Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTôi vẽ bằng cảm xúc nhưng hình tượng nghệ thuật nghiêng về...

Tôi vẽ bằng cảm xúc nhưng hình tượng nghệ thuật nghiêng về lý trí


img_2169.jpg
Họa sĩ Nông Tiến Dũng.

Nói chuyện với Nông Tiến Dũng, càng ngạc nhiên về lối trò chuyện khác với “dân” hội họa, vốn hoặc bỗ bã bộc trực nồng nhiệt từ ngữ hoặc cực kỳ kiệm lời, thì Dũng có lẽ nằm trong số không ít họa sĩ lại có bằng Tiến sĩ Nghệ thuật học, nên nói năng đầy học thuật. Thuở ban đầu cũng vẽ hoa, vẽ phong cảnh tĩnh vật, tranh bán được.

Nhưng rồi, cho đến năm 2014, anh vẽ tác phẩm “Con đường huyết mạch”, kể về một khía cạnh của cuộc chiến, được giải A tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực I và được giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2015.

Sau đó, anh làm nghiên cứu sinh, đề tài tiến sĩ là “Yếu tố lãng mạn trong tác phẩm hội họa về đề tài chiến tranh cách mạng giai đoạn 1945-1975”. Năm 2020, bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ. 5 năm làm tiến sĩ, Dũng không vẽ tiếp dòng tranh này. Rồi dự định làm tiến sĩ xong thì “làm kinh tế”, tức là vẽ tranh dễ bán, vì vợ con chờ đợi lâu quá rồi, nhà xây còn dang dở vì chưa đủ tiền. Nhưng “em lại nghĩ, nếu mình không làm thì thế hệ sau này chẳng ai làm, mà mình đã nghiên cứu rất kỹ dòng nghệ thuật này, bỏ đi thì phí quá”, Dũng tâm sự.

Mà thực ra, họa sĩ Nông Tiến Dũng bảo, “còn do duyên, có điều gì đó cứ thôi thúc, xúi giục em phải đi theo con đường này”.

Lúc đầu, Dũng vẽ tranh kiểu giống bức tranh đầu tiên “Con đường huyết mạch”, tức là tái hiện lại chiến tranh. Nhưng sau đó, họa sĩ đã phát hiện ra đó là một sai lầm, bởi vì nếu vẽ hiện thực thì mình không có thực tế, lại không vượt qua được “các cụ”. Thế là xác định lại từ đầu, vẽ đề tài chiến tranh nhưng bằng thái độ của người trẻ nhìn về chiến tranh một cách nhân văn, bình tĩnh hơn.

Nông Tiến Dũng vẽ hàng loạt tranh sau đó trên tinh thần ấy. Ví dụ bức “Gặp gỡ”, những người lính còn sống đi tìm đồng đội, họ gặp nhau, bức tranh bảng lảng giao hòa âm dương, không có khoảng cách giữa những người lính với linh hồn đồng đội.

Bút pháp này chiếm phần lớn sáng tác của Nông Tiến Dũng. Đó còn là một “Tiếng chuông” vào ngày rằm, đêm trăng sáng vời vợi, thỉnh một tiếng chuông mà tụ hội linh hồn người lính trở về… Tác phẩm “Tiếng chuông” đã có mặt trong Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2024.

Dũng càng vẽ càng thấy như mình được ai đó “giao” cho sứ mệnh. Tác phẩm nối tiếp nhau ra đời, “Huyền thoại Tây Nguyên”, “Ngã ba Đồng Lộc”… đều dựa trên tinh thần xuyên suốt là sự tri ân, mang sức gợi rất lớn.

Họa sĩ kể để có một tác phẩm ra đời, anh vẽ hàng trăm phác thảo, bản cuối cùng còn lại là vẽ tả thực, rồi trên nền ấy lại xóa nhòa đi, phả vào đó một không khí huyền ảo, siêu thực như từ một cõi nào đó những người lính trở về kể về cuộc chiến mà họ đã trải qua, đã hy sinh xương máu.

img_5589-1-.jpg
Tác phẩm “Sen” (sơn mài).

Khi nghiên cứu về thế hệ mỹ thuật kháng chiến, mà họa sĩ gọi là một đỉnh cao khó vượt qua, bằng một Luận án Tiến sĩ, anh cảm nhận và thích thú với một tên tuổi đỉnh cao nào nhất?

– Tôi đánh giá rất cao họa sĩ Nguyễn Sáng, với những tác phẩm vẽ trong kháng chiến của ông, như “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”. Cảm nhận của tôi thì ông không chỉ là một họa sĩ, mà tranh của ông còn mang yếu tố bác học, tư duy cực kỳ sâu sắc.

Hiện nay anh có vẽ tranh tĩnh vật và tranh chân dung không?

– Tôi vẽ tĩnh vật và chân dung chỉ để giải trí thôi. Hiện giờ tôi tập trung cao độ vào dòng tranh mình đang theo đuổi.

Nhưng việc này nó không đem lại tiền bạc cho anh, mà tôi biết gia cảnh anh cũng không dư dả gì?

– Tôi biết chứ và tôi chấp nhận điều ấy. Nhưng nếu tôi không vẽ thì thế hệ sau này sẽ càng ít người vẽ về nó. Khi đã quyết định đi theo dòng nghệ thuật này thì tôi xác định là không làm kinh tế.

Thế còn gia đình, cuộc sống vợ con thì sao? Tôi biết vợ con anh hiện vẫn sống ở Sơn Tây?

– Vẫn phải chờ đợi thôi vì tôi vẫn nghĩ dòng tranh của tôi nếu được đánh giá cao thì giá trị một bức tranh sẽ lớn hơn nhiều những bức tranh vẽ chỉ để dễ treo. Nên tôi vẫn hướng tới giá trị lâu dài. Thậm chí bức “Con đường huyết mạch” đã được một nhà sưu tập trả 5.000 đô la nhưng tôi không bán.

Tự nói về mình thì anh đang vẽ theo phong cách hội họa nào?

– Nó là sự pha trộn giữa hiện thực, siêu thực và đồng hiện.

Anh nói gì về xu hướng hội họa ở Việt Nam hiện nay?

– Nó đang ở thời kỳ hậu hiện đại, mỗi người theo đuổi một phong cách, một xu hướng khác nhau và chưa có một kết luận rõ ràng.

img_2573.jpg
Tác phẩm “Con đường huyết mạch” – Giải A Triển lãm khu vực I và Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2015.

Thế còn đánh giá về thế hệ họa sĩ trẻ?

– Mỗi giai đoạn tạo một dấu ấn lịch sử khác nhau. Các thế hệ họa sĩ trước kia vô cùng giỏi, đã phủ một cái bóng quá lớn. Nhưng không có nghĩa là lịch sử lại có những vết khuyết. Thế hệ trẻ ngày nay vẫn đang tiếp tục kế cận, viết tiếp và có những thành tựu mà thế hệ đi trước không có, điều này là vô cùng bình thường.

Anh là họa sĩ, giảng viên, tiến sĩ, anh nghĩ gì về những họa sĩ không học mỹ thuật ngày nào, vẫn vẽ tranh bán tốt, thậm chí có cả những nhà văn, nhà báo chuyển sang vẽ tranh và họ bán rất được?

– Tôi nghĩ là một xu hướng xã hội. Nhưng nếu đánh giá một tác phẩm văn học phải dựa vào ý tứ, câu từ thì đối với một tác phẩm hội họa là bố cục, hình tượng, không gian. Nên nếu nhìn nhận chặt chẽ thì đánh giá tác phẩm nó không đơn giản như những gì chị đang nhắc đến.

À nhưng người mua, người bỏ tiền ấy thì họ lại không biết hoặc họ không cần biết đến bố cục hay hình tượng là như thế nào, họ thích thì họ mua thôi, đôi khi vì một cái tên hoặc vì đơn giản là bức tranh dễ treo.

– Đúng vậy!

Một họa sĩ lại có lý luận như anh, thì có làm thui chột cảm xúc của họa sĩ không?

– Không hề, tôi nghĩ nó nâng cao hơn. Tôi vẽ bằng cảm xúc nhưng đúng là hình tượng nghệ thuật của tôi nghiêng về lý trí. Nhưng tôi vẫn hướng tới việc đạt tới sự rung cảm trong hình tượng nghệ thuật. Khi dạy sinh viên tôi cũng hướng tới điều này. Nhưng để đạt được rất khó, khó hơn tả thực rất nhiều. Vẽ tả thực thì sinh viên năm thứ 3 của tôi đã làm tốt rồi.

Dự định sắp tới của anh là gì?

– Năm 2025 tôi sẽ mở một triển lãm cá nhân về dòng tranh chiến tranh cách mạng. Mục đích đầu tiên là tri ân các anh hùng liệt sĩ. Có thể sau triển lãm mà hết duyên tôi sẽ dừng lại.

Có cái này lạ lắm, khi tôi chủ trì một đề tài nghiên cứu cấp bộ về bảo tồn và phát huy giá trị tượng lăng mộ, khi đi điền dã, có những buổi trưa tôi đến một khu lăng mộ, thì có cảm giác nhìn thấy rõ ràng người nằm trong lăng mộ đang đứng chờ mình. Vẽ tranh về đề tài chiến tranh cũng thế, nó luôn khắc khoải trong tim mình, buộc mình phải làm, như là có “ai đó” đang gửi gắm vào mình, bảo mình đi con đường ấy.

Cảm ơn họa sĩ và chúc anh thành công trên con đường đã chọn!



Nguồn

Cùng chủ đề

Lên Điện Biên nhớ họa sĩ – NSND Ngô Mạnh Lân

Trong dịp lên Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) vừa qua cùng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, trong hành trang của tôi ngoài chùm bài hát về Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, tiểu thuyết Cao điểm cuối cùng của nhà văn Hữu Mai, còn là những bức ký họa rất đẹp của người họa sĩ mặt trận Điện Biên Ngô Mạnh Lân… 1. Năm 1953, sau khi tốt nghiệp...

“Chạm vào ký ức” – Hành trình trở về cảm xúc tuổi thơ

Triển lãm "Chạm vào ký ức" vừa khai mạc chiều 11/9 tại Hà Nội là sự gặp gỡ của 5 họa sĩ trẻ Lâm Tráng, Trần Nguyên, Đắc Tưởng, Bùi Huân và Hoàng Quốc Tuấn. Những anh chàng này dù có những góc nhìn khác nhau, những cảm xúc khác nhau, cách thể hiện cũng khác nhau nhưng ở họ có chung một niềm đam mê, một sự nghiêm túc lao động hăng say với nghệ thuật. ...

Chu Nhật Quang – Người bảo tồn Sơn mài truyền thống

Họa sĩ Chu Nhật Quang sống trong gia đình có truyền thống làm sơn mài và rối nước, từ nhỏ anh đã mê mẩn các linh vật như rùa, rồng, lân, phượng. Cùng với đó, anh rất thích đi đến những nơi tâm linh. Vì vậy, các tác phẩm sơn...

“Dòng chảy” – cuộc đối thoại nghệ thuật của họa sĩ Lê Biên

Triển lãm “Dòng chảy” diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (địa chỉ số 189B/3, đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TPHCM) trong 2 ngày 10 và 11-8-2024. Đây là cơ hội để những ai yêu mến nghệ thuật có thể chiêm ngưỡng, cảm nhận và khám phá dòng chảy nghệ thuật đầy sức sống của họa sĩ Lê Biên, một nghệ sĩ tài hoa và kiên trì theo đuổi đam...

Ra mắt sách về những tác phẩm đặc sắc của danh họa Trần Văn Cẩn

Sự kiện nhằm tôn vinh những đóng góp của danh họa Trần Văn Cẩn, kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông (1994 – 2024). Nằm trong tứ trụ thứ nhất của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại Trí - Lân - Vân – Cẩn, danh họa Trần Văn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội

Sáng 15/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo “Nhiệm vụ và giải pháp phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng tỉnh Quảng Nam phát triển nhanh và bền vững”. ...

Kỷ nguyên phồn vinh, hạnh phúc

Ngày 15/11, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam-Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. ...

Tăng cường quan hệ song phương Việt Nam – Peru

Theo tin từ Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Peru Dina Boluarte, Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Peru từ ngày 12-14/11. Chiều ngày 13/11 (giờ địa phương), tại Phủ Tổng thống, ngay sau Lễ đón chính thức trọng thể và cuộc gặp riêng, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Dina Boluarte. ...

Thủ tướng Chính phủ làm việc với Lạng Sơn và Cao Bằng

Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa và có cuộc làm việc với các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng về tình hình triển khai 2 dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn). ...

Dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số, nhưng không có phòng Dân tộc cấp huyện

Điều này dẫn tới việc các địa phương của tỉnh Bắc Kạn khó khăn trong triển khai các chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỷ lệ giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đạt thấp, nhiều chỉ tiêu không đạt theo kế hoạch. ...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Gần 50 ngân hàng, tổ chức tài chính ‘luyện quân’ để ứng phó tấn công mạng

Diễn tập thực chiến tấn công - phòng thủ không gian mạng DF Cyber Defense 2024 là dịp 46 tổ chức tài chính, ngân hàng ‘luyện quân’, góp phần nâng cao năng lực ứng phó tấn công mạng cho đội ngũ nhân sự CNTT, an toàn thông tin. Diễn tập thực chiến tấn công, phòng thủ không gian mạng DF Cyber Defense 2024 được Cục CNTT của Ngân hàng Nhà nước, Cục An toàn thông tin thuộc Bộ TT&TT và...

Gawon MEOVV từng là người mẫu, như bản sao Park Min Young

Theo truyền thông Hàn Quốc, nhóm MEOVV bao gồm 5 thành viên, chính thức ra mắt vào tháng 9 năm nay.The Black Label đã thông báo về việc tổ chức sự kiện trải nghiệm cửa hàng pop-up độc đáo dành cho những người hâm mộ của nhóm. Sự kiện sẽ diễn ra tại The Hyundai Seoul từ ngày 29.8 đến 4.9, mang đến cho du khách cơ hội mua một số sản phẩm của MEOVV và chụp ảnh...

Cùng chuyên mục

Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức ngày 20-12

Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân sẽ được tổ chức trang trọng vào sáng 20-12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, dự kiến có sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. ...

Vị trí số 1 gây bất ngờ!

Số 1 là một quốc gia Châu Á. ...

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phải bắt đầu từ những người trẻ

Trong nhiệm vụ chung xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thủ đô, Đoàn thanh niên Hà Nội góp một vai trò quan trọng. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phải bắt đầu từ những người trẻ. ...

Phát hiện 2 hài cốt liệt sỹ kèm nhiều di vật trong hang đá ở Lào

(Dân trí) - Quá trình tìm kiếm tại tỉnh Khăm Muộn (Lào), Đội 589 Quảng Bình phát hiện, cất bốc được 2 hài cốt liệt sỹ kèm theo nhiều di vật. Ngày 15/11, tin từ Đội Quy tập hài cốt liệt sỹ (Đội 589), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, đơn vị vừa quy tập được 2 hài cốt liệt sỹ tại tỉnh Khăm Muộn (Lào).Các hài cốt được tìm thấy ở độ sâu 0,5m, tại khu vực...

Mới nhất

Dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi: Khám chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế

Dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế được thiết kế trên cơ sở xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh. ...

Khoa học công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025)

Quang cảnh hội nghị Theo báo cáo từ Cục Thủy lợi, Việt Nam đã xây dựng được hơn 900 hệ thống thủy lợi có quy mô phục vụ từ 200 ha trở lên; trong đó, có 122 hệ thống vừa và lớn phục vụ trên 2.000 ha, hơn 40.000 km đê sông và đê biển đã được xây dựng...

Kịp thời chủ trương của Đảng và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, điểm nghẽn về thể chế, quyết định các vấn đề quan...

(MPI) - Chiều ngày 12/11/2024, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo giải trình về kinh tế - xã hội và nhấn mạnh, hầu hết ý kiến khẳng định chúng ta đã đạt được những...

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế

(MPI) - Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, chiều ngày 12/11/2024, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 426 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng...

Mới nhất