Ngày 17/4, AVP thông tin, trong 140 giờ qua, các hệ thống phòng không của Nga đã đẩy lùi thành công các nỗ lực tấn công trên không quy mô lớn. Theo dịch vụ báo chí của Bộ Quốc phòng Nga, 6 tên lửa chiến thuật tác chiến MGM-191 ATACMS do Mỹ sản xuất, 2 máy bay không người lái của Ukraine và một quả bom dẫn đường Hammer do Pháp sản xuất đã đánh chặn thành công. Điều này cho thấy lực lượng phòng không Nga đã hoạt động phòng không hiệu quả.
Tên lửa ATACMS được tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ phát triển và sản xuất từ những năm 1990. Nó được thiết kế để trang bị trên tổ hợp pháo phản lực HIMARS. Phiên bản ATACMS được gửi tới Ukraine có tầm bắn lên đến 165 km, có khả năng vô hiệu hóa các sở chỉ huy và phá hủy kho vũ khí, đạn dược của đối phương. ATACMS là loại tên lửa đắt đỏ khi có giá lên đến 1 triệu USD mỗi quả.
Máy bay không người lái Lancet của Nga cũng đã thể hiện được khả năng vượt trội của mình khi đã phá huỷ nhiều khí tài của Ukraine. Ngày 17/4, SF thông tin, quân đội Nga đã làm hư hại hoặc phá hủy 4 hệ thống phòng không tầm ngắn 9K35 Strela-10 do Liên Xô sản xuất của lực lượng Kiev bằng máy bay không người lái Lancet.
Đoạn video ghi lại khoảnh khắc Lancet Nga tấn công 4 hệ thống này đã được công khai. Bốn hệ thống 9K35 Strela-10 bị tấn công đều ở gần khu định cư Siversk theo hướng Donetsk. Vụ tấn công được thực hiện bởi Sư đoàn Dù cận vệ 106 của quân đội Nga.
Hệ thống phòng không tầm ngắn Strela-10 được trang bị tên lửa phòng không tầm nhiệt có tầm bắn 5 km và độ cao 3,5 km. Ukraine được thừa hưởng hơn 75 hệ thống sau khi Liên Xô tan rã. Ít nhất 6 hệ thống loại này đã được Cộng hòa Séc chuyển giao cho lực lượng Kiev sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Máy bay không người lái Lancet được phát triển bởi Tập đoàn ZALA Aero, một công ty con của tập đoàn quốc phòng khổng lồ Kalashnikov Concern (Nga). Công ty sản xuất hai phiên bản máy bay không người lái, phiên bản Izdeliye-52 với thời gian hoạt động 30 phút, mang đầu đạn nặng 1 kg và Izdeliye-51 lớn hơn có thời gian hoạt động 40 phút, được trang bị đầu đạn nặng 3 kg.
Máy bay không người lái Lancet sẽ bay về phía khu vực được chỉ định bằng hệ thống dẫn đường quán tính với sự hỗ trợ GLONASS. Sau khi đến khu vực có mục tiêu, người điều khiển sử dụng hệ thống quang điện để phát hiện, theo dõi và khóa mục tiêu. Sau đó, một hệ thống đo khoảng cách bằng laser sẽ điều khiển quá trình phát nổ của đầu đạn.
Tiết diện radar nhỏ và tín hiệu hồng ngoại tối thiểu của máy bay không người lái Lancet khiến nó rất khó bị phát hiện và đánh chặn.
Những nỗ lực của Ukraine nhằm ngăn chặn máy bay không người lái Lancet bằng hỏa lực phòng không, tác chiến điện tử hoặc các biện pháp đối phó khác hầu hết đều không thành công.
Tổng cộng, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, quân đội Nga đã phá huỷ 583 máy bay quân sự, 270 máy bay trực thăng, 21 máy bay không người lái, 483 hệ thống tên lửa phòng không, 502 xe tăng và các thiết bị chiến đấu khác, 15 phương tiện chiến đấu phóng tên lửa, 798 khẩu pháo dã chiến và súng cối, 1.267 đơn vị xe quân sự đặc biệt của Lực lượng Vũ trang Ukraine.
HOÀ AN (Theo SF, AVP)