Dân tộc Thổ là một trong 7 dân tộc anh em cùng sinh sống lâu đời trên vùng đất xứ Thanh. Tại Thanh Hóa, người Thổ phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi: Như Xuân, Như Thanh, Thạch Thành…
Cũng như đồng bào các dân tộc khác trên vùng đất xứ Thanh, phong tục, tập quán có vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa của người Thổ, thông qua đó thể hiện tính gắn kết cộng đồng của dân tộc Thổ trong đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như trong các dịp lễ, Tết. Chiếc cối, chiếc chày là vật dụng quen thuộc của đồng bào Thổ. Trong nhịp sống hối hả, vội vã, nhà nhà vẫn giữ việc giã gạo hằng ngày như một phần tất yếu của cuộc sống, vừa để bữa cơm thêm ngon, vừa lưu lại nét đẹp văn hóa của người Thổ. Kết hợp với trống hội, cồng chiêng-nhạc cụ dùng xua đuổi thú dữ xưa kia, người Thổ sáng tạo nên “Chậm đò ho”-hoạt động diễn xướng dân ca, dân vũ độc đáo, vui nhộn, thể hiện cảnh sinh hoạt đời thường của đồng bào dân tộc Thổ tại tỉnh Thanh Hóa.
HÀ ANH (thực hiện)
Vốn cổ dân tộc – điểm tựa cho nghệ thuật phát triển
“Dân tộc hóa” là một trong 3 nguyên tắc được xác định trong “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943. Đây là nguyên tắc còn nguyên giá trị và có ý nghĩa lâu dài trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đặc sắc lễ tạ ơn của dân tộc Kháng
Lễ tạ ơn (Pang Phoóng) là lễ hội mang đậm sắc thái văn hóa của cộng đồng người Kháng, nhằm tạ ơn tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho mọi người trong gia đình, dòng họ luôn được mạnh khỏe, công việc làm ăn thuận lợi, phát triển; thắt chặt tình đoàn kết gắn bó; đồng thời nhắc nhở, răn dạy con cháu luôn nhớ về tổ tiên, cội nguồn của dân tộc mình.