Trang chủNewsChính trịTạo cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Tạo cơ chế thử nghiệm có kiểm soát


anhbaitren(2).jpg
Cầu Nhật Tân, Hà Nội. Ảnh: Quang Vinh.

Theo dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), thử nghiệm có kiểm soát là việc thử nghiệm công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế, với phạm vi được giới hạn dưới sự kiểm soát đặc biệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lĩnh vực công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới được đề xuất thử nghiệm phải có khả năng mang lại giá trị và hiệu quả cao về kinh tế – xã hội mà pháp luật chưa có quy định, chưa cho phép thực hiện hoặc quy định hiện hành của pháp luật không còn phù hợp.

Việc đưa mô hình thử nghiệm có kiểm soát vào Luật Thủ đô (sửa đổi) kỳ vọng sẽ tạo khuôn khổ pháp lý để đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ.

Cơ quan thẩm tra dự án Luật là Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, quy định như vậy là phù hợp với yêu cầu tại Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo cơ sở để Hà Nội có thể thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai trên thực tế các giải pháp công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo, đưa Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành một trong các trung tâm đi đầu về đổi mới sáng tạo của cả nước và khu vực. Song do cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Vì vậy Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến các bộ, ngành để hoàn thiện quy định này.

Riêng về phạm vi các nội dung có thể được áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, theo ông Hoàng Thanh Tùng – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, có ý kiến đề nghị nên giới hạn cụ thể hơn những nội dung, lĩnh vực được phép thử nghiệm có kiểm soát. Ví dụ như chỉ gồm công nghệ mới thuộc một số lĩnh vực nhất định như quy định tại Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội áp dụng đối với TP Hồ Chí Minh do đây là một nội dung mới, cần có bước đi thận trọng.

Về vấn đề trên, ĐBQH Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) bày tỏ quan điểm đồng tình nên có cơ chế thử nghiệm có kiểm soát thử nghiệm công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo đối với sáng chế công nghệ, sáng kiến kỹ thuật. Đây là yếu tố tạo điều kiện để Hà Nội thực sự trở thành một trong các trung tâm đi đầu về đổi mới sáng tạo của cả nước và khu vực.

Song, ông Hoà cũng cho rằng, việc thử nghiệm cần có kiểm soát chặt chẽ vì có những thử nghiệm, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật quan trọng có thể ảnh hưởng tới vấn đề của quốc gia, thậm chí có thể có “tác dụng phụ”. Do đó các bộ, ngành có liên quan cũng cần quan tâm và kiểm soát đối với các lĩnh vực thử nghiệm đó.

Ông Phạm Văn Thịnh – Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu quan điểm, nên mạnh dạn mở ra cho Thủ đô, vì Thủ đô là nơi sinh động và tập trung cao nhất về kinh tế – xã hội. Nhất là việc thử nghiệm cần có môi trường đáp ứng yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn.

“Ví dụ nhà nước đầu tư xây dựng một sản phẩm thì đều đưa ra các quy trình. Nhưng có thể mạnh dạn thử nghiệm là chỉ cần cho ra các sản phẩm như: con tàu, tuyến đường. Cứ xong đường, tàu chạy được là được thay vì đã tuân theo các quy trình. Nghĩa là chỉ kiểm tra tính chất của sản phẩm thay vì quy trình trình tự các bước từ A đến Z. Cho nên cần đi sâu vào vấn đề chất lượng, tức chất lượng sản phẩm tốt theo các thông số kỹ thuật đặt ra, gắn với vấn đề trách nhiệm, nếu hỏng thì phải chịu trách nhiệm chứ đừng yêu cầu tuân theo quy trình cũ là phải đào, khoan sâu xuống bao nhiêu mét? Nhồi cọc thế nào?” – ông Thịnh ví dụ và dẫn chứng: “Thử nghiệm công nghệ mới thì nước ngoài đã có. Vậy tính toán thử nghiệm làm sao để phù hợp với khả năng nguồn lực của mình. Thử nghiệm kiểm tra chất lượng theo hướng đầu ra mới kích thích được sự sáng tạo. Ví dụ đất bùn phải cho lớp sỏi vào để tạo độ cứng, nhưng bây giờ có thể có phụ gia làm cho đất bùn cứng như đá, vậy không cần quy trình phải cho lớp sỏi vào nữa. Nghĩa là phải có không gian thử nghiệm thì mới sáng tạo. Chứ cứ “ép” làm theo quy trình, nếu không bị cho là sai và không được thanh toán thì ai dám thử nghiệm?

Về góc độ những sản phẩm công nghệ mới, theo ông Thịnh, trong thí nghiệm, quản lý các đề tài công nghệ không nên yêu cầu bắt phải họp bao nhiêu buổi? Báo cáo bao nhiêu trang? Mà chỉ tính đến nghiên cứu ra sản phẩm thì được thanh toán tiền. “Chứ như hiện nay các nhà khoa học phải đi làm giấy tờ. Rất khổ!” – ông Thịnh nói đồng thời cho rằng, như tư nhân làm thì giảm đi chi phí về thời gian tuân thủ rất nhiều. Sân bay Vân Đồn nếu để nhà nước làm thì mất 6 năm, nhưng tư nhân làm nên chỉ 2 năm là xong. Vậy 4 năm đó xã hội được hưởng lợi vô cùng lớn.

Từ quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ông Trần Văn Khải – Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ, và môi trường của Quốc hội nêu vấn đề rằng, các nước quy định như thế nào, ưu, nhược điểm quy định của mỗi nước ra sao? Chúng ta đã có nghiên cứu tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm gì khi vận dụng xây dựng quy định này trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) hay chưa? Các quy định như vậy giới hạn áp dụng cho một địa phương hay trong một lĩnh vực cụ thể? Do đó nên quy định cơ chế, phạm vi, điều kiện, giới hạn theo từng lĩnh vực phù hợp với điều kiện đặc thù, không nên quy định chung để có thể áp dụng tràn lan, dễ sơ hở.



Nguồn

Cùng chủ đề

Rà soát, bảo đảm hiệu quả cao nhất khi thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi)

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn): Thúc đẩy liên kết của Hà Nội trong các vùng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) giải thích Vùng Thủ đô là khu vực liên kết phát triển kinh tế - xã hội gồm thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lân cận do Chính phủ quyết định. Đồng thời, Dự thảo Luật dành Chương V quy định mối...

Quy định về đầu tư xây trường chất lượng cao trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP Hà Nội): Xây trường chất lượng cao là giải pháp quan trọng Tôi nhất trí với quy định cho phép chính quyền TP Hà Nội và các chủ thể có liên quan đầu tư, xây dựng hệ thống trường học công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao. Việc tiếp tục đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục chất lượng cao là phù hợp với yêu cầu phát triển...

ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô trong hệ thống pháp luật

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn TP Hà Nội):  Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn Trong thực tiễn thời gian qua, khi triển khai cụ thể hóa các cơ chế, chính sách được định hướng quy định trong Luật Thủ đô năm 2012, có nhiều nội dung vướng phải các quy định pháp luật, các luật khác có liên quan dẫn đến không mang tính khả thi, mất đi tính đặc thù vượt trội...

Sửa Luật Thủ đô:phát huy nguồn lực xã hội cho phát triển đường sắt đô thị

Không gian ngầm phải được quản lý, sử dụng có hiệu quả Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Đào Chí Nghĩa (Đoàn TP Cần Thơ) cho hay, ông nhất trí với quy hoạch hiện nay đã quy định trong Điều 17 về quy hoạch xây dựng và phát triển Thủ đô cũng như Điều 18 về biện pháp bảo đảm quy hoạch. Những quy định này đã kế thừa một số nội dung của...

Tạo cơ chế phát huy tối đa tiềm năng khoa học, công nghệ của Thủ đô

Cho phép cơ sở giáo dục đại học được thành lập doanh nghiệp Qua nghiên cứu Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho hay, các quy định về chính sách phát triển khoa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ. Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư...

Thanh tra dự án hơn 1.200 tỷ đồng để không suốt 7 năm

Ngày 3/11, Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu vừa giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thành lập đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra, rà soát tổng thể toàn bộ quá trình triển khai thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái biển Xuân Hội của Công ty cổ phần Tư vấn và Xây dựng...

Giúp công nhân tránh bẫy ‘tín dụng đen’

Để giúp công nhân tránh bẫy tín dụng đen, Công đoàn Việt Nam đã tham gia xử lý tận gốc rễ vấn đề thông qua ký thỏa thuận hợp tác với một số đơn vị tài chính nhằm giúp người lao động khó khăn tiếp cận những nguồn vốn hợp pháp. ...

Tạo nền tảng nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc

Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Những nỗ lực này đã tạo nền tảng quan trọng, góp phần nâng cao đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. ...

Bỏ xét tuyển học bạ để giảm tỷ lệ ảo

Trong kế hoạch tuyển sinh năm 2025 tới đây, nhiều trường đại học (ĐH) cho hay sẽ bỏ phương thức xét tuyển bằng học bạ. Trước đó từ mùa tuyển sinh 2024, không ít trường cũng đã bỏ phương thức tuyển sinh này. ...

Bài đọc nhiều

“Lãng phí đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển”

Tổng Bí thư Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh: “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây cũng là thời điểm để định hình tương lai của chúng ta”. ...

Điều động, luân chuyển 19 cán bộ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh quản lý

Sáng 2/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức lễ công bố các quyết định luân chuyển, điều động cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đợt 2 năm 2024. 11. Điều động ông...

Lâm Đồng quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới

NDO - Ngày 2/11, Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây là địa phương đầu tiên trong cả nước chủ động triển khai rộng rãi, sâu sắc nội dung bài giảng của đồng chí Tổng Bí thư. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại hội trường...

Phát huy sức mạnh nội sinh trong kỷ nguyên mới

Ngày 1/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 và thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Tại phiên họp, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, để văn hóa đi vào cuộc sống, biến thành sức mạnh nội sinh, cần xác định...

Huyện Quế Sơn và Nông Sơn sẽ sáp nhập từ ngày 1/1/2025

Ngày 2/11, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký và ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025. ...

Cùng chuyên mục

Củng cố và phát triển mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Cuba

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (Chủ tịch Quốc hội) Cuba Esteban Lazo Hernandez thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 2-3/11. Sáng 2/11, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì lễ đón. Sau lễ đón hai bên hội đàm. Hai bên tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan lập phát hai...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa: Đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho tương lại

Quốc hội mới thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035; Đối với chủ trương đầu tư, Chính phủ đề xuất huy động nguồn lực thực hiện khoảng 122.250 tỷ đồng cho giai đoạn 2025-2030, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp được bố trí tối thiểu khoảng 77 nghìn tỷ đồng (chiếm 63%). Ngày 1/11, tham gia thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục...

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội

Quốc hội dành cả ngày hôm 4/11, để thảo luận tại hội trường về các nội dung kinh tế - xã hội. Phiên thảo luận hội trường về kinh tế - xã hội; tình hình thi hành Hiến pháp, pháp luật; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030... được truyền hình, phát thanh trực tiếp.   Quốc hội dành cả ngày để thảo luận tại hội trường về các nội dung kinh tế -...

Nâng tầm quan hệ Việt Nam-Qatar toàn diện hơn, sâu sắc hơn

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhà nước Qatar. Chuyến thăm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam với Qatar và có những ý‎ nghĩa đặc biệt. Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đến Qatar sau 15 năm, khẳng định mong muốn và quyết tâm cao của lãnh đạo và nhân dân hai nước trong...

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đi Trung Quốc dự các hội nghị hợp...

Mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự...

(MPI) - Thực Dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ thẩm định, ngày 01/11/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tham dự...

Tưng bừng đón tuổi 31, SHB dành hàng trăm nghìn quà tặng tri ân khách hàng

Chào mừng kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình tri ân khách hàng cá nhân và doanh nghiệp thân thiết với hàng nghìn phần quà đặc biệt tổng giá trị lên tới 6 tỷ đồng. Cơ hội nhận sổ tiết kiệm 310 triệu đồng Cụ thể, từ...

Đoàn học sinh Việt Nam giành giải thưởng tại cuộc thi Toán và Khoa học Thế giới – WMSC 2024

Cuộc thi Toán và Khoa học Thế giới - World Math and Science Competition (WMSC) 2024 tổ chức từ ngày 1 đến 4-11 tại Bogor, Indonesia. Đây là sân chơi quốc tế uy tín, kết nối các học sinh trong độ tuổi từ 10 đến 17 cùng chung đam mê học Toán và Khoa học. Xuất sắc vượt qua vòng...

Hệ thống Y tế MEDLATEC đồng hành cùng Hội nghị Khoa học Thường niên HOSREM lần thứ 19

Với vai trò là nhà tài trợ, Hệ thống Y tế MEDLATEC đã đồng hành và góp phần vào thành công của Hội nghị Khoa học Thường niên HOSREM lần thứ 19, diễn ra...

Chính thức đề xuất giá điện hai thành phần, có phương án đồng giá

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị triển khai thí điểm giá điện hai thành phần, áp dụng thí điểm trước với một số nhóm khách hàng trước khi thực hiện mở rộng vào năm 2025. ...

Mới nhất