nhân. Bệnh nhân không được thăm khám trong thời gian dài như vậy tới khi khám lại không kịp chỉnh liều hay thay đổi loại thuốc, có khi bệnh đã nặng lên và biến chứng”, bạn đọc Minh Vũ nêu ý kiến.

Phản hồi lại, bạn đọc Minh Trần nói rõ hơn: “Quy định cho tối đa 3 tháng chứ đâu bắt buộc phải 3 tháng. Tùy theo nhu cầu của từng bệnh nhân mà cho thuốc. Ai thấy bệnh nhẹ thì xin 3 tháng, ai nặng hơn xin thì 1 tháng. Đâu có bắt buộc 3 tháng mới được tái khám”.

“Ở một số nước, đối với những người bệnh mạn tính có bảo hiểm y tế sau khi được bác sĩ gia đình khám và cho đi xét nghiệm thì được kê đơn thuốc uống hằng tháng. Người bệnh chỉ cần đến nhà thuốc gần nhất để lãnh thuốc về uống. 

Việc cấp phát thuốc sẽ được duy trì trong vòng một năm và sau đó người bệnh phải đi khám và xét nghiệm lại để được tiếp tục cấp thuốc”, tài khoản Sáu Thời Sự cho biết thêm.



Nguồn

Cùng chủ đề

Không mua bảo hiểm y tế học sinh bị đình chỉ, mời phụ huynh

TRUNG QUỐC - Một giáo viên chủ nhiệm của Trường Tiểu học thực nghiệm Cao Bình (Trung Quốc), gây xôn xao khi thông báo với phụ huynh không mua bảo hiểm y tế rằng con họ sẽ bị đình chỉ học. Sáng 30/10, cô Lôi, một giáo viên chủ nhiệm của Trường Tiểu học thực nghiệm Cao Bình (Tứ Xuyên, Trung Quốc), đăng lên nhóm lớp nội dung: "Phụ huynh chưa điền đơn mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho...

Cả nước có gần 94 triệu người tham gia bảo hiểm y tế

Cụ thể, số người tham gia BHXH đạt 19,365 triệu người, tăng 11,39%. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt 15,560 triệu người, tăng 9,2%. Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 93,937 triệu người, tăng 3,16%. Số tiền thu BHXH, BHTN, BHYT đến hết tháng 10/2024 tăng 12,81% so với cùng kỳ năm 2023. Giám đốc BHXH Hà Nội Phan Văn Mến cho biết, riêng tại Hà Nội các chỉ tiêu, nhiệm...

Khổ qua, dây thìa canh điều trị đái tháo đường

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định hiệu quả của các sản phẩm y học cổ truyền điều trị các bệnh mãn tính, không lây nhiễm như: đái tháo đường, tim mạch, ung thư… ...

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng...

Học sinh, sinh viên cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo mạo danh bảo hiểm y tế Hà Nội

Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội khẳng định không yêu cầu phụ huynh, học sinh, sinh viên, người dân cập nhật thông tin thẻ bảo hiểm y tế BHYT trên ứng dụng VssID, người dân cần đề cao cảnh giác, phòng ngừa các hành vi mạo danh, lừa đảo.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mời bạn đọc dự lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh

Tối 10-11, báo Tuổi Trẻ và đơn vị đồng hành PRO Việt Nam sẽ tổ chức lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (quận 1, TP.HCM). Sau hơn 4 tháng phát động, cuộc thi Tái tạo...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Chữa lành tâm hồn

Tắm rừng là một thuật ngữ xuất phát từ người Nhật, đây là phương pháp trị liệu khuyến khích con người sống hòa hợp với thiên nhiên, mang lại sức khỏe thể chất và tinh thần, đã du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây. ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 sẵn sàng khai hội từ sáng mai tại Nhà văn hóa Thanh niên

Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 đã sẵn sàng chào đón người dân, du khách đến trải nghiệm không gian xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên (quận 1, TP.HCM) từ sáng 9-11. Có gì tại Ngày hội Việt Nam Xanh?Ngày hội Việt Nam...

Việt Nam và Úc trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh

Ngày 8-11, tại Hà Nội, các lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam và Úc đã tổ chức buổi trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bác sĩ bối rối tìm nguyên nhân gây uốn ván cho người đàn ông 65 tuổi

Ngày 6/11, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thông tin về 1 ca mắc uốn...

Hơn 400 gian hàng quy tụ tại Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

GĐXH – Hội chợ quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, cơ sở nuôi trồng dược liệu, bệnh viện y học cổ truyền, Hội Đông y trong nước và quốc tế. ...

Kiểm soát bếp ăn tập thể trường học

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến nay, TP.Hà Nội đã kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại 20 cơ sở bếp ăn tập thể trường học. Trong đó, có 15 cơ sở đạt, xét nghiệm nhanh đạt 190/190 mẫu. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến nay, TP.Hà Nội đã kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại 20 cơ sở bếp ăn tập thể trường học. Trong...

Cùng chuyên mục

Tự ý điều trị ngứa, nam thanh niên bị nấm mọc toàn thân

Bị ngứa, xuất hiện nhiều mảng đỏ toàn thân suốt thời gian dài, nam thanh niên 17 tuổi từng đi khám nhiều lần ở bệnh viện tuyến huyện, điều trị thuốc bôi, uống, tổn thương có đỡ nhưng tái phát từng đợt.Khoảng 1 năm nay, bệnh nhân không đi khám mà tự điều trị bằng các loại thuốc bôi mua trên mạng không rõ nhãn mác, thành phần. Dần dần, tổn thương lan rộng toàn thân, bệnh nhân...

Lai Châu: 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Tam Đường đã xuất viện

Sau 3 ngày điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, nhóm trẻ nghi ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột đã ra viện trong điều kiện sức khỏe bình thường. Ngày 8/11, thông tin tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. Sau 3 ngày điều trị tại...

Yoga có thể giúp giảm đau lưng dưới

Thực hành yoga thường xuyên có thể giảm đau lưng dưới, cải thiện giấc ngủ và giảm phụ thuộc vào thuốc giảm đau, theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Cleveland Clinic. Những người tham gia chương trình yoga trực tuyến...

Quảng Bình hỗ trợ chế độ hằng tháng cho nhân viên y tế và cô đỡ thôn, bản

Ngày 8/11, thông tin từ Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, từ đầu tháng 11 này, tỉnh thực hiện hỗ trợ đối với nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản nhằm động viên đội ngũ này trong việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch; khám, chữa bệnh ban đầu và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em ở cơ sở. Trước đó cuối tháng 10/2024, tại Kỳ...

7 lợi ích của nước mía mà ít người biết

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước mía là nguồn cung cấp phong phú các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 1. Nguồn năng lượng tự nhiên giúp phục hồi nhanh chóng Với thành phần chứa nhiều sucrose - một loại đường tự nhiên, nước mía có thể cung cấp năng lượng ngay lập tức cho cơ thể, đặc biệt là sau khi vận động hoặc làm việc căng thẳng. Bác sĩ M. Kavitha từ Bệnh viện Prashanth,...

Mới nhất

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký...

Cần Thơ phân cấp tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị, dự án nhà ở

Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển vừa ký ban hành Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND phân cấp việc tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn Thành phố. Cần Thơ phân cấp tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu...

Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển

Con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 10 tháng tiếp tục cao. Hàng loạt khó khăn của doanh nghiệp vẫn đang đợi được giải quyết. Yêu cầu gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp không chỉ bức bách về thời gian, mà cả về cách tư duy. Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp: Đòi hỏi tư duy thúc đẩy...

Mới nhất