Trang chủPolitical ActivitiesBộ Công Thương lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định...

Bộ Công Thương lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế DPPA


Triển khai nhiệm vụ tại các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/12/2023, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ Đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế DPPA.

Ngày 15/3/2024, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế DPPA.

Ngày 22/3/2024, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 112/TB-VPCP và Công văn số 1942/VPCP-CN ngày 25/3/2024, trong đó Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng Nghị định theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ trong tháng 5/2024 và tiến hành song song, độc lập việc phối hợp với Bộ Tư pháp xem xét quy trình rút gọn, trường hợp xây dựng theo quy trình đầy đủ hay rút gọn vẫn phải lấy ý kiến, đánh giá tác động đầy đủ của các bên liên quan và tác động về kinh tế vĩ mô.

Ngày 9/4/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 814/QĐ-BCT về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định.

Đến nay, Dự thảo 1 của Nghị định về cơ chế DPPA đã hoàn thiện, bao gồm 6 Chương, 35 Điều.

Chương I: Quy định chung (gồm 4 Điều);

Chương II: Mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng (gồm 4 Điều);

Chương III: Mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia (gồm 2 Mục, 15 Điều);

Chương IV: Trình tự tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp (gồm 2 Điều);

Chương V: Kiểm tra giám sát và tổ chức thực hiện (gồm 9 Điều);

Chương VI: Điều khoản thi hành (gồm 1 Điều).

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên họp với Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế DPPA ngày 10/4/2024

Dự thảo 1 được hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu các góp ý của thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập tại cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ngày 10/4/2024 vừa qua.

Trong Dự thảo này, các vấn đề cơ bản như phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và các hình thức của cơ chế mua bán điện trực tiếp đã được xác định rõ ràng, đi cùng với đó là các quy định về hợp đồng, giá, cơ chế thanh toán giữa các bên và đặc biệt là trách nhiệm của các bên tham gia mua bán điện theo cơ chế DPPA.

Riêng đối với hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, Dự thảo Nghị định chia thành 3 mục với các đối tượng tham gia mua bán điện khác nhau là: Mua bán điện giữa đơn vị phát điện và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua thị trường giao ngay; Mua bán điện và thanh toán giữa khách hàng sử dụng điện lớn và Tổng công ty Điện lực; Mua bán điện và thanh toán giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện.

Hiện nay Bộ Công Thương đang tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế DPPA để tổng hợp, tiếp thu hoàn thiện và trình Chính phủ trước ngày 30/4/2024.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương – D10 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

Email: [email protected]

Website: http://www.erav.vn





Nguồn

Cùng chủ đề

Thị xã kỷ luật một hiệu trưởng nhưng tỉnh yêu cầu hủy quyết định, vì sao?

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu UBND thị xã Ba Đồn hủy quyết định kỷ luật đối với hiệu trưởng trường THCS Quảng Thọ. Hình thức kỷ luật phải được xem xét lại. Ngày 25-12, UBND tỉnh Quảng Bình xác nhận ông...

Hơn 4.800 loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam năm 2024 có 1.918 hoạt chất với 4.844 tên thương phẩm (tên thuốc, loại thuốc). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành thông tư 25/2024 về...

Viêm đường hô hấp gia tăng vì ô nhiễm không khí

Vào dịp cuối năm, khi thời tiết lạnh, độ ẩm không khí cao và bụi mịn gia tăng thì tình trạng người dân mắc bệnh lý viêm đường hô hấp cũng tăng cao. Tin mới y tế ngày 25/12: Viêm đường hô hấp gia tăng vì ô nhiễm không khíVào dịp cuối năm, khi thời tiết lạnh, độ ẩm không khí cao và bụi mịn gia tăng thì tình trạng người dân mắc bệnh lý viêm đường hô hấp cũng...

Ở Kon Tum, dân đang trồng loại cây gì là vặt lá làm thức nuôi loài vật này, nhà nào khá giả?

Nhiều nông dân trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, chuyển đổi loại cây ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm. Dù mới triển khai, nhưng bước đầu đã giúp nhiều nông dân kiếm được bộn tiền, là động lực...

TP HCM – 50 năm tự hào bản anh hùng ca

(NLĐO) - Đó là chủ đề chương trình tổng kết "Cuộc vận động sáng tác và dàn dựng, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật". ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuất siêu vào Singapore tăng mạnh trong 11 tháng năm 2024

Trong kim ngạch hàng XK, hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt hơn 23,44 tỷ SGD (giảm 5,6%) và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạt hơn 34,95 tỷ SGD (tăng 13,74%), chiếm lần lượt 40,15% và 59,85% tổng kim ngạch XK của Singapore.Tính chung cả 11 tháng của năm 2024, kim ngạch XNK của Singapore với thế giới đạt hơn 1.170,45 tỷ SGD, tăng 5,64% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó...

Lấy ý kiến dự thảo 2 Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị …

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 90 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 24 Thông tư số 47/2023/TT-BCT ngày 29/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ tại Phiếu trình về việc thông qua Dự thảo 2 Nghị định của...

Quy định mới của EU về tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông …

1. Nâng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng từ 10% lên 20% và vẫn áp dụng tại Phụ Lục I, lý do trong thời gian qua, tỷ lệ cảnh báo về tồn dư thuốc BVTV trong các lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang EU vẫn còn cao. 2. EU áp dụng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với Thanh long từ 30%; đậu bắp và ớt, áp dụng tần suất kiểm tra đều...

Ngành Công Thương dồn sức, đồng lòng, chủ động, sáng tạo, đột phá, hoàn thành vượt mức …

Tham dự Hội nghị trực tiếp tại điểm cầu Bộ Công Thương có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc Hội; ông Ngô Đông Hải, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương… Cùng đại diện lãnh đạo các Ban, bộ, ngành trung ương, Lãnh đạo các địa phương và đơn vị liên quan.Về phía...

Bộ Công Thương lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực

 Luật Điện lực năm 2024 đã giao Chính phủ quy định chi tiết về giấy phép hoạt động điện lựcNgày 30/11/2024, Luật Điện lực số 61/2024/QH15 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2025. Theo đó, Luật Điện lực năm 2024 đã giao Chính phủ quy định chi tiết về giấy phép hoạt động điện lực. Bộ Công Thương đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập và chủ trì xây...

Bài đọc nhiều

cú huých quan trọng để Thành phố Đà Nẵng tận dụng cơ hội phát triển nhanh và bền vững

(MPI) - Phát biểu tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban thường trực nhấn mạnh, Nghị quyết 136 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng dựa trên 3 nguyên tắc chính là “khơi...

Nam Định phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm

Nam Định có tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, thu hút các dòng khách di chuyển từ các địa phương trọng điểm du lịch của Vùng như Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng. Quy hoạch tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mở ra một không gian mới, định hình động lực và những cơ hội phát triển mới.Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn...

Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo...

Cùng chuyên mục

Ninh Bình kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực châu Á

Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đẹp, Ninh Bình còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử, là điểm đến hấp dẫn và là hình mẫu phát triển du lịch bền vững. ...

Vĩnh Phúc tăng tốc xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc đã quyết liệt thực hiện chiến lược chuyển đổi số nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ công và thay đổi cách thức quản lý của các cơ quan chính quyền. ...

Mới nhất

‘Run With Me – Cộng Đồng Khỏe’ – Chạy để khoẻ và lan toả yêu thương

Ngày 25/12/2024, Báo Sức khoẻ & Đời sống tổ chức Lễ phát động giải chạy Run With Me - Cộng Đồng Khoẻ. ...

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tại Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức, ông Hoàng Văn Tâm đã nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương. Sáng 25/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’. Tại hội thảo, ông Hoàng Văn Tâm, Trưởng...

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Tại buổi gặp mặt báo chí thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, phong trào công nhân lao động 2024 -...

Trao giải Ảnh báo chí Khoảnh khắc Vàng

(NADS) - Sáng 25/12, tại Hà Nội, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức Lễ trao Giải Ảnh báo chí "Khoảnh khắc vàng" lần thứ 7 năm 2024.  ...

Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ?

Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ đã được giải thích qua lời giới chuyên gia quân sự. Chuyên gia quân sự giải thích tại sao thiết bị lượn siêu vượt âm Avanguard không thể ngăn chặn; Litva đặt mua xe tăng Leopard-2A8...

Mới nhất