Trang chủMultimediaẢnhĐỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi...

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang



Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang


Chủ nhật, ngày 04/02/2024 19:30 PM (GMT+7)

Ở miền Tây, vào những ngày Tết cổ truyền, ngoài món bánh tét đặc trưng thì món bánh phồng cũng là món bánh không thể thiếu trong mỗi gia đình. Vào những ngày cận Tết, tại làng nghề bánh phồng có tuổi đời gần trăm năm ở An Giang luôn đỏ lửa xuyên đêm để đủ hàng bán Tết.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 1.

Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ (ở ấp Thượng 3, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), cách trung tâm TP.Long Xuyên khoảng gấn 38 km và trung tâm TP.Châu Đốc khoảng chừng 40 km.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 2.

Theo anh Trần Tuấn Linh (một trong những hộ làm nghề quết bánh phồng lâu đời ở Phú Mỹ), chia sẻ: Theo những người lớn tuổi kể lại thì làng nghề bánh phồng Phú Mỹ ra đời từ thời mà người dân mới biết trồng nếp, khoảng hơn 100 năm. Hiện tại, nơi đây có hơn 50 hộ gia đình tham gia sản xuất bánh phồng. Trong đó, gia đình bà Ngô Thị Dờn, Lê Minh Đơn, Trần Văn Tâm,.. được xem là những hộ gia đình sản xuất bánh phồng lâu đời nhất ở thị trấn Phú Mỹ.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 3.

Anh Linh chia sẻ thêm, để làm ra được chiếc bánh phồng phải trải qua rất nhiều công đoạn và đòi hỏi rất nhiều sự khéo léo, chăm chỉ của người làm. Nguyên liệu chính để làm nên bánh phồng Phú Mỹ là nếp gặt, được trồng từ chính vùng đất Phú Tân. Sau khi chọn lọc nếp sẽ được đem ngâm nước trong 3 ngày 3 đêm rồi đãi sạch nước đục.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 4.

Ở làng nghề bánh phồng Phú Mỹ, thông thường những công đoạn làm bánh đầu tiên sẽ bắt đầu khoảng lúc 1 giờ sáng. Lúc này, người dân sẽ cho nếp vào nồi và đỏ lửa nấu chín. Mùi nếp thơm lừng lan tỏa khắp xóm.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 5.

Khi gà bắt đầu gáy, cũng là lúc nếp đã chín và được đem cho vào cối để quết nhuyễn. Ngày xưa, nếp được quết thủ công, người dân cho nếp vào cái cối đá và dùng chài bằng gỗ quết mịn. Công đoạn này rất nặng, thường là đàn ông làm. Ngày nay, công đoạn này đã được máy móc hỗ trợ nên nếp được quết rất nhanh.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 6.

Khi bột nếp được quết nhuyễn sẽ được chia nhỏ và cán bằng gỗ cán đều ra thành lớp mỏng, hình tròn, có bề hoành khoảng 20 cm. Nếu ở giai đoạn quết bánh rất cần sức mạnh của đàn ông, thì đến công đoạn cán bánh này lại cần độ khéo léo và tỉ mỉ của các mẹ, các chị, các em. Để ra được từng loại bánh có độ mỏng dày khác nhau thì công đoạn cán bánh sẽ quyết định tất cả. Nhưng với thời đại 4.0, ở làng nghề bánh phồng Phú Mỹ công đoạn cán bánh cũng được máy hỗ trợ.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 7.

Sau khi bánh được máy cán ra theo kích thước, người dân sẽ xếp bánh lên chiếu, để khi mặt trời vừa ló dạng, bánh sẽ được đem ra phơi. Theo người dân nơi đây cho biết, bánh được phơi vào buổi sáng sớm, với ánh nắng vừa phải sẽ làm cho bánh có độ dẻo vừa phải, thơm mà không bị khô và vỡ.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 8.

Bánh được xếp sẵn trên chiếu mang ra sân chờ nắng lên.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 9.

Bánh phồng nếp sau khi phơi nửa nắng đủ độ dẻo, thơm sẽ có màu vàng nhẹ rất đẹp.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 10.

Sau khi bánh được phơi đủ nắng, sẽ được đem vào chỗ mát để người dân tháo ra xếp lại thành từng chục, cho vào túi bảo quản.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 11.

Bánh phồng Phú Mỹ hiện có rất nhiều loại. Ngoài bánh phồng nếp truyền thống, còn có thêm bánh phồng mè sữa nước cốt dừa, bánh phồng mè đường mía dùng ăn sống, bánh sữa đường cát trắng, bánh phồng chuối, bánh phồng mì… Trong đó, bánh phồng mè và bánh phồng sữa được xem là 2 loại bánh phồng ngon nhất ở đây và được rất nhiều khách hàng đặt mua trong cả ngày thường và dịp Tết.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 12.

Để thưởng thức bánh phồng, bánh sẽ được đem nướng trên than đỏ. Chiếc bánh ban đầu chỉ nhỏ bằng cái đĩa nhưng khi được nướng lên thì căng phồng to như cái quạt mo. Giai đoạn nướng bánh phồng trên than củi cũng đòi hỏi rất nhiều sự khéo léo. Nướng sao bánh phải vừa chín tới, có độ giòn ngon vừa phải, không được khét.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 13.

Bánh sau khi nướng sẽ vừa xốp, vừa mềm. Vị béo của nếp,dừa, vị ngọt của sữa và đường đan xen cùng vị bùi của mè, chuối,… tạo nên hương vị thơm ngon rất riêng mà không loại bánh nào có được.

Đỏ lửa xuyên đêm quết bánh phồng tại làng nghề trăm tuổi ở An Giang- Ảnh 14.

Ở miền Tây, vào những ngày cận Tết, các gia đình sẽ đều mua vài chục bánh phồng để đêm 30 Tết, chờ đón giao thừa, sẽ dùng than đỏ tươi luộc bánh Tét nướng bánh phồng. Gia đình quây quần bên bếp lửa, vừa nướng bánh, vừa thưởng thức rất vui vẻ, ấm áp, sum vầy.

Hồng Cẩm – Bá Phúc



Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

HOT: Chuyên gia nhận định về hướng đi của bão số 4, hướng thẳng đất liền Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định về hướng đi của bão số 4. Nguồn: NCHMF.Ông nhận định như thế nào về áp thấp nhiệt đới, khi mạnh lên thành bão,...

“Thiên đường” du lịch sinh thái

Trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Nguyễn Văn Lương – Chủ tịch UBND xã Cự Nẫm (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Địa phương đang nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu để phấn đấu về đích nông thôn nâng cao vào...

Giữ an toàn cho học sinh

Các nhà trường đang tập trung dồn lực khắc phục hậu quả, vừa tổ chức dạy học, hạn chế ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian năm học 2024-2025. Với mục tiêu cao nhất là bảo đảm...

Các mức hỗ trợ của trường đại học với sinh viên 26 tỉnh thành bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, PGS, PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương, cho hay: "Theo kế hoạch, ngày 9/9 sinh viên sẽ học tuần đầu tiên năm học mới 2024-2025. Tuy nhiên, do ảnh hưởng...

Bài đọc nhiều

Xúc động tình người trong bão lũ được tái hiện qua tranh vẽ

Khoảnh khắc con người vật lộn với bão lũ, lãnh đạo, bộ đội hết lòng giúp đỡ nhân dân... được truyền tải qua bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" của họa sĩ Lê Sa Long. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão. Đây là 1 trong 13 bức thuộc bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" do họa sĩ Lê Sa Long vẽ trong 5 ngày, từ 10-14/9.  Thủ tướng Phạm Minh...

“Điều ước của em là các bạn nhỏ ở vùng thiệt hại bão lũ được đón Trung thu”

(Dân trí) - Những em nhỏ khiếm thị tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu bày tỏ ước mơ các bạn học sinh ở những vùng thiệt hại do bão lũ sẽ được đón Trung thu đầm ấm và ý nghĩa. Chiều tối 15/9, tại Hà Nội, báo Dân trí tổ chức chương trình Tết Trung thu "Vầng trăng cổ tích, dẫn lối yêu thương". Chương trình nhằm mang đến hơi ấm và trao gửi yêu thương tới các em nhỏ khiếm thị...

Bão Bebinca ‘càn quét’ thành phố Thượng Hải, Trung Quốc

TPO - Sáng 16/9, bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải, Trung Quốc với sức gió lên đến 151 km/h ở vùng gần tâm bão. Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão, Thượng Hải bước đầu ghi nhận một số thiệt hại về cơ sở hạ tầng. Vào 7h30 sáng 16/9, cơn bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải với sức gió tối đa gần tâm bão là cấp 14 (42 m/s), trở thành cơn bão...

Hàng nghìn người hành hương về Tòa thánh Tây Ninh

(Dân trí) - Tối 16/9, hàng vạn tín đồ Cao Đài từ khắp các tỉnh thành đổ về Tòa thánh Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) để chuẩn bị tham gia Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2024. Tối 16/9, hàng vạn tín đồ Cao Đài từ khắp các tỉnh thành đổ về Tòa thánh Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) để chuẩn bị tham gia Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2024. Hội yến Diêu Trì Cung là lễ...

Người trẻ về với Trung thu xưa qua đồ chơi truyền thống

Tết Trung thu là một trong bốn lễ tết lớn của người Việt, diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch. Dịp này, nhiều bạn trẻ muốn được trở lại với trung thu xưa qua những món đồ chơi truyền thống. Từ đầu tháng 8 âm lịch, nhiều hoạt động nghệ thuật về tết Trung thu Hà Nội được tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, Hàng Mã,... Tại đây, những sản phẩm...

Cùng chuyên mục

Vì sao công viên Hà Nội vẫn ngổn ngang cây đổ?

TPO - Đến hết ngày 17/9, đường phố Hà Nội đã cơ bản được dọn sạch cây xanh gãy đổ sau bão số 3. Tuy nhiên các công viên vẫn đang ngổn ngang.  Ghi nhận của PV Tiền Phong tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), nơi đây vẫn ngổn ngang như vừa sau cơn bão. ...

Mùa trăng thứ 7 của chương trình “điều ước cho con” đến với vùng cao tỉnh Thái Nguyên

NDO - Bước vào mùa trăng thứ 7, chương trình thiện nguyện “Điều ước cho con” đã tới với xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Năm nay chương trình diễn ra trầm lắng hơn bởi những ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nhưng ý nghĩa của chương trình thì vẫn vẹn nguyên và giúp nhiều hoàn cảnh khó khăn được chắp cánh bằng những món quà nhỏ. Tiếp nối chương trình “Điều...

Phố cổ Hà Nội chật cứng người đêm Trung thu

TPO - Tối 17/9 (tức rằm Trung thu), đông đảo người dân Thủ đô và du khách đổ về phố Hàng Mã để vui Tết Trung thu, nhiều tuyến đường chật cứng, hàng quán đông đúc, nhộn nhịp.     Tối 17/9 (ngày rằm Trung thu), phố Hàng Mã đông đúc người dân và du khách đổ về vui chơi Trung thu. Ngay từ chập tối, các ngã đường đổ về khu vực phố cổ đông nghẹt người và xe cộ. Các gia đình đưa...

Xuyên đêm vượt đường độc đạo trao cứu trợ tới bà con bị cô lập ở Lào Cai

(Dân trí) - Sau 12 tiếng di chuyển từ Hà Nội, đoàn báo Dân trí có mặt tại xã Việt Tiến (Bảo Yên, Lào Cai) - nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận lũ vừa qua, kịp thời trao tặng đồ cứu trợ tới bà con nơi đây. Bùn dâng cao hàng mét, điểm sạt lở dày đặc Gần 22h đêm ngày 16/9, dưới mái hiên tối mịt chẳng thể nhìn rõ mặt người, chị Lương Thị Đời cùng hàng...

Mới nhất

Những tháng cuối năm, lãi suất ngân hàng theo hướng nào?

DNVN - Ngân hàng Nhà nước đang chỉ đạo tiếp tục hạ lãi suất trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, xu hướng giảm lãi suất còn phụ thuộc vào yếu tố lạm phát...

Hai dự án nút giao ở phía Đông TP.HCM có nguy cơ chậm tiến độ

Do vướng mắc quy định và quá trình thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh nên dự án nút giao An Phú và nút giao Mỹ Thuỷ tại TP.Thủ Đức thi công chậm tiến độ. Trong báo cáo về tình hình thực...

Đồng Nai chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị hơn 72.000 tỷ đồng

Đồng Nai chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị hơn 72.000 tỷ đồngUBND tỉnh Đồng Nai vừa chấp thuận cho Liên danh 5 nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị Hiệp Hòa, với tổng mức đầu tư hơn 72.000 tỷ đồng. ...

Xi măng Thành Thắng vận hành dây chuyền 5, công suất 2,3 triệu tấn/năm

Xi măng Thành Thắng vận hành dây chuyền 5, công suất 2,3 triệu tấn/nămLễ đốt lò dây chuyền số 5 vừa được Công ty CP xi măng Thành Thắng Group thực hiện, chính thức đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất xi măng chịu mặn bền sunfat tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. ...

CEO Chứng khoán Nhất Việt muốn thoái 6,34% vốn

Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 18/9 đến 17/10/2024 thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Cùng thời gian này, một công ty đầu tư tài chính liên quan đến nữ Chủ tịch Chứng khoán Nhất Việt cũng đang đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu. ...

Mới nhất

TPHCM ra công văn khẩn