TPO – Đồi A1 được coi là “cuống họng”, “chìa khóa sống” bảo vệ phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bảo vệ nơi ở và làm việc của tướng Đờ Cát. Để công phá cứ điểm này, quân ta đã mất 39 ngày trong tổng số 56 ngày đêm ở Điện Biên Phủ với bao hi sinh, mất mát…
|
<a style="box-sizing: border-box; color: #a50a02; text-decoration: none; background-color: transparent; transition: all 0.1s ease-in-out 0s;" title="Thành phố Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày lễ lớn” href=”https://tienphong.vn/post-1628518.tpo”>Di tích A1 (địch gọi là cứ điểm Elian 2) nằm cạnh quốc lộ 279 (đường 7/5) thuộc phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đồi cao 32m so với mặt đường, rộng 83.000m2. |
|
Lô cốt “cây đa cụt” là vị trí tham quan đầu tiên của di tích. Lô cốt này bị Đại đội 671 (thuộc Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316) của ta đánh chiếm lúc 1h30 ngày 7/5/1954. |
|
70 năm đã trôi qua, những hàng dây thép gai, hầm hào công sự, lô cốt… vẫn được bảo tồn trên đồi A1 để minh chứng cho sự khốc liệt của chiến tranh. |
|
Chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài 56 ngày đêm nhưng riêng thời gian đánh đồi A1 của quân ta đã mất 39 ngày đêm. Quân địch bố trí nhiều binh lực, hỏa lực lợi hại trong các công sự kiên cố. Nhưng với ý chí quyết chiến, quyết thắng, quân ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1 vào 4h sáng ngày 7/5/1954, mở toang cửa tiến thẳng vào trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. |
|
Trải qua 39 ngày đêm chiến đấu, hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ của chúng ta đã anh dũng hy sinh tại đồi A1. |
|
Hiện nay, du khách trong nước và quốc tế tới tham quan, trải nghiệm quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ ngày càng đông. Trong đó, đồi A1 là một trong những địa điểm thu hút nhiều lượt khách nhất. |
|
Trong ảnh là xác chiếc xe tăng Bazeille nặng 18 tấn của quân Pháp bị Đại đội 674 (thuộc Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316) của ta tiêu diệt tại đồi A1. |
|
Đài tưởng niệm tại di tích Đồi A1. |
|
Khi tiến đánh đồi A1, quân địch cố thủ trong hầm ngầm trên đỉnh đồi bắn đạn pháo xuống khiến ta mở nhiều đợt tấn công nhưng không thành công. Sau đó, Bộ Chỉ huy chiến dịch của ta quyết định đào đường hầm, chui sâu vào lòng đất rồi dùng bộc phá lớn đặt dưới chân hầm ngầm của địch. |
|
Tuy nhiên, do đất đồi A1 quá rắn, các chiến sĩ đào hầm 14 ngày đêm nhưng vẫn chưa tới đích. Kế hoạch đề ra đã quá hạn, không thể chờ đợi thêm, quân ta quyết định cho nổ khối bộc phá nặng 960kg. Dù khối nổ còn cách hầm ngầm của địch khoảng 30m nhưng sức công phá dữ dội, tạo điều kiện cho quân ta xung phong tiêu diệt và bắt sống quân địch trên đồi A1. |
|
Trong ảnh là dấu tích còn lại sau vụ nổ khối bộc phá trên đồi A1. Đây là minh chứng cho tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết và lòng dũng cảm của dân tộc ta. |
|
Hầm chỉ huy cứ điểm A1 của Pháp là một hầm ngầm đào sâu vào đồi, vốn là hầm rượu vang của toà công sứ Pháp trước năm 1945. Có tài liệu viết, căn hầm này là hầm Bưu điện của Pháp thời còn Châu Điện Biên. Ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ và củng cố căn hầm ngầm này thành một cứ điểm quân sự. Sở dĩ, chiến sự tại đồi A1 kéo dài, ta tổn thất khá nhiều lực lượng là do địch dựa vào hầm ngầm này. |
|
Diện tích hầm khoảng 18m2 và được chia thành 2 ngăn, trong đó một ngăn là nơi làm việc của bộ phận thông tin điện đài. Hầm có hai cửa lên xuống, bốn bên là tường gạch kiên cố, mái hầm được đổ bê tông dày. |
|
Hiện nay, căn hầm đã được tu sửa, tôn tạo bằng những loại vật liệu bền vững hơn. Trong hầm trưng bày một số manơcanh lính Pháp nhằm tái hiện lại khung cảnh lúc chiến sự diễn ra. |
|
Nằm cách điểm di tích lịch sử đồi A1 vài trăm mét về phía Nam là nghĩa trang liệt sỹ A1 (được xây dựng năm 1958). Đây là nơi an nghỉ của 644 anh hùng liệt sỹ hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ. |
|
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân và du khách đã về nghĩa trang liệt sĩ A1 để dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc. |
|
Trong nghĩa trang liệt sĩ A1 hầu hết là phần mộ của các liệt sĩ chưa xác định được tên tuổi. Nghĩa trang có 4 ngôi mộ lớn khắc tên 4 anh hùng: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn và Trần Can. Đây là một trong 3 nghĩa trang cấp quốc gia của tỉnh Điện Biên. |
Tienphong.vn