Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNgười bệnh mạn tính lấy thuốc 2 tháng/lần, có phải lợi đôi...

Người bệnh mạn tính lấy thuốc 2 tháng/lần, có phải lợi đôi đường?


Bệnh nhân lấy thuốc có bảo hiểm y tế tại bệnh viện quận 1, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bệnh nhân lấy thuốc có bảo hiểm y tế tại bệnh viện quận 1, TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

Đề xuất này được dư luận ủng hộ vì lợi cả đôi đường: giảm gánh nặng hệ thống y tế, thuận lợi cho người dân (nhất là người dân các tỉnh lẻ).

Tuổi Trẻ trích dẫn ý kiến của người bệnh, ý kiến ngành y tế về vấn đề này:

– Ông NGUYỄN ĐỨC HÒA (phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam):

Đề xuất dựa trên ý kiến chuyên môn

Ông Nguyễn Đức Hòa

Ông Nguyễn Đức Hòa

Đề xuất này dựa trên ý kiến chuyên môn, với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính thường ổn định, việc thay đổi thuốc không cần thiết phải hằng tháng. Trong thời gian phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cũng đã triển khai kê đơn thuốc 3 tháng/lần đối với một số bệnh mạn tính và không có phát sinh biến chứng.

Vì vậy Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất kê đơn thuốc điều trị ngoại trú cho nhóm bệnh nhân này đủ sử dụng tối thiểu 60 ngày, tối đa không quá 90 ngày, thay vì 30 ngày theo quy định hiện nay.

Việc tăng thời gian kê đơn giúp lợi cả đôi đường cho bệnh nhân và bệnh viện. Bệnh nhân kéo dài thời gian tái khám, bệnh nhân không mất công đi lại, thời gian, chi phí… Bên cạnh đó, giảm tải cho bệnh viện trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với bệnh nhân mạn tính đã điều trị ổn định.

Từ năm 2023, chúng tôi đã 2 lần gửi văn bản đề xuất bộ trưởng Bộ Y tế kiến nghị về thời gian kê đơn thuốc. Tôi mong muốn Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất, áp dụng càng sớm càng tốt.

– Ông N.V.D. (55 tuổi, TP.HCM, mắc bệnh tiểu đường nhiều năm):

Giảm bớt áp lực cho người bệnh

Tôi mắc bệnh từ nhiều năm nay và đã được điều trị ổn định nhưng hằng tháng phải gác công việc đến bệnh viện khám lại để có đơn thuốc. Trong khi đó đa phần các thuốc được kê đơn hằng tháng đều giống nhau, trường hợp từ 3-6 tháng phải xét nghiệm lại mới điều chỉnh thuốc.

Tôi đề nghị nên phát thuốc cho những bệnh nhân bị bệnh mạn tính trong vòng 60 ngày, như thế sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt áp lực.

– Ông PHẠM VĂN NHÂN (65 tuổi, tỉnh Ninh Bình):

Linh hoạt với người bệnh không có điều kiện đi xa

Người bệnh mạn tính lấy thuốc 2 tháng/lần, có phải lợi đôi đường?- Ảnh 3.

Tôi mới phát hiện bị tiểu đường, tăng huyết áp khoảng 3 năm nay, hằng tháng tôi phải đến bệnh viện để tái khám kê lại đơn thuốc. Thế nhưng do lớn tuổi, con cháu không ở gần nên tôi thường phải tự đi bộ rồi đón xe khách đến bệnh viện tỉnh cách nhà 40km để bác sĩ kê đơn thuốc.

Đến bệnh viện người bệnh đông đúc, chen chúc nhau, rất khổ cho bệnh nhân tuổi cao sức yếu như chúng tôi. Tôi rất mong có thể kéo dài thời gian kê đơn thuốc để người bệnh đỡ vất vả.

– Ông NGUYỄN THÀNH TÂM (giám đốc Bệnh viện quận 1, TP.HCM):

Tùy từng bệnh mạn tính xem xét điều chỉnh

Ông Nguyễn Thành Tâm

Ông Nguyễn Thành Tâm

Tùy một số loại bệnh mạn tính các bác sĩ có thể linh hoạt để thay đổi thời gian kê đơn cho người bệnh. Với người bệnh mới phát hiện bệnh thời gian kê đơn thuốc nên tối đa là 30 ngày để các bác sĩ nắm bắt tình hình, làm thêm các xét nghiệm…

Đối với các trường hợp bệnh đã điều trị lâu, ổn định có thể tăng thời gian kê đơn thuốc cho người bệnh trên 30 ngày, đặc biệt là các trường hợp như: nhà xa, đi du lịch, không thể tái khám thường xuyên tại bệnh viện…

Tuy nhiên một số loại bệnh mạn tính có nhiều yếu tố nguy cơ rất dễ gây biến chứng, trở nặng, do đó không được chủ quan mà nên đến bệnh viện để các bác sĩ đánh giá lại.

Ví dụ một số bệnh mạn tính như lipid máu thời gian tái khám nên 1-2 tuần hoặc mỗi tháng để được xét nghiệm, các bác sĩ đánh giá, điều trị thêm hoặc bớt liều thuốc cho bệnh nhân.

– TS TRẦN THANH TÙNG (phó trưởng bộ môn dược lý, Trường đại học Y Hà Nội):

Có thể thực hiện sớm

TS Trần Thanh Tùng

TS Trần Thanh Tùng

Bệnh mạn tính cần điều trị thuốc kéo dài, sau giai đoạn đầu kê đơn nhằm tìm loại thuốc và liều lượng phù hợp trong vòng 15-30 ngày, bác sĩ đánh giá lại và có thể kê đơn cho bệnh nhân lĩnh thuốc trong 60 ngày.

Thực hiện được điều này sẽ tiết kiệm nhân lực y tế, giảm tải cho bệnh viện, đồng thời cũng tiết kiệm thời gian, chi phí cho người mắc bệnh mạn tính. Bộ Y tế nên sớm nhất trí thực hiện quy định kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính lên 60 ngày.

– Bà TRẦN THỊ OANH (phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Hà Nội):

Bệnh viện giảm thu, nhưng cần nhìn xa hơn

Bà Trần Thị Oanh

Bà Trần Thị Oanh

Tôi ủng hộ việc kê đơn 2 tháng/lần cho bệnh nhân điều trị bệnh mạn tính đã ổn định thay vì 1 tháng/lần như hiện nay. Với đề xuất 3 tháng/lần thì thời gian quá dài, tôi nghĩ là không nên.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng cá thể từng bệnh nhân để quyết định cấp thuốc 2 tháng hay 1 tháng/lần. Việc chỉ định cần đảm bảo sức khỏe và tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh.

Nhiều bệnh viện lo ngại thời gian cấp thuốc lên 2 tháng/lần sẽ giảm nguồn thu từ việc thăm, khám. Tôi cho rằng việc giảm thu này sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến các bệnh viện, thậm chí nhìn xa hơn bệnh viện sẽ được lợi khi quản lý bệnh tốt, tạo được uy tín với người bệnh.

Nếu cấp thuốc 2 tháng/lần, nghĩa là lượt thăm khám của bác sĩ sẽ giảm đi một nửa, như vậy bác sĩ sẽ có nhiều thời gian tư vấn, tầm soát kỹ hơn, tương tác với bệnh nhân nhiều hơn.

Bên cạnh đó việc giảm nguồn thu từ số lượt thăm khám nhưng số tiền này vẫn là tiền nằm trong quỹ bảo hiểm y tế và có thể sử dụng trong những nội dung khác. Bệnh viện có thể sử dụng hiệu quả nguồn quỹ hơn như làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn cho các bệnh nhân tiến triển thay vì những xét nghiệm bình thường để quản lý bệnh hằng tháng.

– Ông NGUYỄN TRỌNG KHOA (phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế):

Cần cân nhắc kỹ lưỡng

Ông Nguyễn Trọng Khoa

Ông Nguyễn Trọng Khoa

Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 do giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã triển khai cấp thuốc ngoại trú 3 tháng/lần. Tuy nhiên để điều chỉnh hoàn toàn thì cần cân nhắc giữa mặt lợi và nguy cơ. Mặt lợi là người dân giảm được thời gian đi lại, bệnh viện giảm gánh nặng.

Kéo dài thời gian kê đơn cũng có thể dẫn đến nguy cơ người bệnh lâu không được thăm khám, không theo sát được diễn biến bệnh có thể gây ảnh hưởng việc điều trị. Chúng tôi đang cân nhắc nghiên cứu đề xuất này và sẽ có điều chỉnh văn bản, thông tư hướng dẫn về thời gian kê đơn.

Người bệnh mạn tính lấy thuốc 2 tháng/lần, có phải lợi đôi đường?- Ảnh 8.

Thời gian kê đơn thuốc điều trị mạn tính tại các nước

Ở phần lớn quốc gia trên thế giới, thời gian kê đơn thuốc điều trị mạn tính nằm trong khoảng từ 28 đến 30 ngày. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nước cân nhắc việc kéo dài thời gian kê đơn thuốc.

Tại Úc, tháng 4-2023, cơ quan hữu quan nước này chấp thuận việc kê đơn thuốc lên đến 60 ngày cho 320 loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc được áp dụng chủ yếu nhằm điều trị bệnh tim, huyết áp cao, béo phì…

Với sự thay đổi này, Chính phủ Úc ước tính mỗi bệnh nhân sẽ tiết kiệm lên đến 180 AUD/năm (2.900.000 đồng). Trong vòng bốn năm, cả nước có thể tiết kiệm lên đến 1,6 tỉ AUD.

Tại Thái Lan, từ năm 2016, Bệnh viện quân y Phramongkutklao tiến hành thí điểm cho tất cả bệnh nhân được kê đơn thuốc 3 tháng (90 ngày).

Nghiên cứu công bố hồi tháng 5-2023 bởi đội ngũ khoa học tại bệnh viện này và ĐH Chulalongkorn cho thấy việc cho tất cả bệnh nhân được kê đơn thuốc 90 ngày đã góp phần tăng tỉ lệ chấp hành đơn thuốc của người bệnh.

Tại Anh, bộ y tế không đặt ra giới hạn cứng nào mà chỉ quy định thời lượng của mỗi đơn thuốc “cân bằng giữa sự thuận tiện cho bệnh nhân và tình trạng bệnh lý lâm sàng, việc tiết kiệm chi phí và sự an toàn của người bệnh”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Không thu viện phí của nạn nhân vùng thiên tai khoản không được BHYT thanh toán

Theo đó, cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản, công trình công cộng và dân sinh. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh bị ảnh hưởng và hư hại, đặc biệt tại các tỉnh, TP như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hoà...

Loạt doanh nghiệp ở Đà Nẵng nợ đóng bảo hiểm số tiền lớn

Bảo hiểm Xã hội TP Đà Nẵng vừa công bố danh sách 334 đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kéo dài, với số tiền lớn trên địa bàn thành phố. Danh sách này tính đến ngày 31/8. Trong đó, doanh nghiệp có số tiền nợ lớn nhất là Công ty Cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng (KCN Hòa Khánh, phường Hòa...

Doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để tăng trưởng xanh

Để đảm bảo sản xuất, tăng trưởng xanh, các doanh nghiệp vẫn rất cần nguồn vốn xanh. Song, nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn trên từ nhiều nguyên nhân. ...

Mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Hiện nay một số dịch vụ y tế thuộc phạm vi khám chữa bệnh chưa được quy định trong phạm vi hưởng BHYT như: quản lý sức khỏe, khám, chẩn đoán đánh giá nguy cơ, tình trạng sức...

Đề xuất người mắc ung thư, bệnh hiểm nghèo… được chi trả 100% mức hưởng bảo hiểm y tế

Quy định góp phần giảm số lượt khám bệnh và tăng tính hiệu quả của mỗi đợt điều trị. Tại báo cáo đánh giá tác động của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) lần 2 đang lấy ý kiến rộng rãi và sẽ kết thúc vào ngày 12-10 tới đây, Bộ Y tế đề xuất quy định tỷ lệ hưởng BHYT 100%...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cửa hàng McDonald’s Bến Thành bất ngờ thông báo đóng cửa sau 10 năm

Là một trong những cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, McDonald's Bến Thành được đánh giá nằm ở vị trí "cực kỳ trung tâm" khi vừa gần chợ Bến Thành sầm uất, vừa không xa khu phố tây Bùi Viện thường đông đúc du khách. Vì thế, tin McDonald's Bến Thành sẽ chính thức đóng cửa sau 10 năm hoạt động...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Sinh viên dựng kịch nói tôn vinh Việt phục

Lan toả năng lượng tích cực lần 5Sinh viên dựng kịch nói tôn vinh Việt phục"Sắc cổ viễn xưa - Hồn Việt trong vạt áo" là tên của vở kịch nói được nhóm sinh viên khoa quan hệ công chúng và truyền thông, Trường đại học Văn Lang tự tổ chức xây dựng và biểu diễn. Vở kịch đưa ra tình huống người...

Hy hữu ca bệnh có u chi chít trong dạ dày và mọc khắp cơ thể

Đối với các u mềm ở đầu, tay, vai và các nốt sần trên mu bàn tay, mặt (ảnh bên dưới), bệnh nhân được khuyên thực hiện phẫu thuật bóc các u mềm lớn trên đầu, tay vừa để tìm hiểu bệnh vừa để giải quyết thẩm mỹ. Kết quả các khối đều là u xơ bì (Sclerotic Fibroma-like Dermatofibroma). Đặc điểm...

Tour du lịch đến Trung Quốc thay đổi hành trình do ảnh hưởng của bão Bebinca

Trước ảnh hưởng bão Bebinca đổ bộ vào bờ biển phía đông Trung Quốc, nhiều công ty du lịch ở Việt Nam đang có tour đi Trung Quốc buộc dừng tour sớm hoặc hoãn thời điểm khởi hành. Ông Từ Quý Thành, giám đốc Công ty Liên Bang, cho biết thời tiết mưa nhiều những ngày qua kèm thông báo bão lớn buộc...

Dai-ichi Life Việt Nam trao 500 triệu đồng tiếp sức đến trường

Tân sinh viên đăng ký trực tuyến ứng tuyển học bổng Tiếp sức đến trường 2024 tại địa chỉ: http://surl.li/fkfhms hoặc quét mã QR.Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ "Đồng hành nhà nông" - Công ty CP phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam và các câu lạc bộ...

Bài đọc nhiều

Hơn 54.000 trẻ em, nhân viên y tế đã được tiêm vắc xin sởi

Theo Sở Y tế TP.HCM, trong ngày 14-9, chiến dịch tiêm vắc xin sởi đã triển khai tại 84 điểm tiêm trên toàn thành phố, với tổng cộng 6.882 mũi tiêm được thực hiện. Trong đó, nhóm trẻ từ 1-5 tuổi đã được tiêm 560 mũi và nhóm 6-10 tuổi là 6.111 mũi.Đặc biệt, các trường hợp trẻ thuộc nhóm nguy cơ...

Tiêm vắc xin sởi miễn phí, an toàn cho trẻ em

Vắc xin do Việt Nam sản xuất Đối tượng tiêm là tất cả trẻ em từ 1-10 tuổi chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng. Vắc xin sử dụng trong chiến dịch là loại...

Tầm soát bệnh lý tim mạch miễn phí cho 1 nghìn người dân

Chương trình là hoạt động đầu tiên trong chuỗi 3 chương trình hưởng ứng Ngày Tim mạch thế giới 29/9 và chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ "Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng", hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029 của VYPA. Tại Chương trình, hơn 1 nghìn người dân của thành...

Cùng chuyên mục

Triển khai chiến dịch tiêm chủng miễn phí phòng chống dịch sởi tại TP Hồ Chí Minh

Qua quá trình đánh giá kỹ lưỡng, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã quyết định chọn đơn vị Tiêm chủng Long Châu cùng đồng hành trong chiến dịch thực hiện tiêm chủng miễn phí vaccine ngừa bệnh sởi-rubella, nhằm đẩy nhanh tốc độ chủng ngừa cho trẻ em chưa tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa chưa đầy đủ, nhanh chóng đẩy lùi dịch sởi trên địa bàn thành phố. Hệ thống trung tâm Tiêm chủng Long...

Không được để người dân không được khám chữa bệnh

Hà Nội: Không được để người dân không được khám chữa bệnhNgày 11/9, Sở Y tế Hà Nội có Công văn khẩn số 293/SYT-NVY về việc bảo đảm công tác đáp ứng y tế và khắc phục hậu quả sau Bão số 3 (Yagi) gửi các đơn vị trực thuộc. Theo đó, Sở Y tế yêu cầu Giám đốc các đơn vị khẩn trương, nghiêm...

Cách hạ đường huyết bằng quả bơ

Kiều Vũ (Tổng hợp từ nutrition & Medicalnewstoday)   -   Thứ hai, 16/09/2024 19:00 (GMT+7) Hạn chế chỉ số đường huyết tăng đột biếnBơ là loại quả có cả chất xơ hòa tan, không hòa tan và axit béo không bão hòa đơn. Hàm lượng magie cao trong quả bơ cũng có thể giúp điều chỉnh sự hấp thụ insulin và glucose để giảm lượng đường trong máu.Khi kết hợp một nửa hoặc toàn bộ...

Không thu viện phí của nạn nhân vùng thiên tai khoản không được BHYT thanh toán

Theo đó, cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản, công trình công cộng và dân sinh. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh bị ảnh hưởng và hư hại, đặc biệt tại các tỉnh, TP như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hoà...

Hy hữu ca bệnh có u chi chít trong dạ dày và mọc khắp cơ thể

Đối với các u mềm ở đầu, tay, vai và các nốt sần trên mu bàn tay, mặt (ảnh bên dưới), bệnh nhân được khuyên thực hiện phẫu thuật bóc các u mềm lớn trên đầu, tay vừa để tìm hiểu bệnh vừa để giải quyết thẩm mỹ. Kết quả các khối đều là u xơ bì (Sclerotic Fibroma-like Dermatofibroma). Đặc điểm...

Mới nhất

Không thu viện phí của nạn nhân vùng thiên tai khoản không được BHYT thanh toán

Theo đó, cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản, công trình công cộng và dân sinh. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh bị ảnh hưởng và hư hại, đặc biệt tại các tỉnh, TP như Quảng Ninh, Hải...

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh thành bão

NDO - Chiều 16/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6851/CĐ-BNN-ĐĐ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận và các Bộ, ngành liên quan chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão. Ảnh minh họa. Công điện...

Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4

TPO - Áp thấp nhiệt đới hình thành ở vùng biển phía đông Philippines dự báo đi vào Biển Đông trong ngày mai (17/9), mạnh lên thành bão khoảng ngày 18/9, sau đó có thể xảy ra hai kịch bản đổ bộ đất liền nước ta. Vào 13h chiều nay (16/9), tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1...

Ban Bí thư chỉ định nhân sự Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

(Chinhphu.vn) - Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định đồng chí Đại tá Nguyễn Xuân Thao, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025. Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định và chúc mừng Đại tá Nguyễn Xuân Thao. Chiều 16/9, Ban...

Mới nhất