Trồng cây xanh; trải nghiệm các trò chơi dân gian; hòa mình vào phiên chợ quê vùng Bắc Bộ; tham quan bảo tàng rối nước… là những hoạt động góp phần kết nối, đưa bạn bè quốc tế về với văn hoá vùng châu thổ sông Hồng.
Ngoại giao thể thao – phương tiện hiệu quả để Pháp gắn kết quan hệ với các quốc gia
|
Quan hệ ngoại giao, hợp tác giữa Việt Nam và Ba Lan đang phát triển tốt đẹp
|
Ngày 13/4, tại Khu du lịch quốc tế Tuần Châu (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội), Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức buổi giao lưu giữa các Nhà Ngoại giao nữ, Phu nhân Đại sứ các nước và Ngoại giao đoàn năm 2024.
Các nhà ngoại giao tham quan bảo tàng múa rối nước. (Ảnh: TG&VN) |
Tham dự có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Phu nhân Bộ trưởng Vũ Thị Bích Ngọc, Chủ tịch danh dự Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội (AWCH, cùng gần 500 đại biểu là Lãnh đạo Bộ, nguyên Lãnh đạo Bộ qua các thời kỳ, các Đại sứ, nguyên Đại sứ, các lãnh đạo đơn vị trong Bộ Ngoại giao, cùng đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các Đại sứ, Trưởng đại diện tổ chức quốc tế, Đại biện và phu nhân, phu quân, cán bộ nữ của Ngoại giao đoàn tại Hà Nội.
Với chủ đề “Tìm về không gian văn hóa xứ Đoài”, nhiều nét đặc sắc riêng có của văn hóa Bắc bộ, Việt Nam đã được giới thiệu tới bạn bè quốc tế. Đây là vùng đất gốc của người Việt cổ và nền văn minh Việt cổ, nơi chứng kiến quá trình hình thành và phát triển những nhà nước đầu tiên của người Việt.
Các nhà ngoại giao cùng nhau trồng cây xanh. (Ảnh: TG&VN) |
Tại đây, các nhà ngoại giao cùng phu nhân, phu quân được trải nghiệm, khám phá văn hóa của vùng châu thổ sông Hồng, trung tâm văn hóa của miền Bắc Việt Nam; khai trương khu Vườn Ngoại giao, trồng cây xanh để góp phần gìn giữ, bảo tồn vùng đất văn hóa cổ của Việt Nam; trải nghiệm các trò chơi dân gian, hòa mình vào phiên chợ quê vùng Bắc Bộ, ngược dòng về với văn hóa múa rối nước; cùng thưởng thức tinh hoa ẩm thực truyền thống của 3 miền Việt Nam…
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, văn hóa là hồn cốt của mỗi dân tộc. Bộ Ngoại giao đã tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, giao lưu văn hóa như: Liên hoan ẩm thực quốc tế – giới thiệu về tinh hoa ẩm thực của các vùng miền ở Việt Nam; Chương trình Theo dấu tằm tơ Việt Nam giới thiệu về dòng chảy văn hóa lụa Việt hàng nghìn năm tuổi… Các hoạt động giúp bạn bè quốc tế có trải nghiệm về văn hóa Việt Nam, từ đó thêm hiểu và thêm yêu Việt Nam, gắn kết hơn nữa sự đoàn kết giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Các nhà ngoại giao cùng nhảy sạp với người dân địa phương. (Ảnh: TG&VN) |
“Tìm về không gian văn hóa xứ Đoài” là sự kiện mở màn cho các hoạt động tiếp theo trong năm 2024 nhằm kết nối bạn bè ngoại giao đoàn với nhau và với các nhà ngoại giao, cựu ngoại giao Việt Nam, cũng như với các bạn bè Việt Nam khác. Đây cũng là hoạt động đầu tiên Việt Nam triển khai thực hiện theo Nghị quyết của Liên hợp quốc về Ngày quốc tế vui chơi (ngày 11/6) vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 25/3. Việt Nam cùng 5 nước khác là đồng tác giả của Nghị quyết.
Thay mặt các nhà ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, nữ Đại sứ Romania đầu tiên tại Việt Nam, bà Cristina Romila cho rằng, chương trình giúp phát huy vai trò không chỉ của phụ nữ nói chung mà cả các nhà ngoại giao nữ trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Bà Cristina Romila đánh giá, Việt Nam đã đạt được những bước tiến trong việc trao quyền và nâng cao năng lực cho phụ nữ.
Gần 900 vũ công Việt Nam – Nhật Bản biểu diễn vũ điệu Yosakoi truyền thống
Ngày 13/4 tại Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông (Hà Nội) đã diễn ra Lễ Khai mạc Liên hoan Yosakoi Việt Nam lần thứ II và Lễ hội Văn hoá Việt – Nhật 2024. Tại đây, 24 đội Yosakoi với gần 900 vũ công đã tham gia biểu diễn nhằm mang vũ điệu truyền thống và rực rỡ sắc màu của Nhật Bản đến gần hơn với công chúng Việt Nam. |
Không gian văn hóa Việt tại Mỹ
Diễn ra từ cuối tháng 3 đến ngày 15/8, triển lãm “Không gian Văn hoá Việt Nam” được tổ chức tại Thư viện Đại học George Mason (GMU), bang Virginia (Mỹ) trưng bày những vật phẩm mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam như: mô hình trống đồng, Khuê văn các, trang phục áo dài, gốm Chu đậu, đồ sơn mài, mây tre… |